Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 73 - 80)

Trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu đang là một vấn đề đƣợc nhiều chuyên gia tài chính và Ban lãnh đạo của các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Trong hoạt động kinh doanh, đi đôi với việc thu đƣợc lợi nhuận thì những nhà kinh doanh cũng phải chấp nhận đối mặt với những rủi ro. Nợ xấu chính là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro mà một Ngân hàng đang phải đối mặt. Nợ xấu phản ánh số nợ đã đến hạn nhƣng khách hàng không thể hoàn trả do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua đó, nợ xấu thể hiện rủi ro của Ngân hàng, có khả năng mất cả lãi và vốn gốc. Khi đánh giá chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng, nợ xấu là một chỉ tiêu đƣợc đánh giá trƣớc tiên, vì nó thể hiện những rủi ro tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, làm cho nguồn vốn của Ngân hàng không đƣợc sử dụng một cách hiệu quả, ảnh hƣởng đến thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong kinh doanh bao giờ cũng chứa đựng rủi ro, nhƣng những rủi ro đó phải nằm trong một giới hạn

Triệu đồng Triệu đồng

cho phép, có thể chấp nhận đƣợc để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Do đó, nợ xấu là một chỉ tiêu luôn tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng, nhƣng nếu đƣợc kiểm soát và cân đối hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng và hạn chế đƣợc rủi ro cho Ngân hàng.

Nhìn chung, tình hình nợ xấu của Vietinbank Châu Đốc đƣợc kiểm soát tốt. Nợ xấu qua 3 năm 2010, 2011, 2012 có xu hƣớng giảm. Năm 2010, nợ xấu của Ngân hàng là 3.466 triệu đồng, nhƣng sang năm 2011, nợ xấu đã giảm mạnh, giảm 54,73%, tƣơng đƣơng giảm 1.897 triệu đồng, chỉ còn 1.569 triệu đồng. Giai đoạn 2010 – 2011, nền kinh tế địa phƣơng có nhiều tăng trƣởng nhƣng bên cạnh đó cũng phát sinh những khó khăn mới, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hƣởng bởi thời tiết, sản xuất chế biến tồn kho, ứ đọng, tiêu thụ chậm, nhiều cơ sở thiếu nguyên liệu để sản xuất, một số doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu quản lý dẫn đến thua lỗ và lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Trong khi đó, hoạt động của Chi nhánh gắn liền với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, do đó hoạt động của Ngân hàng cũng đã bị ảnh hƣởng không nhỏ. Song, trƣớc yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của ngành, đƣợc sự chỉ đạo tích cực của Ban lãnh đạo Ngân hàng đồng thời dựa trên định hƣớng phát triển của chính quyền địa phƣơng, Vietinbank Châu Đốc đã chủ động khắc phục những khó khăn, tồn tại trong hoạt động tín dụng để ổn định và phát triển bền vững, nâng cao chất lƣợng cho vay. Và kết quả trên là kết quả đáng khích lệ của toàn thể cán bộ của Chi nhánh, là toàn bộ sự cố gắng, nỗ lực của mọi bộ phận trong Ngân hàng. Năm 2012, nợ xấu của Chi nhánh có tăng, nhƣng tăng không đáng kể, chỉ tăng 83 triệu đồng, chủ yếu là do năm 2012, doanh số cho vay của Chi nhánh tăng cao nên có một số khách hàng chƣa chủ động đƣợc việc trả nợ do việc kinh doanh không thuận lợi.

Sau đây ta sẽ phân tích rõ hơn về tình hình nợ xấu của Chi nhánh qua các chỉ tiêu:

Bảng 4.15: Nợ xấu của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Châu Đốc qua 3 năm 2010, 2011, 2012.

Bảng 4.16: Nợ xấu của Vietinbank Châu Đốc 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ

Tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời gian 3.466 100 1.569 100 1.652 100 (1.897) (54,73) 83 5,29

+ Ngắn hạn 2.327 67,14 723 46,08 1.165 70,52 (1.604) (68,93) 442 61,13 + Trung-dài hạn 1.139 32,86 846 53,92 487 29,48 (293) (25,72) (359) (42,43) Theo ngành kinh tế 3.466 100 1.569 100 1.652 100 (1.897) (54,73) 83 5,29 + CN-CB-XD 639 18,44 308 19,63 394 23,85 (331) (51,80) 86 27,92 + TM-DV 1.980 57,13 712 45,38 860 52,06 (1.268) (64,04) 148 20,79 + NN-TS 609 17,57 475 30,27 354 21,43 (134) (22) (121) (25,47) + Khác 238 6,86 74 4,72 44 2,66 (164) (68,91) (30) (40,54) Chỉ Tiêu 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời gian 2.875 100 1.268 100 951 100 (1.607) (55,90) (317) (25)

+ Ngắn hạn 1.152 40,08 662 52,21 615 64,67 (490) (42,53) (47) (7,10) + Trung-dài hạn 1.723 59,92 606 47,79 336 35,33 (1.117) (64,83) (270) (44,55) Theo ngành kinh tế 2.875 100 1.268 100 951 100 (1.607) (55,90) (317) (25) + CN-CB-XD 473 16,45 233 18,38 152 15,98 (240) (50,74) (81) (34,76) + TM-DV 1.397 48,59 705 55,60 593 62,36 (692) (49,53) (112) (15,89) + NN-TS 802 27,90 258 20,35 173 18,19 (544) (67,83) (85) (32,95) + Khác 203 7,06 72 5,67 33 3,47 (131) (64,53) (39) (54,17) ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời gian

Trong hoạt động tín dụng của Vietinbank Châu Đốc, các khoản vay ngắn hạn là chủ yếu, do đó nợ xấu thuộc các khoản vay ngắn hạn thƣờng chiếm tỷ trong cao hơn thuộc các khoản vay trung – dài hạn.

