4.1.4 Đán
4.1.4.1 Nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo, giáo trình có vai trò quan trọng với chất lượng đào tạo. Nếu mục tiêu, chương trình đào tạo, giáo trình được xây dựng chuẩn xác, khoa học, tiên tiến phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội thì kết quả đào tạo sẽ đạt chất lượng cao. Nếu mục tiêu, chương trình đào tạo, giáo trình xây dựng không chuẩn xác khoa học, chưa tiên tiến, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội thì kết quảđào tạo sẽđạt chất lượng thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
Bảng 4.8 Số lượng môn học, thời gian học lý thuyết, thực hành và thời gian kiểm tra các nghềđào tạo của Trường
STT Tên nghề Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Tổng số môn học (môn) Thời gian học lý thuyết (giờ) Thời gian học thực hành (giờ) Thời gian kiểm Tra (giờ) Tổng số môn học (môn) Thời gian học lý thuyết (giờ) Thời gian học thực hành (giờ) Thời gian kiểm tra (giờ) 1 Điện công nghiệp 37 708 1812 300 (90) 29 440 1330 200 (90) 2 Công nghệ ô tô 42 952 2348 300 (90) 32 724 1616 210 (90)
3 Kế toán doanh nghiệp 44 1090 2210 400 (80) 33 698 1642 280 (80)
4 Hàn 43 969 2331 210 (60) 35 701 1639 210 (60)
5 Điện tử công nghiệp 35 985 2315 180 (60) 28 670 1670 210 (40)
6 Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí 37 1003 2297 180 (90) 30 720 1620 150 (60)
7 Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp tính 45 1194 2111 300 (90) 34 768 1579 210 (60)
8 Điều khiển tàu cuốc 48 746 2004 400 (90) 35 569 1471 300 (90)
9 Vận hành máy thi công nền 37 795 2005 300 (110) 29 536 1454 200 (110)
10 Vận hành và sửa chữa bơm điện 48 900 2385 400 (90) 38 654 1686 280 (60)
11 Cấp thoát nước 36 650 1317 150 (30)
Nguồn: Phòng đào tạo Ghi chú: Số trong ( ) là số giờ thi tốt nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề các nghề điện công nghiệp, công nghệ ô tô, hàn, kế toán doanh nghiệp được ban hành kèm theo thông tư số 21/2011/TT – BLĐTB XH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của bộ trưởng Bộ LĐTB và XH.
Chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề các nghềđiện tử công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính được ban hành kèm theo thông tư số 38/2011/TT – BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2011 của bộ trưởng Bộ LĐTB và XH.
Chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề các nghềđiều khiển tàu cuốc, vận hành máy thi công nền được ban hành theo thông tư số 16/2012/TT – BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của bộ trưởng Bộ LĐTB và XH.
Chương trình đào tạo của nghề cấp thoát nước trình độ trung cấp nghề được ban hành kèm theo Quyết định số 133/QĐ-ĐT ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi. Căn cứ vào quyết định số 862/QĐ-TCCB ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi; căn cứ vào quyết định số 58/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 9 tháng 6 năm 2008 của Bộ LĐTB và XH qui định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề; căn cứ thông tư số 15/2009/TT-BLĐTB XH ngày 20 tháng 5 năm 2009 ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề: nghề Cấp thoát nước; căn cứ biên bản của Hội đồng thẩm định Nội dung chương trình đào tạo cao đẳng nghề Cấp thoát nước ngày 9 tháng 3 năm 2010 trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi; theo đề nghị của ông trưởng phòng đào tạo. Nhà trường đã ban hành quyết định 133/QĐ-ĐT, kèm theo nội dung chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề của nghề cấp thoát nước một cách cụ thể chi tiết cho từng môn học có các nội dung: vị trí tính chất của môn học, mục tiêu của môn học, nội dung môn học, điều kiện thực hiện môn học, phương pháp và nội dung đánh giá, hướng dẫn thực hiện chương trình môn học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề, nghề Vận hành và sửa chữa bơm điện được ban hành kèm theo Quyết định số 840/QĐ-ĐT ngày 9 tháng 6 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thủy lợi. Căn cứ vào quyết định số 862/QĐ-TCCB ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi; căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 9 tháng 6 năm 2008 của BLĐTB và XH qui định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề; căn cứ thông tư số 22/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2009 qui định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề Vận hành và sửa chữa bơm điện; căn cứ biên bản của Hội đồng thẩm định nội dung chương trình đào tạo cao đẳng nghề Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện ngày 12 tháng 5 năm 2010 trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi; theo đề nghị của ông trưởng phòng đào tạo. Nhà trường đã ban hành quyết đinh 840/QĐ-ĐT kèm theo nội dung chương trình đào tạo cao đẳng nghề, nghề Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện cụ thể chi tiết theo từng môn học, module.
