Tình hình đào tạo nghề trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 27 - 29)

Phương pháp dạy nghề hiện đại của nước ngoài đã góp phần đáng kể cải thiện trình độ dạy nghề và học nghề. Những mô hình đào tạo nghề được coi là hiệu quả như CHLB Đức, Na Uy hay Nhật Bản, Hàn Quốc…sẽ góp phần cung cấp một số kinh nghiệm cho chúng ta tham khảo:

2.2.1.1 Đào tạo nghềở Cộng hòa Liên bang Đức

Ở CHLB Đức, hệ thống đào tạo nghề là sự kết hợp giữa việc học trong một môi trường có sự gần gũi với thực tế sản xuất của công ty và một cơ sở có năng lực chuyên môn về sư phạm và nghiệp vụ dạy nghề của các trường nghề. Theo đó các công ty tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của công ty, còn nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết về cơ bản nhiều hơn. Do phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 triển trên hai nền tảng kết hợp như vậy, nên hệ thống đào tạo nghề này còn gọi là hệ thống kép. Bộ Luật đào tạo nghề năm 1969 áp dụng ở CHLB Đức được coi là nền tảng cơ bản của sự phát triển hệ thống đào tạo kép. Bộ luật này đã đưa ra các điều lệ chi tiết và tích cực, nhấn mạnh trách nhiệm của xã hội đối với việc đào tạo nghề. Đồng thời bảo đảm cho các nhóm xã hội quan tâm đến đào tạo nghề, chủ yếu giới chủ sử dụng lao động và người lao động có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hệ thống đào tạo nghề và khả năng tổ chức đào tạo của toàn đất nước. Ngoài ra, Bộ Luật này còn là cơ sở pháp lý cho hệ thống đào tạo kép thành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chủ chốt ở CHLB Đức.

ỞĐức không thể nào có một người được gọi là thợđiện, thợ hồ, thợ hớt tóc hay bất cứ nghề nào mà không có bằng cấp học nghề, nghĩa là đã tốt nghiệp học nghề theo quy định của nhà nước. Và công việc của họ rất chuẩn mực, rất tiêu chuẩn hóa. Người học nghề còn phải học văn hóa, lại có cơ hội để học thêm về quản trị nếu họ muốn, để sau này tự khởi nghiệp và học cảđạo đức kinh doanh.

Có thể khẳng định, hệ thống đào tạo nghề là mô hình đào tạo chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống đào tạo ở CHLB Đức, được thế giới công nhận là mô hình đào tạo tiên tiến với mục đích chính là phát triển một lực lượng lao động chất lượng cao với quy mô ngày càng tăng. Ở Châu Âu, Đức có lẽ là nước có mạng lưới giáo dục nghề tốt nhất, dày đặc nhất. Pháp có thể có số tiến sĩ đông hơn Đức nhưng ngược lại lực lượng lao động được đào tạo nghề ở Đức là hùng mạnh hơn bất cứ nước nào.

2.2.1.2 Đào tạo nghềở Nhật Bản

Mô hình đào tạo tại công ty là mô hình đào tạo chủ yếu tại Nhật Bản. Chương trình học kiến thức thực hành nghề nghiệp phải được thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá trình làm việc. Phương thức thực hiện đào tạo kiến thức thực hành nghề là các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí và tự học.

2.2.1.3 Đào tạo nghềở Na Uy

Mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”, nghĩa là 2 năm học đại cương và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như mô hình “1+3” ( 1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), “mô hình 0+4” (cả 4 năm học nghề)…

Về nội dung chương trình dạy nghề sẽ do các tổ chức ba bên cấp quốc gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Nội dung đào tạo được soạn thảo dựa trên nguyên tắc: Xây dựng kiến thức cơ bản vềđọc, viết, làm toán, khoa học, ngoại ngữ và các kĩ năng thực tiễn. Các tổ chức ba bên cấp khu vực, Ban đào tạo chịu trách nhiệm xác định quy mô đào tạo nghề, kinh phí của chính phủ cho đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, giám sát và tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉđào tạo nghề…

Theo đánh giá của tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống đào tạo nghề của Na Uy khá toàn diện và ít khiếm khuyết khi kết hợp quá trình đào tạo nghề với chương trình giáo dục phổ thông. Sự kết hợp này đã tạo điều kiện để những người thợ có thể học lên cao hơn khi họ muốn để có một tương lai sự nghiệp vững vàng hơn.

2.2.1.4 Đào tạo nghềở Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong các nước có nền kinh tế phát triển “thần kỳ”, của các nước Đông Á nỗ lực đầu tư đào tạo nghề là một trong những bí quyết thành công của họ. Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc nâng cao chất lượng lao động nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường. Do đó, tập trung huy động vốn cho đào tạo nghề là cách làm của Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 27 - 29)