Đánh giá hoạt động tín dụng qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 80)

Từ những phân tích về thực trạng tín dụng của Ngân hàng ở trên, qua đó, chúng ta đã thấy đƣợc những phác họa tƣơng đối rõ ràng về tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank Châu Đốc. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác, cụ thể hơn, chúng ta nên xem xét và phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính có liên quan nhƣ: dƣ nợ/vốn huy động, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu và dƣ nợ/tổng nguồn vốn. Từ đó, đánh giá đƣợc năng lực và hiệu quả trong việc quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Bảng 4.17: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013

1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 829.746 1.684.303 2.652.159 2.234.906 1.638.491

2. Vốn huy động Triệu đồng 297.281 671.357 976.538 725.547 1.005.974

3. Doanh số cho vay Triệu đồng 1.095.484 1.183.351 1.609.175 1.221.683 446.135

4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 486.883 525.934 1.423.430 542.930 370.952

5. Dƣ nợ Triệu đồng 498.692 1.156.109 1.341.836 1.834.862 1.417.019 6. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 472.387 827.401 1.248.973 1.495.486 1.379.428 7. Nợ xấu Triệu đồng 3.466 1.569 1.652 1.268 951 8. Dƣ nợ/ Tổng nguồn vốn % 60,10 68,64 50,59 82,10 86,48 7. Dƣ nợ/Vốn huy động Lần 1,68 1,72 1,37 2,53 1,41 8. Hệ số thu nợ (4)/(3) % 44,23 44,44 88,45 44,57 83,15 9. Vòng quay vốn tín dụng (4)/(6) Vòng 1,03 0,64 1,14 0,36 0,27 10. Tỷ lệ nợ xấu (7)/(5) % 0,70 0,14 0,12 0,07 0,06

4.2.5.1 Dƣ nợ/ Vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tƣ của 1 đồng vốn huy động, nắm đƣợc khả năng cho vay so với vốn huy động, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này nên đƣợc cân bằng trong một giới hạn cho phép, nếu nhƣ quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động của Ngân hàng còn thấp. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn của Ngân hàng không đạt hiệu quả.

Năm 2010, trong 1,67 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Vì vậy, Chi nhánh đã dung thêm vốn điều chuyển để cho vay, cụ thể là phải sử dụng 0,67 đồng vốn điều chuyển. Chỉ số này có chuyển biến không tốt lắm vào năm 2011, Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn so năm trƣớc, phải sử dụng đến 0,72 đồng vốn điều chuyển trong 1,72 đồng dƣ nợ. Nguyên nhân là do năm 2011, doanh số thu nợ của Ngân hàng không cao, trong khi dƣ nợ của năm 2010 và năm 2011 còn tƣơng đối lớn, vì tình hình kinh doanh của khách hàng trong năm này không đƣợc thuận lợi, ảnh hƣởng đến thu nhập và lợi nhuận của khách hàng, ảnh hƣởng đến quá trình thu hồi nợ của Chi nhánh. Nhƣng sang năm 2012, chỉ số giảm xuống 1,37, đồng nghĩa với việc Ngân hàng chỉ còn sử dụng thêm 0,37 đồng vốn điều chuyển để cho vay. Tuy chỉ tiêu này có sự tăng giảm không đều theo thời gian, nhƣng năm 2012, mức chỉ tiêu đã dần đƣợc giảm xuống, quay về mức tƣơng đối thấp, cho thấy Ngân hàng đang ngày càng tăng cƣờng công tác huy động vốn của mình, để có thể sử dụng vốn huy động để hỗ trợ cho việc cho vay của mình, nhằm giảm chi phí và có thể chủ động hơn trong hoạt động tín dụng của mình. Vì nguồn vốn điều chuyển có chi phí cao hơn vốn huy động, vì thế nếu Ngân hang luôn cố gắng chủ động đƣợc nguồn vốn huy động để cho vay, nhằm giảm thiểu tối đa trong việc sử dụng vốn điều chuyển là một lợi thế giúp Ngân hàng gia tăng thu nhập. Đồng thời, vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn trên cũng tăng liên tục trong khi chỉ tiêu này lại có xu hƣớng giảm, điều đó chứng tỏ Ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn của mình ngày càng hiệu quả hơn.

4.2.5.2 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ là thƣơng số của doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu trong thời kỳ nhất định từ một đồng của doanh số cho vay. hệ số thu nợ của Chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm qua. Từ mức 44,23 % năm 2010 tăng lên 88,45% năm 2012. Qua đó, ta biết đƣợc, nếu nhƣ năm 2010, Ngân hàng cho vay 100 đồng thì khi đến hạn, Ngân hàng chỉ thu về đƣợc 44,23 đồng, nhƣng đến năm 2012, số tiền thu đƣợc khi đến hạn này đã tăng lên 88,45 đồng, góp phần hạn chế rủi ro và tạo ra lợi

nhuận cho Vietinbank Châu Đốc. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc tuy đẩy mạnh doanh số cho vay nhƣng vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng trong việc phối hợp nhịp nhàng, tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, giúp cho đồng vốn của Ngân hàng đƣợc luân chuyển liên tục. Đảm bảo tính chính xác, an toàn từ khâu xét duyệt cho vay, lựa chọn khách hàng có uy tín, có năng lực tài chính đến khi thu nợ khi tới hạn.

