Phân tích tình hình dƣ nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 67)

Chỉ tiêu dƣ nợ thể hiện mức tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng. Việc theo dõi chặt chẽ chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng phát hiện đƣợc những thay đổi trong nhu cầu vốn của khách hàng để có biện pháp quản lý, tránh để trở thành nợ xấu. Đây cũng là phần tài sản có sinh lời lớn, rất quan trọng và không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả cũng nhƣ qui mô hoạt động của một ngân hàng. Các ngân hàng có mức dƣ nợ cho vay càng cao thƣờng là các ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Qua tình hình dƣ nợ cho vay ta có thể biết đƣợc ngân hàng có sử dụng vốn hiệu quả hay chƣa, đồng thời cho ta biết đƣợc ngân hàng còn phải thu nợ khách hàng là bao nhiêu để từ đó có những chính sách, biện pháp thu nợ hợp lý, hiệu quả. Tình hình dƣ nợ của Vietinbank Châu Đốc trong những năm qua nhƣ sau:

Bảng 4.13: Dƣ nợ cho vay theo thời gian của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Châu Đốc qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Bảng 4.14: Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 304.302 668.507 792.307 1.017.142 866.870 364.205 119,69 123.800 18,52 (150.272) (14,77) Trung-dài hạn 194.390 487.602 549.529 817.720 550.149 293.212 150,84 61.927 12,70 (267.571) (32,72) Tổng 498.692 1.156.109 1.341.836 1.834.862 1.417.019 657.417 131,83 185.727 16,06 (417.843) (22,77) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CN-CB-XD 72.909 246.704 242.434 469.845 278.648 173.795 238,37 (4.270) (1,73) (191.197) (40,69) TM-DV 320.790 659.400 622.091 958.997 618.469 338.610 105,56 (37.309) (5,66) (340.528) (35,51) NN-TS 26.780 165.731 433.293 322.029 472.011 138.951 518,86 267.562 161,44 149.982 46,57

Khác 78.213 84.274 44.018 83.991 47.891 6.061 7,75 (40.256) (47,77) (36.101) (42,98)

Tổng 498.692 1.156.109 1.341.836 1.834.862 1.417.019 657.417 131,83 185.727 16,06 (417.844) (22,77)

4.2.3.1 Dư nợ theo thời gian

Qua Bảng 4.13, ta thấy dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng. Cụ thể năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 dƣ nợ ngắn hạn của Vietinbank Châu Đốc chiếm tỷ trọng lần lƣợt là: 61,02%, 57,82%, 59,04% và 55,43%. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay liên tục biến đổi, nền kinh tế trong nƣớc gặp khó khăn cùng với nợ xấu hầu hết các Ngân hàng đều tăng, nên Ngân hàng tập trung tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, nhanh chóng thu hồi đƣợc vốn, tạo thu nhập thêm cho Ngân hàng.

Bên cạnh đó, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng dƣ nợ theo kỳ hạn đó là dƣ nợ trung và dài hạn. Năm 2010, dƣ nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 38,98% tỷ trọng tổng dƣ nợ, năm 2011 và 2012, tỷ trọng này lần lƣợt là 42,18% và 40,96%. Do Vietinbank Châu Đốc phát triển và mở rộng qui mô tăng trƣởng tín dụng trung và dài hạn của mình để ổn định dƣ nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng này là còn 44,57%, do tình hình kinh tế trong nƣớc gặp khó khăn, Ngân hàng giảm tăng trƣởng tín dụng trung và dài hạn để hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Dƣ nợ ngắn hạn

Dƣ nợ ngắn hạn của Vietinbank Châu Đốc luôn tăng trƣởng qua các năm. Vì nguồn vốn cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn dài hạn và một phần do Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhiều hơn so với vốn dài hạn nên Ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn. Năm 2010, dƣ nợ ngắn hạn đạt 304.302 triệu đồng, năm 2011 và đến năm 2012 dƣ nợ ngắn hạn lần lƣợt ở mức 668.507 triệu đồng và 792.307 triệu đồng. Dƣ nợ ngắn hạn tăng qua từng năm tuy nhiên tăng mạnh nhất trong năm 2011, với tốc độ tăng lên đến 119,69% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Vietinbank Châu Đốc cho vay tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng ngắn hạn theo mùa vụ thuộc các ngành nghề nhƣ: lúa gạo, thủy sản, hàng tiêu dùng, phân phối… đặc biệt là trong năm 2011 nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân tăng cao đồng thời việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, việc thực hiện giao dịch nhanh chóng cũng thu hút một lƣợng lớn khách hàng đến vay. Trong năm 2012, tình hình dƣ nợ ngắn hạn diễn biến có phần phức tạp, những tháng đầu năm 2012, dƣ nợ tăng cao ở mức 1.017.142 triệu đồng, nhƣng đến cuối năm thì dƣ nợ giảm rõ rệt xuống còn 792.307 triệu đồng. Điều này cho thấy việc thu hồi nợ của Ngân hàng rất khả quan, một phần do khách hàng làm ăn có lãi nên cũng chủ động hơn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, một phần nhờ việc chủ động tích cực trong việc thu hồi nợ của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên nhìn chung dƣ nợ

ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua từng năm và biến động tỷ lệ thuận với dƣ nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ của Ngân hàng bắt đầu ổn định trở lại, dƣ nợ tăng nhẹ và đạt ở mức 866.870 triệu đồng.

Dƣ nợ trung và dài hạn

Dƣ nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng luôn thấp hơn so với dƣ nợ ngắn hạn trong cơ cấu dƣ nợ của Ngân hàng. Năm 2011, tuy dƣ nợ tăng đến 150,84% so với năm 2010 và ở mức 487.602 triệu đồng, nhƣng tốc độ tăng ở đây là do tình hình thu nợ giảm so với năm 2010, cho vay tăng nên dẫn đến dƣ nợ tăng cao. Nguyên nhân là do trong năm 2011, tình hình kinh tế gặp khó khăn, việc thu hồi vốn của Ngân hàng lại gặp nhiều trở ngại, lạm phát tăng cao, nhu cầu về tín dụng trung và dài của các doanh nghiệp tăng cao để tiếp tục sản duy trì sản xuất. Đến Năm 2012, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, Vietinbank Châu Đốc đã tăng cƣờng cho vay trung và dài hạn trong những tháng đầu năm để mở rộng qui mô và tăng lợi nhuận lãi vay, vì thế mà trong những tháng đầu năm 2012 dƣ nợ tăng rất cao, 6 tháng đầu năm 2012, dƣ nợ trung và dài hạn tăng đến 817.720 triệu đồng. Song song với việc cho vay thì tình hình thu nợ trong những tháng cuối năm 2012 cũng rất tốt, do các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, vì thế mà đến cuối 2012 dƣ nợ có phần giảm xuống so với 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, so với năm 2011 thì dƣ nợ vẫn tăng trƣởng tƣơng đối tốt, cụ thể dƣ nợ trung và dài hạn trong năm 2012 đạt 549.529 triệu đồng, tăng 61.927 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng là 12,70%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, do ảnh hƣởng của lạm phát, giá cả trên thị trƣờng tăng cao, ngƣời dân thắt chặt chi tiêu, Ngân hàng hạn chế cho vay và tăng cƣờng thu hồi nợ. Chính vì thế đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 dƣ nợ đạt ở mức 550.149 triệu đồng, chỉ tăng 620 triệu đồng so với dƣ nợ cuối năm 2012

Hình 4.4: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

61,02% 38,98% 57,82% 42,18% 59,05% 40,95% 55,43% 44,57% 61,17% 38,83% 57,75 2010 2011 2012 6T2012 6T/2013

4.2.3.2 Dư nợ theo ngành kinh tế

Tại Vietinbank Châu Đốc, dƣ nợ theo ngành kinh tế đƣợc chia làm bốn loại: Công nghiệp – Chế biến – Xây dựng, Thƣơng mại – Dịch vụ, Nông nghiệp – Thủy sản và các ngành khác. Việc phân loại theo ngành nghề kinh tế để phát triển tín dụng là rất quan trọng, tùy đặc điểm của từng vùng miền mà Ngân hàng có thể tập trung tăng trƣởng tín dụng theo lợi thế của ngành kinh tế tại vùng đó, để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Qua phân tích dƣới đây, ta sẽ đi sâu tìm hiểu về dƣ nợ cho vay đối với từng ngành nghề kinh tế của Vietinbank Châu Đốc.

