Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 41)

Ngân hàng là tổ chức kinh tế hoạt động với phƣơng thức “đi vay để cho vay”, do vậy công tác huy động vốn đƣợc xem là rất quan trọng và cần có biện pháp hiệu quả để huy động đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong điều kiện tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao, càng trở nên cần thiết thì việc ngân hàng phát huy tốt nguồn vốn huy động không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cƣờng vốn cho nền kinh tế mà còn tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Để huy động vốn đƣợc hiệu quả cần có những công cụ huy động thích hợp với từng đối tƣợng khách hàng, ở đây Vietinbank Châu Đốc huy động chủ yếu dựa vào 3 công cụ chính đó là: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và giấy tờ có giá.

35,83% 64,17% 60,14% 39,86% 67,54% 35,39% 38,60% 32,46% 63,18% 36,82% 61,40% 64,61% 2010 2011 2012 6T2011 6T/2012 6T/2013

Bảng 4.4: Vốn huy động của Vietinbank Châu Đốc 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013

Ghi chú: TGTK: Tiền gửi tiết kiệm

TGTT: Tiền gửi thanh tóan

GTCG: Giấy tờ có giá

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TGTK 271.482 91,32 579.617 86,34 852.543 87,30 308.135 113,5 272.926 47,09 TGTT 24.053 8,09 84.548 12,59 108.136 11,07 60.495 251,51 23.588 27,90 GTCG 1.746 0,59 7.192 1,07 15.859 1,62 5.446 311,91 8.667 120,51 Vốn huy động 297.281 100 671.357 100 976.538 100 374.076 125,83 305.181 45,46 Chỉ tiêu 6T2010 6T2011 6T2012 Chênh lệch 6T2011/6T2010 Chênh lệch 6T2012/6T2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TGTK 369.306 86,66 631.329 87,01 883.073 87,78 262.023 70,95 251.744 39,88

TGTT 52.109 12,23 81.768 11,27 104.171 10,36 29.659 56,92 22.403 27,40

GTCG 4.721 1,11 12.450 1,72 18.730 1,86 7.729 163,72 6.280 50,44

Vốn huy động 426.136 100 725.547 100 1.005.974 100 299.411 70,26 280.427 38,65

Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Châu Đốc qua 3 năm 2010,2011,2012.

Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Châu Đốc qua 3 năm 2010,2011,2012.

ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Bảng 4.3: Vốn huy động của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền gửi từ cá nhân và hộ gia đình. Mục đích khi gửi tiền theo loại này là nhằm để sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi của khách hàng. Do đó, những khách hàng chủ yếu chọn hình thức tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hạn, vừa đảm bảo tính sinh lợi, vừa có thể linh động hơn khi có nhu cầu tiêu dùng.

Năm 2010, tiền gửi tiết kiệm đạt 271.482 triệu đồng. Năm 2011, do NHNN quy định trần lãi suất huy động ở mức 14% làm cho một số ngân hàng nhỏ trên địa bàn gặp tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn, vì chƣa tạo đƣợc uy tín, nên những ngân hàng này thƣờng thu hút vốn bằng cách tăng lãi suất huy động. Đối với Vietinbank Châu Đốc, do đã tạo dựng uy tín và thƣơng hiệu lâu năm nên tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng, chính vì vậy tiền gửi tiết kiệm trong năm 2011 vẫn đạt khá cao, đạt mức 579.617 triệu đồng, tăng đến 113,50% so với năm 2010, đồng nghĩa đã tăng 308.135 triệu đồng.

Đến năm 2012 và kéo dài tới 6 tháng đầu năm 2013 trần lãi suất huy động liên tục giảm làm cho Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nhận thấy đƣợc khó khăn, Ngân hàng đã tích cực và chủ động trong việc thu hút huy động vốn bằng các chƣơng trình khuyến mại hấp dẫn nhƣ “Gửi tiền ngay - Quay trúng lớn”, “Thần tài đón chào - Lộc vào tận cửa”, “Rồng vàng phát lộc - Sung túc cả năm”… đồng thời với các chƣơng trình khuyến mãi là tặng quà đối với những khách hàng lớn, khách hàng lâu năm nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng mới và duy trì lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng thân thiết lâu năm. Chính vì thế mà trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lƣợng tiền gửi tiết kiệm của Vietinbank Châu Đốc vẫn ở mức khá cao so với các ngân hàng khác trong địa bàn, cụ thể năm 2012 tiền gửi tiết kiệm đạt 852.543 triệu đồng, với tốc độ tăng 47,09% so với tốc độ tăng của năm 2011. Bƣớc vào những tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế vẫn chƣa có những khởi sắc rõ nét, nhiều hoạt động kinh doanh còn đang trong tình trạng trầm lắng, chƣa đƣợc phục hồi mạnh, do đó, một số khách hàng của Chi nhánh, đang nắm giữ một lƣợng tiền nhàn rỗi, nhƣng vẫn chƣa có kế hoạch sử dụng hoặc chƣa dám đầu tƣ vì chƣa chắc chắn, và chƣa nắm vững tình hình kinh tế sẽ biến động theo chiều hƣớng nào, do đó, đã dùng tiền nhàn rỗi để gửi vào Ngân hàng. Vì thế, lƣợng tiền gửi tiết kiệm 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng 39,88% so với cùng kỳ năm 2012, đạt mốc 883.073 triệu đồng, tăng 251.744 triệu đồng.