Chương trình đào tạo nghề Quản lý khai thác và công trình thủy lợi được ban hành kèm theo quyết định 2855/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt chương trình đào tạo trung cấp nghề. Trường đào tạo hệ trung cấp nghề không đào tạo hệ cao đẳng nghề của nghề này. Đối với học sinh tốt nghiệp THPT số lượng môn học là 18; thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi là 45 giờ, trong đó thi tốt nghiệp là 45 giờ; đối với học sinh tốt nghiệp THCS số lượng môn học là 22, thời gian ôn, kiểm tra hết môn thi là 90 giờ, trong đó thi tốt nghiệp là 90 giờ. Tổng số thời gian thực học là 1700 giờ. Tỷ lệ thời gian học lý thuyết chiếm 21,36% so với toàn khóa, thời gian học thực hành chiếm 63,26% so với toàn khóa; thời gian thi học kỳ, hết môn và thời gian thi tốt nghiệp đều chiếm tỷ lệ 2,88% so với toàn khóa học. Như vậy, thời gian học thực hành chiếm tỷ lệ gần như gấp đôi thời gian học lý thuyết, điều này đảm bảo cho HS, SV có được tay nghề vững vàng nhất sau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 khi tốt nghiệp. Quyết định này có kèm theo nội dung chương trình cụ thể của từng môn học một cách chi tiết đảm bảo thời gian học và thi.
Như vậy, căn cứ quy định xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề , trình độ trung cấp nghề do Bộ LĐTB và XH ban hành, toàn bộ chương trình dạy nghề của nhà Trường đều xác định rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thểđến từng module, môn học; quy định chuẩn các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được của từng công việc trong một nghề, thể hiện rõ phương pháp và hình thức đào tạo trong từng chương trình các module, môn họcchi tiết; bảo đảm tính khoa học, hệ thống, phân chia các khối kiến thức, kỹ năng nghề theo trình tự hợp lý, đảm bảo tính liên thông dọc, liên thông ngang trong hệ thống dạy nghề và các trình độđào tạo khác.
Trong nội dung chương trình đào tạo mỗi nghề, Nhà trường đều có quy định cách thức thi, kiểm tra, thi tốt nghiệp cho từng trình độ; từng module, môn học đều xây dựng phương pháp và nội dung đánh giá kết quả học tập. Bên cạnh đó, căn cứ quy chế 14/2007/QĐ-BLĐTB XH ngày 24 tháng 07 năm 2007 của Bộ LĐTB và XH ban hành, Nhà trường đã xây dựng quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập môn học/module là công cụđể đánh giá khách quan kết quả học tập của HS – SV theo từng trình độ. Từng chương trình dạy nghề cụ thể, kèm theo chương trình module, môn học chi tiết, đều có quyết định do Hiệu trưởng Nhà trường ký phê duyệt, ban hành.
Tất cả các nghề đào tạo tại Trường đều đảm bảo có đủ chương trình module, môn học theo mẫu định dạng chung, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, được Hiệu trưởng ký phê duyệt, ban hành. Qua chương trình đào tạo đảm bảo các HS – SV ra trường có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị đạo đức; thể chất quốc phòng và có cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.
4.1.4.2 Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học
Trường Cao đẳng nghề Cơđiện và Thuỷ lợi có 4 khu A, B, C, D, với tổng diện tích đất là 56.463 m2. Khu A (18.204 m2) bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 - 01 giảng đường 5 tầng - 01 giảng đường 4 tầng - 01 giảng đường 3 tầng - 01 KTX nữ 3 tầng - 01 thư viện 2 tầng - 01 hội trường 1 tầng - 04 xưởng thực hành 1 tầng - 01 trạm bơm dạy thực hành - 01 trạm cấp nước sạch - 01 trạm bơm nước sạch. Khu B (3.456 m2) gồm: - 02 xưởng thực hành hàn 2 tầng,
- 01 xưởng thực hành Ôtô - Xe máy 1 tầng, - 01 trạm y tế 1 tầng.
Khu C (3.009 m2) gồm:
- 01 nhà làm việc khoa tàu cuốc, - 01 nhà thực hành 2 tầng,
- 02 xưởng thực hành mô hình tàu Khu D (31.794 m2) gồm:
- 02 nhà KTX 4 tầng - 01 nhà ăn 2 tầng
Mặt bằng các khu của Trường đều nằm trên nền đất tốt, cao ráo. Cốt mặt bằng của Trường cao hơn mặt ruộng xung quanh là 0,7 m và cao hơn mực nước sông Điện Biên trung bình trong năm là 1,5 m. Sông Điện Biên chảy qua cả 4 khu A, B, C và D của Trường là kênh cấp II của hệ thống Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải vì vậy việc tiêu thoát nước rất thuận tiện, do vậy nền đất của toàn bộ Trường đảm bảo cao ráo, không bị úng ngập. Địa thế Trường cạnh quốc lộ 39A nên thuận tiện cho việc đi lại. Các khu vực đào tạo của Trường đều ở gần đường dây cao thế 35 kV của lưới điện quốc gia. Trạm biến thế cung cấp điện cho Trường đặt cách đường dây cao thế 5 ÷ 10m; rất thuận tiện cho cung cấp điện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 Trường có trạm cung cấp nước sạch công suất 240m3/ngày đêm, phục vụ giảng dạy nghề cấp thoát nước và cung cấp nước sinh hoạt cho toàn Trường. Đồng thời, Nhà trường còn có hệ thống lọc nước uống tinh khiết 500l/h, do vậy việc cung cấp nước sạch rất thuận tiện. Địa điểm của Trường đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp thải ra chất độc hại (tiếng ồn, bụi bặm, chất thải độc, ô nhiễm không khí, nguồn nước); bảo đảm an toàn; yên tĩnh cho giảng dạy và học tập.