Nợ xấu ngắn hạn

Năm 2010, trong 3.466 triệu đồng nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn đã là 2.327 triệu đồng, chiếm 67,13% trong tổng nợ xấu của Chi nhánh. Qua năm 2011, tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt, nợ xấu ngắn hạn đã giảm mạnh, giảm đến 68,93%, giảm xuống mức chỉ còn 723 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 1.604 triệu đồng so với năm trƣớc. Nguyên nhân là do trong năm 2011, Ngân hàng đã có những biện pháp thiết thực nhằm thu hồi một phần nợ xấu tồn đọng, đồng thời thực hiện một số công tác đẩy mạnh hoạt động quản lý và thu hồi nợ xấu nhƣ:

- Đánh giá lại chất lƣợng của các món nợ này, nếu tình hình món nợ tốt hơn thì phân loại lại, chuyển về nhóm nợ có rủi ro thấp hơn nên một phần các món nợ xấu đã đƣợc chuyển về nợ nhóm 1 và nhóm 2 để theo dõi tiếp.

- Đối với những món nợ thuộc nhóm 5, sau khi đánh giá lại khả năng tài chính của khách hàng nếu nhƣ không thể thu hồi đƣợc, món nợ này sẽ đƣợc xóa và thực hiện công tác xử lý tài sản đảm bảo của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, một số khách hàng có đƣợc thu nhập từ công việc kinh doanh cũng đến hoàn trả nợ đầy đủ làm cho nợ xấu năm 2011 giảm mạnh.

Năm 2012, tình hình nợ xấu của Chi nhánh tiếp tục đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ, quản lý tốt nhƣng do đặc điểm tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh trong năm này không ổn định, bị ảnh hƣởng của biến động giá cả thị trƣờng cũng nhƣ những biến động của giá vàng đã làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng thêm 442 triệu đồng, tăng 61,13% so với năm 2011. Trong năm 2012, tình hình thời tiết không thuận lợi, mƣa lớn làm cho nhiều hộ trồng lúa bị thất thu, giá nông phẩm bấp bênh, giá xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm cho chi phí sản xuất của ngƣời dân tăng cao, trong khi đầu ra giá cả lại không ổn định, làm cho một số khách hàng của Chi nhánh gặp khó khăn nên chậm trễ việc hoàn trả nợ dẫn đến nợ xấu tăng khá cao.

Nợ xấu trung – dài hạn

Đối với các khoản nợ xấu trung – dài hạn, qua số liệu đƣợc trình bày, ta thấy đƣợc công tác quản lý, thu hồi và giải quyết nợ xấu của Chi nhánh đã đƣợc thực hiện rất tốt, đạt hiệu quả cao. Điều đó đƣợc thể hiện qua sự giảm

liên tục của nợ xấu trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, nợ xấu trung – dài hạn là 1.139 triệu đồng, sang năm 2011, giảm xuống còn 846 triệu đồng, và tiếp tục giảm 42,43% ở năm 2012, vì thế nợ xấu trung – dài hạn năm này chỉ ở mức 487 triệu đồng. Qua đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu thuộc nhóm trung – dài hạn tiếp tục giảm, dừng lại ở mức 336 triệu đồng. Các món vay trung – dài hạn luôn chứa đựng khả năng rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn, do đó, ngay trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, cán bộ của Chi nhánh đã rất cẩn trọng trong việc đánh giá, xem xét phƣơng án kinh doanh, trong thời gian khách hàng sử dụng vốn thì thƣờng xuyên quan tâm, theo dõi quá trình hoạt động của khách hàng nhằm kịp thời nhắc nhở, xử lý khi khách hàng sử dụng không đúng theo mục đích ban đầu. Do đó, các món nợ quá hạn thuộc khu vực này ngày càng giảm, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.

