Phạm Thị Liên Hương (2013), đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội”. Đề tài đã phản ánh thực trạng đào tạo nghề của trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thời gian tới. Theo tác giả, chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đầu vào còn thấp, ý thức học tập của người học còn kém, đội ngũ giáo viên trình độ hạn chế và thiếu nhiệt tình.
Trương Ngọc Tâm (2013), đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Xây dựng Bắc Ninh”. Đề tài khẳng định công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả,qui mô đào tạo ngày càng mở rộng, chất lượng đã được nâng cao so với trước. Đề tài cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém về chất lượng đào tạo nghề của nhà trường trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhà trường chưa liên kết được với các doanh nghiệp đểđưa sinh viên đi thực tập tại các cơ sở sản xuất nên tay nghề các em sau khi ra trường thấp, chưa được doanh nghiệp đón nhận. Đề tài khẳng định để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thời gian tới nhà trường cần gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp đưa sinh viên đi tham quan, học tập và rèn nghề tại cơ sở sản xuất đồng thời chú ý nâng cao chất lượng cơ sở thực tập nghề tại trường và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Nguyễn Văn Chan (2010), đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Thủy sản Từ Sơn, Bắc Ninh”. Đề tài đã cung cấp các phương pháp định lượng và định tính đểđánh giá chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng. Đề tài cũng đã phản ánh được thực trạng chất lượng đào tạo của Trường cao đẳng Thủy sản thời gian qua. Theo đó, chất lượng đào tạo của trường tuy có tăng lên theo thời gian nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Theo ý kiến của người học, chất lượng đào tạo của trường thấp là do hệ thống giáo trình bài giảng lạc hậu không phù hợp thực tế, đội ngũ giảng viên kiến thức không cập nhật, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thiếu, sinh viên không được làm thí nghiệm không được đi thực tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thời gian tới của trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi
3.1.1.1 Thông tin chung về Trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy lợi
Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thuỷ lợi
Tên tiếng Anh: Mechaelectric and Water Resources Vocational college Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trụ sở chính của trường: Xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Sốđiện thoại: 0321.3713.043
Số Fax: 0321.3713.103 E-mail: cđncodien-tl.edu@vnn.vn
Website : www.mwc.edu.vn
Năm thành lập: 1968
Năm được nâng cấp lên trường cao đẳng nghề: 2008 Loại hình trường: Công lập
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thuỷ lợi được nâng cấp lên hệ cao đẳng theo quyết định số 255/QÐ/BLĐTBXH ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở tổ chức lại Trường Trung cấp nghề Cơđiện và Thủy lợi. Tiền thân của Trường Trung cấp nghề Cơđiện và Thủy lợi là Trường Công nhân Tàu Cuốc thành lập ngày 27/6/1968, trường duy nhất của cả nước đào tạo công nhân kỹ thuật vận hành tàu cuốc. Hơn 40 năm hình thành và phát triển, nhà Trường đã trải qua nhiều giai đoạn với những dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của Nhà trường.
• Giai đoạn đầu (1968 – 1973)
Năm 1968 Trường được thành lập chính thức đi vào hoạt động và trực thuộc công ty Tầu cuốc I. Nhiệm vụ của Trường lúc này là đào tạo thợ tầu cuốc và thợ máy vận hành tầu hút bùn và bồi dưỡng nâng bậc thợ trực tiếp cho công ty. Qui mô đào tạo nhỏ khoảng 100 đến 180 học sinh mỗi năm. Ðây là thời kỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 chiến tranh ác liệt Nhà trường phải sơ tán đi nhiều nơi: từ Lâm Thao - Phú Thọ rồi chuyển về huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Hưng nay là tỉnh Hải Dương. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trường chủ yếu được tuyển dụng từ bộ đội chuyển ngành sang.
• Giai đoạn II (1974 – 1986)
Từ năm 1974 đến 1976 trường được nâng cấp trực thuộc Bộ Thủy Lợi, làm nhiệm vụđào tạo công nhân kỹ thuật vận hành máy tàu và vận hành điện của tàu hút bùn phục vụ cho không chỉ công ty mà còn cho các công ty tầu cuốc các địa phương đang phát triển rất mạnh. Nhà trường đóng tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tiếp quản cơ sở của trường Công nhân Cơ điện Thủy lợi và Viện Ðiều dưỡng Thủy lợi diện tích khoảng 2 ha nằm trên địa bàn 2 xã Dân Tiến và Ðồng Tiến. Cơ sở vật chất trường bắt đầu được đầu tư xây dựng. Qui mô đào tạo 2 loại thợ trên mỗi năm từ 150 đến 200 học sinh. Năm 1976 Trường tách một bộ phận vào Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh để giúp công ty tầu cuốc II thành lập Trường công nhân Tầu cuốc II.