4.2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, đồng thời thể hiện thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng nhanh hay chậm. Qua đó, có thể giúp đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cũng nhƣ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng, để có thể tái cho vay, nếu Ngân hàng có thể tăng cƣờng khả năng thu hồi nợ và tiếp tục cho vay thì sẽ có thể giúp cho nhiều khách hàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn và góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động của nền kinh tế địa phƣơng.

Qua bảng số liệu đƣợc trình bày, nhìn chung, ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Vietinbank Châu Đốc biến động qua các năm. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 1,03 vòng, nhƣng đến năm 2011 thì chỉ còn 0,64 vòng. Kết quả trên bị ảnh hƣởng do nhiều tác nhân, một mặt là do việc kinh doanh của khách hàng chƣa gặt hái đƣợc kết quả khả quan, do ảnh hƣởng của nền kinh tế hoặc do khách hàng không sử dụng đúng mục đích vay làm cho nguồn vốn không đƣợc sử dụng hiệu quả, làm chậm trễ quá trình trả nợ. Mặt khác, do nhiều khách hàng đầu tƣ vào kinh doanh bất động sản, chăn nuôi thủy sản, trong khi giao dịch bất động sản đang trong tình trạng đóng băng, đầu ra của thủy sản thì khó tiêu thụ trong khi chi phí chăn nuôi lại cao, đã làm cho hoạt động của Chi nhánh bị ảnh hƣởng theo. Do đó, đã làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Tuy nhiên, năm 2012, vòng quay vốn tín dụng đã tăng trở lại, đạt 1,14 vòng; tăng 0,5 vòng so với năm 2011. Đây là kết quả mang dấu hiệu tốt, vì nếu vòng quay tín dụng tăng, chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng đã đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và không bị chiếm dụng quá lâu làm ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đồng thời qua đó, ta nhận thấy đƣợc tình hình hoạt động kinh danh của khách hàng của Ngân hàng đã đạt đƣợc hiệu quả sau quá trình sử dụng, công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng cũng đƣợc nâng cao, cán bộ của Chi nhánh đã chủ động khắc phục đƣợc những tồn tại trong hoạt động tín dụng, nâng cao nghiệp vụ góp phần hạn chế đƣợc những rủi ro khi tình hình kinh tế luôn biến động. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và của khách hàng của Chi nhánh nói chung đều gặp những trở ngại do tình hình kinh tế dƣờng nhƣ đang có xu hƣớng chững lại và có dấu hiệu đi xúông, đã làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm nhẹ, giảm 0,1 vòng so với cùng kỳ năm 2012.

4.2.5.4 Tỷ lệ nợ xấu

Tín dụng phải chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt, vì chỉ tiêu này cho ta biết đƣợc tỷ lệ rủi ro có thể phát sinh trong các món cho vay của Ngân hàng, qua đó thể hiện khả năng mà vốn đầu tƣ của Ngân hàng có thể không thu hồi đƣợc đúng hạn hoặc mất vốn. Do đó, Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm liên tục trong thời gian từ năm 2010 đến 2012 và luôn dƣới 1%. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Châu Đốc là 0,70%, nhƣng năm 2011 đã giảm xuống 0,14% và tiếp tục giảm xuống còn 0,12% ở năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm, và dừng lại ở mức 0,06%. Qua đó, ta thấy đƣợc tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng luôn nằm dƣới mức tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, theo Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, các Tổ chức của Ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở xuống. Vietinbank Châu Đốc không những đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của Ngân hảng Nhà nƣớc mà còn khống chế tỷ lệ nợ xấu, và theo chiều hƣớng ngày càng giảm. Có đƣợc kết quả trên là do Ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu, đẩy mạnh hoạt động cho vay đi liền với công tác thu hồi nợ, quán triệt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng nhƣng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

