4.3.3.1 Cải tiến nội dung chương trình đào tạo a) Mục đích
Để nội dung chương trình đào tạo của Trường luôn phù hợp với trình độ phát triển thực tế. Nội dung chương trình đào tạo có sự mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành tay nghề về kỹ năng thích ứng của HS - SV đối với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất của DN có cấu trúc linh hoạt phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường lao động cũng như người học.
Rèn luyện đạo đức, ý thức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp trong sản xuất. Đảm bảo liên thông giữa các bậc học, ngành học để cho người học có thể học lên cao hơn.
Tất cả mục đích trên bắt buộc nhà Trường phải luôn chú trọng đến công tác xây dựng và đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
b) Giải pháp
Nguyên tắc chung là coi trọng và phát triển kỹ năng nghề của người học, tăng tư duy, tạo mọi điều kiện để người học có thể trực tiếp tiếp xúc với sản xuất thực tế với công nghệ hiện đại.
Tiến hành rà soát nâng cấp các bộ nội dung chương trình đào tạo các nghề của Trường theo đúng chương trình khung qui định của Bộ Lao động thương binh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 và Xã hội ban hành theo Quyết định số 01/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 04/01/2007, với thời lượng thực hành không nhỏ hơn 70% thời gian đào tạo toàn khóa.
Nội dung các chương trình đào tạo phải cập nhật được các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất đểđào tạo gắn được với sử dụng và tạo điều kiện cho HS – SV nắm được công nghệ mới hiện đại thuận tiện cho việc làm sau tốt nghiệp.
Trong bối cảnh hiện nay ngoài mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, nhà Trường cần định hướng đào tạo nguồn lực để đáp ứng thị trường toàn cầu. Trước yêu cầu đó ngoài đào tạo giỏi kỹ năng chuyên môn, nhà Trường cần đào tạo sâu thêm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch công việc, kỹ năng tin học.
Để đảm bảo sát với chương trình mục tiêu, nhà Trường cần tổ chức các nhóm chuyên gia khảo sát, đánh giá chi tiết các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động.
Rà soát lại các nội dung chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Xây dựng chương trình chi tiết trong đó có xem xét đến trọng số các môn học cho từng ngành nghềđào tạo, để từđó có sựđiều chỉnh cho phù hợp.
Sau mỗi khóa học nhà Trường cần có một quy trình thu thập thông tin từ phía người học đểđánh giá chương trình đào tạo, các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia trong việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo.
Với từng môn học đặc biệt trong đào tạo nghề một số môn học do tính chất đặc thù, chương trình môn học được chia nhỏ ra chương trình module. Kết hợp chặt chẽ giữ lý thuyết và thực hành theo từng phần của môn học.
Nhà trường cần có sự nghiên cứu, hợp tác với các chủ doanh nghiệp tham gia vào quá trình biên soạn chương trình đào tạo. Thông qua các hội nghị, hội thảo nhà trường lắng nghe và tiếp nhận sựđánh giá và góp ý từ nhà sử dụng cho “sản phẩm đào tạo”. Thực tế cho thấy, đây là cách thức rất hiệu quả để nhà trường nắm bắt được những yêu cầu về kiến thức chuyên môn cũng như tư chất đạo đức mà doanh nghiệp cần đến ở những sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 Trong những năm tới tiến hành áp dụng một số chương trình đào tạo nghề tiên tiến của nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam tại Trường.
Cần phải tăng cường các hình thức hợp tác quốc tế về dạy nghề như trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, tập huấn, liên kết đào tạo nước ngoài những nghề mà ở Việt Nam chưa đủđiều kiện đểđào tạo.
4.3.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học a) Mục đích
Qúa trình dạy học bao gồm hai quá trình: quá trình dạy và quá trình học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học cũng bao gồm việc đổi mới phương pháp dạy của GV và đổi mới phương pháp học của HS - SV.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm:
- Giáo dục học sinh biết cách tự học và hợp tác trong học tập
- Giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong biện pháp và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thứ mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới trong đó có kỹ năng tựđánh giá năng lực của bản thân HS - SV.
- Đảm bảo hài hòa giữa dạy kiến thức, rèn luyện đạo đức, rèn luyện chuyên môn, chú trọng rèn luyện tay nghề thực hành.