Vị trí của Trường phía bắc giáp trụ sở UBND xã Dân Tiến; phía Đông giáp cánh đồng thôn Yên Lịch xã Dân Tiến; phía Nam giáp sông Điện Biên; phía Tây giáp khu dân cư và đường quốc lộ 39A, đảm bảo điều kiện cách xa các khu công nghiệp 3 km, không chịu ảnh hưởng các chất độc hại, gây tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, không khí. Hệ thống các phòng học lý thuyết và xưởng thực hành được bố trí theo các khu riêng biệt nên không bịảnh hưởng của tiếng ồn và bụi.
Vị trí trường nằm trong quy hoạch chung của Bộ NN và PTNT; mạng lưới các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ đã được phê duyệt theo các Quyết định số 4090/QĐ- BNN-TCCB, số 485/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ NNvà PTNT. Quy hoạch phát triển của Trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sởđào tạo tại địa phương. Trường ở cạnh quốc lộ 39A là đường giao thông chính của tỉnh Hưng Yên, có các tuyến xe bus đến các tỉnh lân cận, đồng thời địa điểm của Trường ở cạnh sông Điện Biên, nơi có nghề đặc thù của Trường là nghề tàu cuốc nên thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thuỷ, thuận lợi cho tầu cuốc neo đậu và di chuyển phục vụđào tạo thực hành, thực tập sản xuất.
Các khu vực đào tạo của Trường đều được xây dựng trên nền đất cao ráo, thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước; các khối công trình đều đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp thải ra chất độc hại, yên tĩnh cho giảng dạy và học tập phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sởđào tạo tại địa phương, giao thông thuận tiện.
Nhà trường có diện tích trồng cây xanh, vườn hoa tạo cảnh quan môi trường đẹp, đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn về tỷ lệ cây xanh: 18.286m2/56.463m2 = 32,38%. Các khối phòng học lý thuyết và xưởng thực hành được bố trí ở các khu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 riêng biệt. Giữa các khu có đường đi thuận lợi, có ngăn cách bởi dải cây xanh xung quanh, đảm bảo không bị ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi, ô nhiễm, được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá đảm bảo yêu cầu. Nhà trường có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của Trường như: khu hành chính (nhà hiệu bộ), khu học tập (các giảng đường, các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm), khu vệ sinh, KTX, thư viện, hội trường, trạm cấp nước sạch, khu để xe, trạm y tế, khu thể thao ngoài trời, câu lạc bộ sinh viên phục vụ nhu cầu văn hoá văn nghệ. Bảng 4.9 Hệ thống phòng học của Trường Chỉ tiêu Số lượng (phòng) Diện tích (m2) Phòng học lý thuyết 37 3212 Phòng máy tính 5 96 Phòng ngoại ngữ 1 Phòng thí nghiệm điện 2 Phòng thực hành 46 4966 Phòng chuyên môn 4 192 Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Tổng số HS - SV của Trường năm học 2013 - 2014 là 1245 như vậy tỷ lệ diện tích phòng lý thuyết/HSSV là: 3212m2/1245 x 2 ca = 5,16m2/HSSV, diện tích phòng thực hành/HSSV là: 4966m2/1245x 2 ca = 7,97m2/HSSV, đảm bảo tỷ lệ theo quy định theo Thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB và XH.
Các công trình xây dựng của Trường tại 4 khu đều đạt các tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh, chiếu sáng, thông gió và được quy hoạch đồng bộđảm bảo khoảng cách giữa các công trình, thuận tiện cho xe cơ giới trong việc vận chuyển, lắp đặt thiết bị. Phòng học lý thuyết không bị ảnh hưởng của tiếng ồn, phía trước và sau không bị che khuất bởi các dãy nhà khác, đảm bảo lấy được ánh sáng tự nhiên; trong phòng có đủ hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống quạt mát. Khu nhà hiệu bộ là nhà 3 tầng, có các cửa kính để lấy sáng tự nhiên; các phòng làm việc đều có đủ quạt và đèn chiếu sáng, công trình vệ sinh khép kín đảm bảo vệ sinh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 Hàng năm nhà Trường luôn chú trọng đầu tư kinh phí tương đối lớn cho việc đầu tư mua mới, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Cụ thể năm 2013 tổng chi cho hoạt động đầu tưđạt hơn 12 tỷđồng, trong đó chủ yếu là nguồn chi ngân sách