Hình 4.6: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế

Thƣơng mại - Dịch vụ

Đây là ngành có mức tỷ trọng dƣ nợ cao nhất trong các ngành kinh tế (tỷ trọng dƣ nợ ngành này năm 2012 là 72,94%), do đó dẫn đến tỷ trọng nợ xấu của ngành cũng cao hơn những ngành khác. Tỷ trọng nợ xấu của ngành này đang có xu hƣớng giảm, nhƣng sự tăng giảm khác nhau theo thời gian. Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu của ngành Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 57,12%, đến năm 2011, tỷ trọng này đã giảm xuống 45,37%, nhƣng lại tăng trở lại vào năm

35,28% 47,81% 70,52% 29,58% 46,08% 53,92% 67,14% 32,86% 64,72% 52,19% 40,08% 59,92%

2012, tăng 6,70%, đạt tỷ trọng là 52,07% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Tƣơng ứng với tỷ trọng nợ xấu của ngành, nợ xấu năm 2011 đã giảm 1.268 triệu đồng, giảm 64,04% so với năm 2010, dừng lại ở mức 712 triệu đồng, sang năm 2012, nợ xấu của ngành tăng nhẹ, tăng 148 triệu đồng so với năm trƣớc. Nhìn tổng thể, tình hình nợ xấu của ngành đã đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tốt, đã giảm mạnh kể từ năm 2010, giảm hơn 1.120 triệu đồng vào thời điểm của năm 2012. Đó là do khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả và có ý thức trả nợ cho Ngân hàng khi đạt kết quả từ sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, công tác cho vay – thu nợ của Chi nhánh đã đƣợc thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, phối hợp đồng đều giữa nhiều khâu với nhau tạo nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, đây là ngành chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ từ những biến động của thị trƣờng nên những khi có thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, khách hàng của Vietinbank Châu Đốc sẽ gặp trở ngại trong việc hoàn trả đúng hạn món vay, làm cho nợ xấu gia tăng.

Công nghiệp - Chế biến - Xây dựng

Đây là một trong những ngành đang đƣợc Chi nhánh đẩy mạnh đầu tƣ, doanh số cho vay liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2012, nhƣng ngƣợc lại nợ xấu của ngành theo chiều hƣớng giảm, tuy nhiên, sự tăng giảm vẫn tồn tại, theo tình hình chung của nền kinh tế. Năm 2010, nợ xấu của ngành là 639 triệu đồng, qua năm 2011, nợ xấu chỉ còn 308 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 331 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do Ngân hàng đã thu hồi đƣợc những món nợ của những năm trƣớc, đồng thời đã xử lý những món nợ mà khách hàng không còn khả năng hoàn trả, bên cạnh đó, công tác xét duyệt đối với những món vay thuộc lĩnh vực này cũng đƣợc xem xét kĩ lƣỡng, cẩn thận, chỉ xét duyệt cho vay đối với những doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh khả thi, có hiệu quả. Vì thế, nợ xấu của ngành giảm là kết quả của một quá trình nỗ lực của cán bộ của Chi nhánh. Năm 2012, nợ xấu tăng 86 triệu đồng, chủ yếu do trong hoạt động chế biến thủy sản gặp trở ngại trong việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu nên một số khách hàng chậm thanh toán cho Ngân hàng.

Nông nghiệp - Thủy sản

Tình hình nợ xấu trong thời gian qua là một minh chứng rõ rệt nhất phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Châu Đốc. Mặc dù, doanh số cho vay của ngành trong giai đoạn 2010 – 2012 đều tăng, do Ngân hàng chủ động trong việc thay đổi cơ cấu cho vay của Chi nhánh, đồng thời cũng thực hiện theo chủ trƣơng của địa phƣơng trong việc phát huy những ngành nghề truyền thống. Nhƣng nợ xấu của khu vực này lại giảm liên tục trong thời gian

qua. Cụ thể: Năm 2010, nợ xấu của ngành là 609 triệu đồng, sang năm 2011, nợ xấu đã giảm 134 triệu đồng, giảm 68,62% so với năm 2010, chỉ còn 475 triệu đồng, năm 2012 lại tiếp tục giảm 121 triệu đồng và đạt 354 triệu đồng, tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của ngành đang dừng lại ở mức 173 triệu đồng. Kết quả này cho thấy việc thu hồi nợ xấu của Ngân hàng đạt hiệu quả và không phát sinh thêm nợ xấu. Đây là một kết quả đáng tự hào, cho thấy kinh nghiệm, kĩ năng nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao và có những tiến bộ vƣợt bậc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến ý thức trả nợ của khách hàng đối với Vietinbank Châu Đốc, do uy tín lâu năm nên khách hàng gắn bó và tin tƣởng trong thực hiện giao dịch với Ngân hàng, nên khi trúng mùa, đƣợc giá, khách hàng sẽ nhanh chóng thanh toán những khỏan nợ còn lại cho Ngân hàng.

Ngành khác

Nợ xấu ngành khác cũng giảm dần theo thời gian, tính đến năm 2012, nợ xấu của khu vực này chỉ còn 44 triệu đồng, chủ yếu do trong quá trình làm việc, một số khách hàng là nhân viên của các công ty, doanh nghiệp phải thay đổi việc làm do không phù hợp, ảnh hƣởng đến thu nhập làm cho khả năng chi trả, khiến cho phần vốn vay của Ngân hàng gặp chậm trễ trong việc thu hồi. Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã giảm 39 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 54,17% so với cùng kỳ năm 2012 là 72 triệu đồng, chỉ còn 33 triệu đồng.

Hình 4.7: Diễn biến nợ xấu theo ngành kinh tế của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 73 - 80)