3.2.1.1 Cách tiếp cận có sự tham gia
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thểđược điều tra. Thu thập, phân tích hoạt động đào tạo, tuyển sinh, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý… của trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 lợi có sự tham gia đánh giá của các cán bộ quản lý, giáo viên, HS - SV đang học tập trong trường. Vấn đề nghiên cứu sẽ được đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của chất lượng đào tạo nghề tại Trường.
Phương pháp tiếp cận này cũng sẽ nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Đề tài sử dụng cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết và có thể làm được những gì?
3.2.1.2 Tiếp cận hệ thống
Phương pháp này sử dụng nhằm nghiên cứu khảo sát hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, kết quả đào tạo của các hệ đào tạo trong trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy lợi. Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống chúng tôi cho rằng chất lượng đào tạo của nhà trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố bên trong nhà trường (cơ sở vật chất phục vụđào tạo, đội ngũ giáo viên, năng lực học tập của học sinh-sinh viên, khả năng quản lý của trường,…) với các yếu tố bên ngoài nhà trường (môi trường xung quanh trường, khả năng xin việc làm và thu nhập của học sinh-sinh viên sau khi ra trường, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến của họ sau khi đi làm,…).