- Hạn chế phương pháp giảng dạy truyền thụ chỉ thiên về truyền thụ, lý thuyết một chiều, coi nhẹ thực hành, quá coi trọng yêu cầu ghi nhớ kiến thức, sự kiện làm cho HS - SV thụ động, làm hạn chế sự phát triển tư duy phê phán, suy nghĩ độc lập dẫn đến lúng túng trong giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập, trong lao động, sản xuất.
b) Giải pháp
Áp dụng mạnh trong Trường các phương pháp giảng dạy tiên tiến: như tích cực hóa người học; lấy người học làm trung tâm; phương pháp thảo luận nhóm và tự học tự nghiên cứu…Coi trọng đúng mức thực tập, thực hành trong chương trình đào tạo, gắn thực hành của HS – SV với làm ra sản phẩm thương mại. Khuyến khích HS - SV học trên mạng và thư viện (với các môn học lý thuyết).
+ Đối với nội dung bài giảng lý thuyết: nên kết hợp hài hòa phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thảo luận nhóm…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 + Đối với nội dung bài giảng thực hành: nên sử dụng phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lý tình huống cụ thể, phương pháp trực quan tổ chức tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp để tiếp cận thực tế sản xuất.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Đây là điều kiện không thể thiếu đểđảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học được thành công. Khi ứng dụng công nghệ thông tin các giáo viên cần phải dành nhiều thời gian hơn để xây dựng, thiết kế bài giảng để buổi giảng đạt hiệu quả cao. Cần tuyệt đối tránh tình trạng giáo viên lên lớp chiếu nội dung học tập và đọc, HS - SV nhìn và chép.
Đổi mới phương pháp dạy học phải thực hiện đồng thời đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS - SV, hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS - SV trong quá trình học tập nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS - SV phải tập trung vào việc đánh giá tính tích cực, sáng tạo của HS - SV. Cần loại bỏ cách kiểm tra học thuộc, dập khuôn máy móc. Giáo viên nên sử dụng đề kiểm tra dạng học hiểu, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế, tránh rập khuôn máy móc.
Tăng cường tổ chức các Hội giảng để giáo viên có cơ hội trau dồi, rèn luyện kỹ năng sư phạm. Tổ chức định kỳ họp tổ bộ môn để trao đổi phương pháp dạy có hiệu quả.
Đối với giáo viên dạy thực hành thường xuyên mở các hội thi tay nghề cho giáo viên cũng như cử giáo viên tham gia các cuộc thi tay nghề cấp tỉnh hoặc cấp toàn quốc.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các cuộc thi hội thảo về thiết bị chuyển giao công nghệ tiên tiến của các ngành nghề, tham quan học hỏi những cơ sở sản xuất nhằm cập nhật và bổ sung những kiến thức mới để đưa vào các bài giảng thực hành với mục đích gắn thực hành vào thực tế sản xuất, tránh đào tạo xa vời thực tiễn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, dự giờ đột xuất đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thanh tra công tác thực hành, thực tập, thực tế.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, cụ thể: + Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 + Kỹ năng tổ chức kế hoạch tự học: kỹ năng nghe giảng và ghi chép; kỹ năng đọc tài liệu; kỹ năng hệ thống hóa và khái quát hóa hoạt động tự học; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá trong hoạt động tự học.
Rèn luyện khả năng hợp tác trong học tập
Giúp HS - SV tích cực chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới, trong đó có kỹ năng tựđánh giá năng lực của bản thân HS - SV.
4.3.3.3 Tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đào tạo a) Mục đích
Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu, là vấn đề sống còn của nhà trường. Đảm bảo chất lượng đào tạo vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển trường nhanh và bền vững.
Chất lượng đào tạo của trường (người học sau tốt nghiệp) về mọi mặt phải đạt chuẩn quốc gia tiến tới đạt chuẩn trình độ của khu vực và quốc tế.
Để đảm bảo chất lượng, phải luôn luôn tự đánh giá, kiểm tra chất lượng theo các hệ thống tiêu chuẩn và bằng nhiều phương pháp, nhiều nguồn thông tin để có giải pháp điều chỉnh cho thích hợp, nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
Nhà trường phấn đấu để được cấp chứng chỉ ISO về chất lượng đào tạo vào năm 2018.
b) Giải pháp
Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo của trường theo Tiêu chí và tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm 8 lĩnh vực: mục tiêu và nhiệm vụ; tổ chức và quản lý của trường; hoạt động dạy và học; giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý; chương trình và giáo trình; thư viện; cơ sở vật chất, thiết bịđồ dung dạy học; quản lý tài chính; các dịch vụ cho người học nghề.
Kiểm định theo điều tra đánh giá của thị trường bằng cách thu thập ý kiến khách hàng về ngành nghề đào tạo, chất lượng… qua phiếu thăm dò và tổ chức hội nghị khách hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 - Chất lượng tuyển sinh
- Chất lượng tổ chức quá trình đào tạo
- Chất lượng về nguồn nhân lực đã qua đào tạo
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong đào tạo và tổ chức hoạt động của nhà trường nhằm khẳng định đẳng cấp khu vực và quốc tế của trường thực hiện vào giai đoạn 2016 – 2020.