Tiền gửi thanh tóan

Đây là loại tiền gửi phần lớn dùng để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp. Mục đích của loại tiền gửi này chủ yếu là đƣợc hƣởng những tiện ích từ dịch vụ của Ngân hàng, tạo thuận tiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng luôn duy trì một khoản tiền trong tài khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các đơn vị khác. Lãi suất của loại tiền gửi này lại rất thấp nên đây là nguồn vốn đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh. Mặc dù lãi suất của loại tiền gửi này tƣơng đối thấp và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng, nhƣng loại tiền gửi này không mang tính ổn định, Ngân hàng khó kiểm soát đƣợc lƣợng tiền mình đang nắm giữ và mang lại những rủi ro về tính thanh khỏan cũng nhƣ gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn vốn huy động này. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh tóan còn rất thấp (chỉ đạt dƣới 20% trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc qua các năm). Mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế diễn biến phức tạp, nhƣng với uy tín và thƣơng hiệu đã tạo dựng đƣợc từ rất lâu (Vietinbank Việt Nam), tạo đƣợc lòng tin nơi khách hàng nên lƣợng tiền gửi thanh toán từ doanh nghiệp tăng qua từng năm. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có một số lƣợng tiền nhàn rỗi nhƣng chƣa có phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc khi tình hình kinh tế và đầu ra của hàng hóa không đƣợc thuận lợi, doanh nghiệp sẽ gửi lƣợng tiền này vào Ngân hàng để sinh lợi. Cụ thể, năm 2011, tiền gửi doanh nghiệp đạt đƣợc 84.548 triệu đồng, tăng 60.495 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, và 6 tháng đầu năm 2013, lƣợng tiền gửi tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, lần lƣợt đạt ở mức 108.136 triệu đồng và 104.171 triệu đồng. Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là do thời gian qua Ngân hàng đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới cũng nhƣ không ngừng nâng cao, cải thiện chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ thanh toán nhƣ: Chuyển tiền điện tử, nhận thanh toán tiền điện, nƣớc, điện thoại, trả lƣơng qua tài khoản… Do đó đã thu hút lƣợng vốn khá lớn từ doanh nghiệp.

Giấy tờ có giá

Huy động bằng các loại giấy tờ có giá, có thể thu hút đƣợc nguồn vốn lớn vào Ngân hàng với thời gian ngắn. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải có kế hoạch cụ thể, đƣợc NHNN phê duyệt và phải chi trả với lãi suất cao, do đó Chi nhánh rất thận trọng trong việc sử dụng đến công cụ nợ này. Tỷ trọng vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá là rất thấp, tuy nhiên lại tăng dần qua từng năm, điều này cho thấy Vietinbank Châu Đốc đã và đang từng bƣớc đa dạng hóa trong việc huy động nguồn vốn của mình. Năm 2010, huy động bằng giấy tờ có giá chỉ ở mức 1.746 triệu đồng, năm 2011 huy động bằng giấy tờ có giá tăng lên 7.192 triệu đồng, với tốc độ tăng 311,91% so với năm 2010. Năm

2012, tốc độ tăng vẫn ở mức rất cao tới 120,51% so với năm 2011, tuy tốc độ tăng không bằng năm 2011 nhƣng xét về giá trị thì lớn hơn rất nhiều, với mức tăng là 8.667 triệu đồng so với năm 2011. Do nhu cầu về nguồn vốn của khách hàng liên tục tăng qua các năm, đồng thời Ngân hàng đã quan tâm, chủ động tham khảo ý kiến của ngân hàng cấp trên trong việc phát hành giấy tờ có giá nhằm thu hút vốn huy động để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhu cầu vốn của khách hàng cũng nhƣ bảo đảm an toàn và thông suốt cho quá trình hoạt động của Ngân hàng. Chính vì thế, lƣợng tiền huy động bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá của Chi nhánh liên tục tăng theo thời gian. Đến 6 tháng đầu năm 2013, huy động bằng giấy tờ có giá đạt 18.730 triệu đồng, với tốc độ tăng là 50,44 so với cùng kỳ năm 2012. Tuy chi phí cao nhƣng đây chính là nguồn vốn có tính ổn định chủ yếu để cho vay trung – dài hạn, vì vậy trong những năm qua Ngân hàng cũng rất quan tâm đến đến công cụ huy động nguồn vốn này, chính vì thế mà công cụ huy động bằng giấy tờ có giá không ngừng tăng trƣởng qua từng năm.

Bảng 4.2: Cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)