Tình hình tài chính và quản lý tài chính của Nhà trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 89 - 91)

Công tác quản lý tài chính và sử dụng kinh phí của Trường được thực hiện đúng quy định của Nhà nước và theo quy chế Quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của Trường và được niêm yết tại bản tin của Nhà trường theo hướng dẫn của Bộ chủ quản. Quy chế quản lý tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường được xây dựng theo đúng hướng dẫn tại nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và Thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính. Quy trình ban hành cũng được thảo luận và tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi thông qua Hội nghị cán bộ chủ chốt, đại hội công đoàn các bộ phận, tham gia đóng góp ý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 kiến và thông qua Hội nghị công chức viên chức. Kế hoạch tài chính hàng năm của Trường được xây dựng căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán năm trước, các nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị của các phòng, khoa, chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ NN và PTNT giao.

Các hình thức huy động nguồn tài chính của Trường là: mở rộng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ngoài Trường, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp; các dịch vụ coi giữ xe, ký túc xá, tận dụng phế liệu, sản phẩm thực hành; các hợp đồng sản xuất kinh doanh như: nạo vét sông ngòi, lắp đặt và bảo dưỡng, bảo trì thiết bị máy móc, chế tạo các sản phẩm điện, cơ khí … cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính được huy động thông qua các hoạt động dịch vụ còn hạn chế.

Nguồn tài chính phục vụ mua sắm trang thiết bị phục vụ thực hành, chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp. Biện pháp thu hút các dự án trong nước, hợp tác quốc tế, viện trợ, vốn vay để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nhà xưởng, cung cấp trang thiết bị thực hành công nghệ hiện đại còn rất hạn chế.

Trường chưa có các hoạt nghiên cứu, dự báo về nhu cầu, quy mô đào tạo và biến động về giá cả trong 2 - 5 năm tới; chưa có cơ chếđiều chỉnh dự toán kế hoạch tài chính theo các biến động về giá cả thị trường nên Trường không có bản dự toán tài chính phản ánh các kết quả nghiên cứu và dự báo trên.

Nguồn tài chính hàng năm của Trường được sử dụng đúng mục đích, rõ ràng, công khai, minh bạch, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính; có kế hoạch phân bổ tài chính hợp lý. Hàng năm, Trường có tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính.

Dự toán năm của Trường cơ bản phản ánh được nhu cầu chi cho các nhiệm vụ chi tiết theo mục lục ngân sách; định kỳ tự kiểm tra tài chính và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt.

Nguồn và tổng mức kinh phí hiện có không đáp ứng được cho hoạt động và nhu cầu phát triển của Trường. Mức thu học phí hiện nay đã bất hợp lý rất cần được nhà nước sửa đổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 Thu nhập của cán bộ, công nhân viên còn thấp. Phần lương gắn với chất lượng và hiệu quả công tác trong cơ cấu tiền lương của Trường hiện nay còn chưa phù hợp (chỉ bằng ½ lương cố định) nên chưa thực sự là động lực mạnh để cán bộ, giáo viên toàn tâm toàn ý với công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 89 - 91)