4.3.3.4 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất a) Mục đích
Phấn đấu nhanh cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế”, tiến tới đạt chuẩn khu vực Đông Nam Á.
b) Giải pháp
Điều chỉnh lại quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng của Trường (Qui hoạch ban hành theo Quyết định 2298/QĐ-BNN-XD ngày 09/8/2006)
Quy hoạch lại theo hướng:
+ Cơ sở I (Dân Tiến – Khoái Châu) là trụ sở chính là trung tâm đào tạo và hành chính của Trường, sẽ mở rộng thêm 12,0 ha đến năm 2020 và tập trung xây dựng các công trình giảng đường, nhà làm việc, thư viện, KTX xây cao tập trung để tiết kiệm diện tích đất. Các công trình nhà xưởng, phòng thực hành kiến trúc theo kiểu nhà khung thép tiền chế.
+ Cơ sở II (Minh Châu – Yên Mỹ) là cơ sở thực hành, bến, bãi tầu máy thi công và văn phòng làm việc của Khoa tàu cuốc, đồng thời bố trí để đào tạo cho các lớp đại học tại chức hệ liên kết. Giữ nguyên diện tích mặt bằng cơ sở II như hiện trạng.
Quy hoạch lại các xưởng thực hành, các phòng thí nghiệm theo hướng tập trung trang thiết bị, phân khu và theo khoa, đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.
Đầu tư trang thiết bị giảng dạy, học tập nghiên cứu theo hướng đồng bộ, thiết thực và từng bước hiện đại cho từng giai đoạn phát triển phù hợp, đặc biệt là đầu tư cho các nghề trọng điểm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 Điều tra, đánh giá tổng thể thực trạng chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành hiện có so với quy mô đào tạo, mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực hiện sản xuất tại các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay mới, bổ sung trang thiết bị hiện đại.
Thúc đẩy phong trào và đầu tư có thỏa đáng cho việc nghiên cứu và sáng chế các thiết bị cũng như mô hình dạy học tự làm của thầy, cô giáo trong nhà Trường để đáp ứng một phần trang thiết bị còn thiếu trong nhà Trường. Trong điều kiện nguồn kinh phí đầu tư cho mua sắm trang thiết bị còn hạn hẹp, sáng chế của giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Cần có cơ chế khuyến khích để GV tích cực viết sách giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo có chất lượng dưới dạng sách hoặc file để sử dụng trong Trường.
Xây dựng khu giảng đường lớn với các trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại đạt chuẩn quốc gia.
Đầu tư nâng cấp thư viện theo hướng thư viện điện tử và tham gia mạng lưới các thư viện trong nước. Có phòng đọc thư viện bảo đảm theo tiêu chuẩn (có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho 15% sinh viên và 25% cán bộ, giáo viên; diện tích đảm bảo 1,8 m2 / chỗđọc và 1,5 m2 / chỗđọc đối với thư viện điện tử).
Thư viện nhà Trường cần chủđộng để cung cấp thêm về mặt số lượng các giáo trình (đảm có 10 -15 đầu sách/người học), tài liệu tham khảo, tài liệu học tập chuyên ngành trong và ngoài nước cho giáo viên và HS - SV, các giáo trình này cần cập nhật những kiến thức mới, hiện đại.
Xin đất mở rộng thêm mặt bằng cơ sở chính thêm 12 ha.
Đề nghị Nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng Dự án “Xây dựng và mở rộng trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy lợi giai đoạn 2007-2010” đã được Bộ duyệt tại Quyết định 446/QĐ-BNN-XD ngày 14/02/2007 và số 2137/QĐ-BNN-XD ngày 15/07/2008. Huy động các nguồn kinh phí khác để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở vật chất của nhà Trường trong từng giai đoạn chiến lược phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93
4.3.3.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ a) Đội ngũ giáo viên
Mục đích xây dựng đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên của Trường có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao với 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, được tuyển chọn, bồi dưỡng nghiêm túc về trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm và đạo đức tư cách.
Xây dựng đội ngũ giáo viên với 40% thạc sỹ và tiến sỹ (trong đó tiến sỹ đạt 3- 5%) vào giai đoạn 2015 - 2020. Giáo viên thực hành đạt chuẩn trình độ chuyên gia đạt 35%.
Đạt tiêu chuẩn: 01 giáo viên/15 học sinh, sinh viên quy đổi vào giai đoạn 2015 – 2020, còn giai đoạn 2010 – 2015 tỉ lệ này đạt 1/20.
Chất lượng giáo viên là cái gốc của chất lượng giáo dục – đào tạo. Đểđáp