Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng ch

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 45)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng ch

CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.2.1 Phân tích tình hình cho vay

Trong nền kinh tế thị trƣờng, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của Ngân hàng và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy, cho vay chính là hoạt động vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại lợi

0,59% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr East West North 1,07% 1,62% 8,09% 12,59% 11,07% 91,32% 86,34% 87,30% 1,11% 1,72% 1,86% 12,23% 11,27% 10,36% 86,66% 87,01% 87,78%

nhuận cho ngân hàng và cũng chính là nguồn thu để giúp ngân hàng bù đắp các chi phí nhƣ: chi phí tiền gửi, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tƣ. Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dƣới hình thức tiền mặt và chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Đồng thời, thông qua chỉ tiêu này, ta có thể nhận xét đƣợc tƣơng đối chính xác về sự tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời gian của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 699.806 63,88 655.569 55,40 1.234.232 76,70 (44.237) (6,32) 578.663 88,27

Trung dài hạn 395.678 36,12 527.782 44,60 374.925 23,30 132.104 33,39 (152.857) (28,96)

Tổng 1.095.484 100 1.183.351 100 1.609.157 100 87.867 8,02 425.806 35,98

Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Châu Đốc qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời gian của Vietinbank Châu Đốc 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 310.011 53,30 906.996 74,24 421.729 94,53 596.985 192,57 (485.267) (53,50)

Trung dài hạn 271.665 46,70 314.687 25,76 24.406 5,47 43.022 15,84 (290.281) (92,24)

Tổng 581.676 100 1.221.683 100 446.135 100 640.007 110,03 (775.548) (63,48)

Qua Bảng 4.5 và 4.6, ta thấy doanh số cho vay của Vietinbank Châu Đốc có sự tăng giảm khác nhau qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 1.095.484 triệu đồng, sang năm 2011, tình hình cho vay có dấu hiệu tốt, doanh số cho vay đã tăng thêm 87.867 triệu đồng, đạt mức 1.183.351 triệu đồng, tăng 8,02%. Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế, tuy nhiên, Chi nhánh vẫn giữ vững đƣợc tốc độ tăng trƣởng về tín dụng của mình. Doanh số cho vay năm 2012 đã tăng 35,98% so với năm 2011, tƣơng đƣơng tăng 425.806 triệu đồng và đạt 1.609.157 triệu đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn của ngƣời dân tăng cao nhằm phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, nhờ vào sự can thiệp của NHNN trong việc quy định giảm lãi xuất cho vay qua thông tƣ 14/2012/TT-NHNN, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận với nguồn vốn vay.

Tuy nhiên, do sự xuất hiện thêm nhiều chi nhánh của các Ngân hàng khác trên địa bàn, với những chƣơng trình khuyến mãi, thu hút khách hàng đã gây ảnh hƣởng đến doanh số cho vay của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời, 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh doanh cũng nhƣ việc sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng gặp khó khăn, nên nhu cầu về vốn có dấu hiệu sụt giảm cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay giảm so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, qua số liệu đƣợc trình bày trong Bảng 4.6, ta có thể thấy đƣợc 6 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay đạt 1.221.683 triệu đồng, nhƣng đến năm 2013, con số này đã giảm xuống mức 446.135 triệu đồng, giảm 63,48% tƣơng đƣơng giảm 775.548 triệu đồng. Doanh số cho vay giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 do nhiều nguyên nhân tác động đến. Trƣớc hết, do nguyên nhân khách quan đó chính là tình hình kinh tế không mấy khả quan, hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất lúa gạo trên địa bàn chƣa đến thời kỳ sử dụng vốn, vì chƣa đến mùa vụ hoặc chƣa đến thời hạn sử dụng vốn nhiều để kinh doanh nhƣ: thực phẩm, lƣơng thực, do đặc điểm kinh doanh ở địa phƣơng là theo thời vụ và vào những dịp đặc biệt nhƣ: lễ hội, Tết, mùa vụ thu hoạch thủy sản, nông sản,… Do đó, lƣợng khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng của Ngân hàng đã đƣợc giải ngân vốn vay vào thời gian trƣớc, vẫn còn đang trong thời hạn sử dụng vốn, và chƣa có thêm nhu cầu về nguồn vốn, do đó, tình hình cho vay của Vietinbank Châu Đốc có sự sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời gian

