Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 30 - 32)

Từ những bài học về tình hình đào tạo nghề tại Việt Nam và các nước nêu trên, chúng ta có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam:

Với phương pháp đào tạo nghề tại CHLB Đức Chính phủ Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới mục tiêu đào tạo nghề; đó là đào tạo nghề luôn song hành với nền kinh tế. Nâng cao năng lực phát triển bền vững đang là chủđề hiện tại và tương lai của nhiều quốc gia và nó liên quan mật thiết đến đào tạo nghề. Ngày càng cần những công nhân để thực hiện những ý tưởng phát triển bền vững. Ở Việt Nam có hiện tượng sinh viên được đào tạo ra trường nhưng lại thất nghiệp vì có quá nhiều sinh viên cùng học ngành đó. Chính vì vậy, chúng ta cần thay đổi “đào tạo nghề luôn song hành với nền kinh tế”.

Các cơ sở dạy nghề ở Na Uy có sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng liên quan. Đặc biệt là có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức giới chủ, Công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phương. Trái lại thị trường lao động Việt Nam đang bị các DN “thả nổi”. Các DN và các trung tâm dạy nghềở Việt Nam chưa thực sự bắt tay hợp tác với nhau nên mới có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 tình trạng thợ đào tạo ra không đáp ứng nhu cầu của DN, thị trường lao động Việt Nam ở trong tình trạng “thừa mà thiếu”. DN luôn “than” khó tuyển dụng lao động có kĩ năng và chuyên môn nghề nghiệp và ngược lại, người lao động cũng luôn trong tình trạng phải “nhảy việc” thường xuyên do không tương thích với DN. Rõ ràng là từ mô hình đào tạo nghề của Na Uy các DN Việt Nam cần học hỏi về tính liên kết giữa các bên liên quan trong công tác đào tạo và dạy nghềđể không còn tình trạng “thừa mà thiếu nữa”.

Mô hình đào tạo tại các công ty của Nhật Bản rất thiết thực, sinh viên được học và thực hành luôn tại công ty một cách không chính thức. Các trường đào tạo nghề của Việt Nam cần học hỏi, các trường đào tạo chủ động tìm hiểu, liên kết với các doanh nghiệp. Đây lại là bài toán về tính liên kết trong đào tạo nghề, các sinh viên được đào tạo nghề tại Việt Nam được học lý thuyết và sau đó được thực hành tại trường nhưng không đủ các dụng cụ, thiết bị hay phòng thực hành. Chính vì vậy, không được thiết thực như là mô hình đào tạo nghề tại các công ty.

Việc huy động vốn để đào tạo nghề của Hàn Quốc cho thấy một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, Nhà nước giữ vai trò chủđạo đầu tư cho phát triển đào tạo nghề và chú ý đảm bảo công bằng trong việc đào tạo. Ở các trung tâm đào tạo của Nhà nước, khoảng 30% “suất” dành cho những người thuộc diện nhận trợ cấp đời sống là đối tượng thiệt thòi như nông dân nghèo thất nghiệp, người tàn tật… Học viên được Chính phủ hỗ trợ các chi phí về tiền ăn, phụ cấp đào tạo.

Thứ hai, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu sựđóng góp của các doanh nghiệp khu vực tư nhân cho phát triển đào tạo nghề. Các doanh nghiệp tư nhân phải dành chi phí cho dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc đóng thuếđào tạo…

Thứ ba, chính sách dạy nghề ở Hàn Quốc được luật hóa. Luật về đào tạo nghề ban hành năm 1967 đã trở thành nền tảng căn bản để Hàn Quốc thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư vốn cho phát triển đào tạo nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Tóm lại, xu hướng chung của các nước là không chỉ dùng ngân sách mà còn huy động tối đa sự góp sức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề. Đây là những bài học bổ ích cho Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề, trong đó ưu tiên hợp tác với các DN của các nước nêu trên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)