• Giai đoạn III (từ 1986 – 1994)
Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo của Ðảng, Nhà trường đã thực hiện đa dạng hóa ngành nghề đào tạo mở thêm 2 nghề mới là vận hành bơm điện và vận hành thuỷđiện nhỏ. Thực hiện đa dạng hoá loại hình đào tạo: đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tại trường, tại cơ quan xí nghiệp vì thế mà quy mô đào tạo tăng gấp đôi so với giai đoạn trước, đặc biệt là phát triển đào tạo ngắn hạn nghề vận hành bơm điện 3 tháng, 6 tháng cho các Sở thủy lợi Hà Tây; Hải Hưng có năm đạt tới 300 người.
• Giai đoạn IV (từ 1995 -2006)
Sau nghị quyết BCH Trung ương lần hai khoá VIII và nghị quyết TW6 khoá IX, Nhà trường đã có bước phát triển mạnh. Qui mô đào tạo dài hạn tăng hàng năm với nhịp điệu 10 – 15%.
Ngành nghề đào tạo chính qui tăng từ 4 nghề lên tới 15 nghề. Ngoài đào tạo chính qui, phi chính qui, hợp đồng ngắn hạn còn liên kết với một số trường đại học mởđào tạo đại học tại chức, cao đẳng chuyên tu tại trường. Qui mô đào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 tạo tới 1300 học sinh chính qui, 500 - 600 học sinh ngắn hạn, 180 – 20íninh viên. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đã lớn mạnh.
Ngoài nhiệm vụđào tạo nhân lực cho 2 công ty tầu cuốc của Bộ, các công ty tầu cuốc của địa phương và các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong vùng, nhà Trường còn đẩy mạnh đào tạo cho nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ngành nghề nông thôn như: đào tạo nghề cơđiện nông thôn; cấp thoát nước nông thôn - đô thị, quản trị doanh nghiệp nhỏ nông thôn.
Ðồng thời có bước chuyển mới đào tạo cho CNH - HÐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo cho đối tượng là nông dân bị nhà nước thu hồi đất, đào tạo nghề miễn phí cho nông dân và đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động. Từ năm 2006 Nhà trường đã được 2 Bộ giao chỉ tiêu tuyển học sinh năm thứ 2 đi lao động tại Hàn Quốc theo Luật cấp phép mới của Chính phủ Hàn Quốc và chọn học sinh tốt nghiệp đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.
Giai đoạn này, nhà Trường đã có bước phát triển mới vượt bậc: cả về qui mô, đội ngũ và chất lượng đào tạo. Qua các kỳ hội giảng của giáo viên; hội thi học sinh giỏi nghề của học sinh cấp Tỉnh (Bộ), cấp Quốc gia giáo viên và học sinh của trường tham dựđều đạt giải cao: 10 thầy cô đạt giải cấp Quốc gia trong đó : 01 giải nhất; 05 giải nhì; 04 giải ba. Tại các hội thi học sinh giỏi nghề cấp Bộ, Tỉnh và Quốc gia, học sinh của trường tham dự đạt: 04 giải Quốc gia (có 1 giải được chọn tham dự thi ASEAN); 09 giải cấp Bộ (có 04 giải nhất; 01 giải nhì; 02 giải ba; 2 giải khuyến khích). Học sinh của Trường tốt nghiệp ra trường đều có việc làm và thu nhập khá.
Cơ sở vật chất của Trường bắt đầu được đầu tư theo hướng đồng bộ và hiện đại: Dự án nâng cấp trường Công nhân Tầu cuốc giai đoạn I (1997- 2001) với tổng mức 5,3 tỷđồng đã làm bộ mặt Trường thay đổi cơ bản. Hàng năm bằng nguồn kinh phí mục tiêu chương trình kết hợp với nguồn vốn tiết kiệm chi thường xuyên và vốn tự có, nhà trường thường đầu tư từ 1,8 đến 2,3 tỷ đồng để mua sắm thiết bị, dụng cụđào tạo hiện đại. Ðồng thời áp dụng phương pháp đào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 tạo tiên tiến, gắn đào tạo với sản xuất làm ra sản phẩm (hàng năm sản lượng đạt từ 500 triệu đến 1,2 tỷđồng).
• Giai đoạn V (từ 2/2007 – 12/2007)
Trường chuyển đổi thành Trung cấp nghề với tên mới trường Trung cấp nghề Cơđiện và Thuỷ lợi (Quyết định số 431/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/02/2007. Qui mô tuyển sinh hàng năm là 750 trung cấp nghề và 600 sơ cấp nghề. Mặt bằng của Trường được mở rộng thêm 3,4 ha.
Nhà trường đã được Bộ phê duyệt Qui hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng Trường đến năm 2015 (Quyết định số 2298/QÐ-BNN-XD ngày 09/8/2006 của Bộ trưởng) và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trường với tổng mức 47,1 tỷ đồng trong giai đoạn 2007-2012 (Quyết định số 446/QÐ-BNN-XD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng). Nhà trường cũng được UBND tỉnh Hưng Yên cấp 3,4 ha thuộc xã Dân Tiến để thực hiện Dự án (Quyết định số 2050/QQÐ-UBND ngày 12/10/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên).