Doanh số cho vay ngắn hạn

Theo số liệu về doanh số cho vay theo thời gian của Chi nhánh đƣợc trình bày qua 2 bảng số liệu, ta có thể thấy đuợc doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung – dài hạn trong tổng doanh số cho vay, trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và cả 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 50% trên tổng doanh số cho vay. Cho vay ngắn hạn đƣợc xem là hoạt động cho vay chủ yếu và tập trung của Ngân hàng. Cho vay ngắn hạn có ƣu điểm là thời gian hoàn trả vốn nhanh, dựa trên phƣơng án kinh doanh khả thi và năng lực hoàn trả của khách hàng, đồng thời cán bộ tín dụng có thể dễ dàng giám sát, kiểm tra, đánh giá mục đích cho vay ngắn hạn nên hạn chế đƣợc rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn không mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng vì lãi suất cho vay ngắn hạn thƣờng thấp hơn lãi suất cho vay trung – dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong lĩnh vực cho vay theo thời gian của Chi nhánh là do địa bàn hoạt động của Ngân hàng là các huyện, thị giáp biên giới, hoạt động nông nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ chiếm đại đa số, ít có các doanh nghiệp lớn cũng nhƣ những lĩnh vực kinh doanh trong dài hạn. Nhu cầu vốn của ngƣời dân đa số để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh theo thời vụ, quay vòng vốn nhanh, vì vậy khách hàng của Chi nhánh đi vay ngắn hạn là chủ yếu.

Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn của Vietinbank Châu Đốc tăng giảm không đều theo thời gian. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ so với năm 2010, giảm 6,32%, đạt 655.569 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 44.237 triệu đồng, chiếm 55,40% trên tổng doanh số cho vay năm 2011. Năm 2011, giá nông sản thất thƣờng, cũng nhƣ điều kiện kinh doanh không mấy khả quan nên nhu cầu về vốn của ngƣời dân không tăng, lạm phát cao cũng gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh và nhu cầu chi tiêu của ngƣời dân thắt chặt, hạn chế mở rộng quy mô sản xuất làm cho tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh có phần sụt giảm. Nhƣng đến năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao, đạt mức 1.234.232 triệu đồng, tăng 578.663 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 88,27% so với năm 2011, chiếm 76,70% trong tổng doanh số cho vay của Vietinbank Châu Đốc. Hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm 2012 gặp nhiều thuận lợi, đồng thời Chi nhánh cũng đa dạng hóa các sản phẩm cho vay ngắn hạn, tiếp cận với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn, làm cho quy mô tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đƣợc mở rộng. Đặc biệt, năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã có chỉ đạo thực hiện những biện pháp nhằm giảm dần mặt bằng lãi suất góp

phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội cũng là điều kiện làm cho ngƣời dân tăng cƣờng nhu cầu vốn của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Phân tích Bảng 4.6, ta thấy doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 đạt mức 906.996 triệu đồng, tăng 596.985 triệu đồng, tƣơng ứng 192,57%, so với năm 2011, chiếm 79,32% trên tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2012 tăng cao so với năm 2011, do đó doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm trƣớc là điều tất yếu. Nhƣng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm, do tình hình kinh tế địa phƣơng gặp khó khăn, đời sống ngƣời dân bị ảnh hƣởng do lạm phát, giá cả các loại hàng hóa thiết yếu tăng cao gây tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh, sản xuất, do đó khách hàng hạn chế nhu cầu vốn của mình, làm cho doanh số cho vay sụt giảm 53,50%, giảm tƣơng đƣơng 485.267 triệu đồng, xuống mức 421.729 triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 lại chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, chiếm đến 94,53%. Điều này cho thấy, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng, vì hình thức cho vay này phù hợp với tình hình kinh doanh của khách hàng.

Doanh số cho vay trung - dài hạn

Trong các lĩnh vực kinh doanh, dù cho thuộc lĩnh vực nông nghiệp hay các hoạt động kinh doanh khác, ngoài nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn để chi trả cho các chi phí về lƣơng, thƣởng, phân bón, vật tƣ,… thì nhu cầu vốn dài hạn cũng chiếm phần vô cùng quan trọng để mua đất đai, kho bãi, nhà xƣởng, cải tạo đất đai, mua sắm các thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh. Do đó, tình hình cho vay trung – dài hạn của Vietinbank Châu Đốc trong những năm qua cũng có sự tăng trƣởng, nhƣng vẫn có sự tăng giảm qua các năm. Qua số liệu có đƣợc từ Bảng 4.5 và Bảng 4.6, ta có thể dễ dàng thấy đƣợc mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay trung – dài hạn trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh có sự thay đổi theo thời gian, nhƣng luôn thấp hơn tỷ trọng của cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do đặc điểm tình hình kinh doanh của khách hàng cần nhu cầu về vốn trong ngắn hạn, thời gian xoay vòng vốn nhanh theo thời vụ, đồng thời khách hàng ƣa chuộng hình thức vay ngắn hạn vì có lãi suất thƣờng thấp hơn lãi suất cho vay trung – dài hạn và việc thẩm định cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngân hàng luôn cẩn trọng trong việc cho vay trung – dài hạn vì để đảm bảo khả năng thanh khoản cũng nhƣ rủi ro cho Ngân hàng. Khách hàng thƣờng gửi tiền theo thời hạn ngắn hạn, để thuận tiện hơn trong việc sử dụng, nên để cân bằng giữa vốn huy động và cho vay, Ngân hàng hạn chế việc huy động ngắn – cho vay dài, vì nhƣ thế, rủi ro trong thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản của Ngân hàng rất cao, dẫn đến tỷ trọng cho vay trung – dài hạn luôn thấp hơn tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay.

