Tình hình đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 29 - 30)

Đào tạo nghề ở Việt Nam có lịch sử phát triển khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp của các làng nghề truyền thống. Hầu như bất cứ làng quê nào của đất nước cũng có những dấu ấn của sự học nghề và dạy nghề. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng. Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác dạy nghề và quản lý dạy nghề cũng từng bước phát triển. Có thời kỳ dạy nghềđược Nhà nước quan tâm thành Tổng cục dạy nghề trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), với sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới các cơ sở dạy nghề, có 336 trường dạy nghề, quy mô tuyển sinh hàng năm 208.000 học sinh học nghề đã ghi nhận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 giai đoạn này là “ hoàng kim phát triển” của ngành dạy nghề. Gần một thập kỷ tiếp theo ngành dạy nghề được nhập vào Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan Tổng cục rút gọn chỉ còn một Vụ, Viện khoa học Dạy nghề nhập vào Viện Phát triển Đại học thành một trung tâm, mạng lưới các cơ sở doanh nghiệp giảm xuống còn 129 trường, quy mô tuyển sinh chỉ còn 60.000 học sinh/năm.

Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 26/3/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 67/1998/QĐ-TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và đào tạo sang Bộ LĐ-TBXH, tiếp theo đó Chính phủ có Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 tái thành lập Tổng cục Dạy nghề, đây là quyết định quan trọng tạo ra bước phát triển mới của đào tạo ngưỡng cửa thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)