Nhà trường cũng hoàn thành Ðề án phát triển Trường giai đoạn 2007-2010 và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào qui hoạch là Trường trọng điểm giai đoạn 2007-2010 của Ngành. Với những thành tích đã đạt được trong năm học, Nhà trường đã vinh dựđược Chính phủ tặng thưởng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2006-2007 và được 2 Bộ xem xét nâng cấp.
• Giai đoạn VI (từ 2/2008 đến nay).
Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thuỷ lợi (Quyết định số 255/QĐ-BLĐTBXH ngày 21/01/2008. Qui mô tuyển sinh năm 2008 là 400 cao đẳng nghề, 850 trung cấp nghề và 600 sơ cấp nghề. Nhà trường đã thực sự bước sang giai đoạn phát triển mới cả về chất và lượng. Nhà trường đã và đang xây dựng thương hiệu mới của mình. Thành tích mà Trường đã đạt được: 01 Huân chương Lao động hạng nhất; 01 Huân chương Lao động hạng nhì; 03 Huân chương Lao động hạng ba; 01 Huân chương Chiến công hạng ba; Cờ Thi đua của Chính phủ; Cờ Ðảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm 2000-2004; 03 Cờ Ðơn vị xuất sắc của Bộ; 02 Cờ Ðơn vị dẫn đầu phong trào thi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 đua khối giáo dục tỉnh Hưng Yên và nhiều bằng khen. Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý
Sơđồ 3.1: Tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy lợi
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường đã dần hoàn thiện, bộ máy của Trường hiện có 5 phòng chức năng, 6 khoa chuyên môn và 2 trung tâm dịch vụ (sơ đồ 3.1). Đến nay về cơ bản nhà Trường đã xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động thống nhất có hiệu quả từ Ban Giám hiệu đến các bộ phận công tác phòng, khoa… góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhà Trường.
3.1.3. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Trường có sự thay đổi rõ rệt của một số hạng mục công trình. Cụ thể là: có sự tăng lên của diện tích xưởng thực hành là 480 m2 của năm 2013 so với năm 2011. Chứng tỏ nhà Trường chú trọng vào kỹ năng thực hành nghề của HS - SV nên chú trọng nhiều vào việc mở rộng xưởng thực hành tạo điều kiện tốt nhất cho HS - SV học tập. Khu thể thao cũng có sự tăng lên mạnh mẽ từ 1800m2 lên 5400m2 tăng 3600m2. Nhà trường đầu tư nhiều vào sân chơi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 tập thể thao cho HS – SV, có sức khỏe là có tất cả, học nghề thực hành nhiều vất vả sau những giờ học tập có những khoảng thời gian rèn luyện sức khỏe cho tinh thần thỏa mái. Một số diện tích khác như: trạm biến áp, trạm cấp nước sạch, nhà thường trực, nhà để xe, nhà kho, cầu dân sinh, sân đường... có sự tăng lên 1480 m2 năm 2013 so với 2011, nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho nhu cầu sinh hoạt của học sinh – sinh viên để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
Bảng 3.1 Thông tin về nhà xưởng của Trường trong 3 năm 2011 – 2013
ĐVT: m2 Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích hạng mục công trình - Khu hiệu bộ 1.476 1.476 1.476 - Phòng học lý thuyết 3.212 3.212 3.212 - Xưởng thực hành 4.966 4.966 5.446 - Khu phục vụ 1.276,5 1.276,5 1.276,5 + Thư viện 430 430 430 + Ký túc xá 5.356 5.356 5.356 + Nhà ăn 1052 1052 + Trạm y tế 84 84 84 + Khu thể thao 1.800 5.400 5.400 - Khác (trạm biến áp, trạm cấp nước sạch, nhà
trường trực, nhà để xe, nhà kho, cầu dân sinh, sân đường... )
49.761 49.761 51.241
Nguồn: Báo cáo kiểm định chất lượng Trường, 2013
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Cách tiếp cận
3.2.1.1 Cách tiếp cận có sự tham gia
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thểđược điều tra. Thu thập, phân tích hoạt động đào tạo, tuyển sinh, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý… của trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 lợi có sự tham gia đánh giá của các cán bộ quản lý, giáo viên, HS - SV đang học tập trong trường. Vấn đề nghiên cứu sẽ được đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của chất lượng đào tạo nghề tại Trường.
Phương pháp tiếp cận này cũng sẽ nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Đề tài sử dụng cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết và có thể làm được những gì?
3.2.1.2 Tiếp cận hệ thống
Phương pháp này sử dụng nhằm nghiên cứu khảo sát hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, kết quả đào tạo của các hệ đào tạo trong trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy lợi. Sử dụng phương pháp tiếp cận