4.2.5.5. Dƣ nợ/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng càng thấp, còn quá nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng không tốt. Ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm qua các năm, cụ thể nhƣ sau: Năm 2010 là 60,10%, năm 2011 tăng lên thành 68,64%, sang năm 2012 con số này đạt 50,59%. Ta thấy, do năm 2011, tuy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng không nhiều so với năm 2010 nhƣng số nợ cũ vẫn còn tồn đọng nhiều, vì tình hình kinh doanh doanh trì trệ, làm chậm quá trình trả nợ của khách hàng, nên làm cho dƣ nợ tăng mạnh, đã làm cho chỉ tiêu này tăng nhẹ, tăng 8,54% so với năm trƣớc, bên cạnh đó chỉ tiêu này cũng cho thấy Ngân hàng đã tăng cƣờng hoạt động cho vay của mình. Bƣớc vào năm 2012, mặc dù chỉ tiêu này giảm xuống mức 50,59% nhƣng nếu xét về nguyên nhân làm giảm tỷ số dƣ nợ/tổng nguồn vốn thì đây là một kết quả tốt, vì Chi nhánh đã thu hồi đƣợc một số nợ tồn đọng của khách hàng, và doanh số thu nợ cũng đã có sự tăng trƣởng tƣơng đối. Chỉ tiêu này của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012, đều ở mức từ 50% - 70%, đây là khoảng giá trị an toàn và đồng thời thể hiện đƣợc Vietinbank Châu Đốc đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình.

Tóm lại:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và sự phát triển của kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Hoạt động tín dụng không chỉ đơn thuần là tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn đóng vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy kinh tế địa phƣơng, cải thiện đời sống của ngƣời dân nói chung và khách hàng của Chi nhánh nói riêng. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nếu nhƣ ngƣời dân đang có nhu cầu sử dụng nhƣng không tiếp cận đƣợc nguồn vốn của Ngân hàng mà đi vay trên thị trƣờng tự do với lãi suất cao thì rủi ro sẽ rất lớn, đôi khi lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ cũng không đủ chi trả chi phí vay nên không thể mở rộng sản xuất, tái đầu tƣ, thậm chí nhiều trƣờng hợp thua lỗ nặng dẫn đến ngừng sản xuất hoặc phá sản ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế của đại phƣơng cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân. Do đó, Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu của ngƣời dân, vừa đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng, vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Vietinbank Châu Đốc đã thực hiện tốt chức năng “đi vay để cho vay” và phƣơng châm hoạt động “an toàn, tăng trƣởng, hiệu quả” trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Ngân hàng và lợi ích của khách hàng, Vietinbank Châu Đốc đã phát triển đƣợc nhiều sản phẩm phù hợp và đa dạng, cùng với uy tín, chất lƣợng và thái độ làm việc chuyên nghiệp đã tạo nên một sự tăng trƣởng không ngừng trong hoạt động của Chi nhánh, quy mô ngày càng đƣợc mở rộng đồng thời giữ vững ƣu thế của mình, bên cạnh đó cũng có ngày càng nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phƣơng.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

5.1.1. Những mặt đã đạt đƣợc

- Đối với công tác huy động vốn: qua những phân tích trên, ta thấy vốn huy động của Ngân hàng hàng năm đều tăng, vốn huy động ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Chứng minh Vietinbank Châu Đốc đã cải thiện và nâng cao khả năng huy động vốn của mình. Vốn huy động tăng giúp Ngân hàng giảm đƣợc chi phí khi hạn chế đƣợc các món vay phải sử dụng vốn điều chuyển, đồng thời giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc xác định thời hạn của các khoản tiền gửi trong vốn huy động để cân đối trong thời hạn cho vay, hạn chế rủi ro về thanh khỏan cho Ngân hàng.

- Đối với công tác cho vay: doanh số cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, mỗi năm đều tăng với một tốc độ tƣơng đối ổn định. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ của Vietinbank Châu Đốc cũng không ngừng đƣợc nâng cao và đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Qua đó, quy mô và chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng đƣợc đẩy lên một tầm cao mới, khẳng định đƣợc sự tận tâm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự lãnh đạo thông suốt của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ của Chi nhánh.

5.1.2. Tồn tại, hạn chế

- Mặc dù vốn huy động có tăng đáng kể nhƣng vẫn chƣa thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng nên phải sử dụng thêm vốn điều chuyển, làm cho chi phí hoạt động của Ngân hàng vẫn ở mức cao, làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Nguyên nhân là do: ngƣời dân vẫn còn thói quen sử dụng và giữ tiền mặt nên việc huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn gặp khó khăn, việc sử dụng thẻ ATM cũng không thật sự phổ biến trong ngƣời dân, đối tƣợng sử dụng thƣờng là cán bộ, công nhân viên nên không huy động đƣợc tối đa lƣợng tiền nhàn rỗi trong dân cƣ. Bên cạnh đó, tình hình biến động giá cả thị trƣờng cùng với giá vàng và những quy định trong việc buôn bán vàng đã làm cho ngƣời dân lo lắng, có tâm lý mua vàng tích trữ hoặc dự trữ tiền để khi có biến động giá vàng thì đầu tƣ.

- Phần lớn thu nhập của Ngân hàng về hoạt động tín dụng thuộc về mảng tín dụng ngắn hạn, tuy các khỏan vay này có vòng quay vốn nhanh, ít rủi ro

nhƣng thực chất trong bản thân nó vẫn tồn tại những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, nợ xấu vẫn còn tồn tại dù có giảm. Vì thế, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, những nhân tố ảnh hƣởng để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 80)