Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 42 - 43)

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Dùng để thống kê các dữ liệu đã thu thập theo từng chủ đề để đưa vào phân tích một cách khoa học logic, tránh bỏ sót dữ liệu.

Từ số liệu thu thập được sẽ xử lý, phân tích, đánh giá đểđưa ra bức tranh chung về chất lượng đào tạo nghề của Trường.

- HS, SV đang học tại Trường được phân theo các tiêu thức ngành học, khóa học, theo năng lực học tập và rèn luyện tại Trường.

- GV được phân loại theo trình độ, ngành nghềđào tạo, độ tuổi.

- HS, SV sau khi tốt nghiệp được phân loại theo ngành nghề đào tạo, kết quả học tập tại Trường và chất lượng công việc sau khi tốt nghiệp.

3.2.4.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để phân tích sự biến động của các đối tượng qua các năm như: biến động của số lượng HS - SV qua các năm, biến đổi trong quá trình đào tạo… từđó đưa ra nhận xét, đánh giá về chất lượng đào tạo và chất lượng tuyển sinh vào Trường.

- So sánh kết quả học tập của HS, SV giữa các khóa học, các ngành học, các năm học so với mức đạt chuẩn.

- So sánh HS, SV có việc làm và khả năng đáp ứng được công việc sau khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với mức đạt chuẩn.

- So sánh trình độ, độ tuổi, trình độ thâm niên, số lượng giảng viên giữa các ngành học, các năm học của Trường so với chuẩn chất lượng đào tạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 - So sánh cơ sở vật chất của Trường giữa các năm học so với mức đạt chuẩn.

3.2.4.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của Ban giám hiệu, Giám đốc trung tâm, cán bộ quản lý, các khoa và cán bộ làm công tác chuyên môn có liên quan để hoàn chỉnh bộ công cụ điều tra, tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà Trường và giáo viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 42 - 43)