Năm 2011 là một năm có sự thay đổi đặc biệt đối với doanh số cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn của Chi nhánh. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ, nhƣng doanh số cho vay trung – dài hạn lại tăng tƣơng đối cao, tăng 33,39% đạt mức 527.782 triệu đồng, tăng 132.104 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng là 44,60% trên tổng doanh số cho vay. Chi nhánh đẩy mạnh về lĩnh vực cho vay trung – dài hạn để hạn chế sự chênh lệch về cơ cấu doanh số cho vay theo thời gian quá cao. Năm 2011, vốn huy động của Chi nhánh tăng nên Ngân hàng phải tìm cách để cho vay nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, vì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 có dấu hiệu suy giảm, buộc Vietinbank Châu Đốc phải đẩy mạnh về lĩnh vực cho vay trung – dài hạn. Ngoài ra, khách hàng của Chi nhánh đảm bảo đƣợc những điều kiện vay vốn và có nhu cầu phát triển kinh doanh trong thời gian lâu dài nên đã đƣợc tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng. Bƣớc sang năm 2012, doanh số cho vay trung – dài hạn đã phần nào quay về tỷ trọng bình thƣờng của mình. Doanh số cho vay giảm 152.857 triệu đồng, đạt mức 374.925 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 28,96% so với năm 2011, tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay chỉ còn 23,30%. Doanh số cho vay trung – dài hạn năm 2012 giảm là do những món vay trung – dài hạn thƣờng là những món vay tƣơng đối lớn, và trong thời gian dài có thể sẽ phát sinh những rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng thẩm định rất chặt chẽ điều kiện vay vốn của khách hàng, chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, có phƣơng án kinh doanh khả thi, có kế hoạch trả nợ rõ ràng, đủ năng lực thanh toán khoản vay cũng nhƣ sử dụng vốn đúng mục đích nhằm đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn, nâng cao hiệu quả công tác cho vay cũng nhƣ hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Xét Bảng 4.6, ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm 2011, doanh số cho vay trung – dài hạn 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng 43.022 triệu đồng, tăng tƣơng ứng 15,84% đạt mốc 314.687 triệu đồng, chiếm 20,68% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 tăng cũng có một số nguyên nhân từ phía khách hàng, một số doanh nghiệp đẩy mạnh quy mô hoạt động bằng việc lắp đặt, mua mới một số thiết bị phục vụ cho kinh doanh, đầu tƣ xây dựng nhà mày xây xát lúa gạo, mua thêm nhà xƣởng,…cũng góp phần làm tăng doanh số tín dụng trung – dài hạn. Sang 6 tháng đầu năm 2013, hầu hết các chỉ tiêu về thu nhập, tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay của Chi nhánh đều có xu hƣớng giảm, nên doanh số cho vay trung – dài hạn giảm là điều không thể tránh. Doanh số cho vay trung – dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh, chỉ

đạt 24.406 triệu đồng, giảm 290.281 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 92,24% so với cùng kỳ năm trƣớc, làm cho tỷ trọng của cho vay trung – dài hạn chỉ còn 5,47% trong tổng doanh số cho vay. Tình hình kinh doanh của khách hàng, cũng nhƣ những hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ đã ảnh hƣởng đến công tác cho vay của Ngân hàng.

Hình 4.3: Cơ cấu cho vay của Vietinbank Châu đốc giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Hiện nay, trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia, do đó các lĩnh vực kinh doanh ngày càng đƣợc đa dạng hóa với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Châu Đốc là một địa phƣơng đang trên đà phát triển về mọi mặt: Kinh tế, xã hội, văn hóa,… Trong đó, kinh tế là một trong những phƣơng diện đƣợc chú trọng quan tâm, phát triển hàng đầu của các cấp lãnh đạo. Cùng với sự phát triển ấy, nhu cầu về vốn của khách hàng của Vietinbank Châu Đốc ngày càng tăng, nhằm tạo ra sự thuận lợi trong việc quản lý, tiếp cận, chăm sóc khách hàng, Ngân hàng đã thể phân chia doanh số cho vay qua nhiều lĩnh vực bao gồm các ngành nghề khác nhau. Nhƣ vậy, Ngân hàng không những đa dạng hóa đƣợc nhiều hình thức tín dụng để phù hợp với từng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 45)