Công nghiệp - Chế biến - Xây dựng

Dƣ nợ ngành Công nghiệp – Chế biến – Xây dựng biến động không ổn định qua từng năm. Năm 2011, dƣ nợ ngành này là 246.704 triệu đồng, tăng đến 238,37% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 nhu cầu xây dựng nhà cửa của ngƣời dân trên địa bàn tăng cao, trong tình trạng kinh tế khó khăn ngành Công nghiệp – Chế biến vẫn phải sản xuất với lƣợng vừa phải để duy trì nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp, chính vì thế mà việc cho vay vẫn tăng, tuy nhiên doanh số thu nợ không đáng kể làm cho dƣ nợ tăng nhanh trong năm 2011, tăng đến 238,37% so với năm 2010 và đạt ở mức 246.704. Đến năm 2012, diễn biến dƣ nợ mang lại một tín hiệu rất tốt cho Ngân hàng, 6 tháng đầu năm 2012 dƣ nợ tăng cao ở mức 469.845 triệu đồng, tuy nhiên đến cuối năm 2012 dƣ nợ lại trở về mức 242.434 triệu đồng, điều này cho thấy tình hình cho vay ở những tháng đầu năm tăng cao, tuy nhiên song song với đó tình hình thu nợ của ngân hàng ở giai đoạn này cũng rất tốt. Với kết quả đạt đƣợc nhƣ vậy một phần là do những tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong năm 2012, các doanh nghiệp tập trung sản xuất và thu đƣợc lãi đồng thời hoàn trả vốn và lãi vay cho Ngân hàng đúng thời hạn. Tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến việc các nhân viên ngân hàng đã hoàn thành xuất sắc trong nhiệm vụ thu hồi nợ và đánh giá đúng món vay của khách hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì dƣ nợ ngành Công nghiệp – Chế biến – Xây dựng tiếp tục duy trì ổn định ở mức 278.648 triệu đồng tăng 36.214 triệu đồng và tốc độ tăng là 14,93% so với cuối năm 2012.

Thƣơng mại – Dịch vụ

Khai thác đƣợc thế mạnh hoạt động thƣơng mại dịch vụ rất phát triển trên địa bàn thành phố Châu Đốc, do đó tỷ trọng của ngành luôn chiếm cao nhất trong các ngành kinh tế. Đặc biệt với việc Châu Đốc đƣợc nâng lên thành phố trực thuộc Tỉnh trong năm 2013 có sự đóng góp rất lớn của ngành thƣơng mại dịch vụ trong nền kinh tế của vùng. Năm 2010, dƣ nợ ngành ở mức 320.790

triệu đồng. Đến năm 2011 nhờ lợi thế của ngành, nhất là những địa điểm du lịch nổi tiếng trong vùng, nên ngân hàng đã đẩy mạnh tập trung vào ngành TM-DV để đối phó với nền kinh tế khó khăn trong năm 2011. Vì thế trong năm 2011, doanh số cho vay của ngành tăng cao, doanh số thu nợ của ngành vẫn ổn định làm cho dƣ nợ tăng đáng kể, cụ thể là năm 2011 dƣ nợ đạt 659.400 triệu đồng tăng 338.610 triệu đồng và tốc độ tăng đến 105,56%. Năm 2012, nhờ những thuận lợi của nền kinh tế, doanh số thu nợ tăng cao đồng thời với doanh số cho vay. Chính vì thế mà dƣ nợ của Ngân hàng giảm 37.309 triệu đồng, đạt ở mức 622.091 triệu. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình dƣ nợ ổn định ở mức 618.469 triệu đồng. Việc dƣ nợ ngành Thƣơng mại – Dịch vụ ổn định trong những năm qua cho thấy Ngân hàng đã có những bƣớc đi đúng đắn trong việc đẩy mạnh tập trung vào thế mạnh của vùng, giúp Ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận đáng kể từ ngành này.

Nông nghiệp - Thủy sản

Ngành nông – thủy sản nghiệp cũng là một trong những ngành thế mạnh của vùng, do đặc thù của Ngân hàng là Công Thƣơng nên trong thời gian đầu đi vào hoạt động ngành này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên để cạnh tranh với các Ngân hàng trong địa bàn, mở rộng qui mô của Ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm của Ngân hàng và đặc biệt là trong năm 2011, chính phủ hỗ trợ lãi suất cho các món vay phục vụ sản xuất nông nghiệp làm cho dƣ nợ ngành tăng rất mạnh trong những năm gần đây, cụ thể năm 2010 dƣ nợ Ngân hàng chỉ ở mức 26.780 triệu đồng, năm 2011, dƣ nợ tăng vọt lên đến 165.731 triệu đồng với tốc độ tăng 518,86%, đến năm 2012, dƣ nợ tiếp tục tăng mạnh và đạt mức 433.293 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu vay của ngƣời dân tăng cao, Ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm của mình để cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Đến 6 tháng đầu năm 2013, việc sản xuất đã tạo ra đƣợc lợi nhuận nên tình hình thu nợ tăng lên song song với tình hình cho vay của Ngân hàng nên dƣ nợ có dấu hiệu ổn định trở lại, đây là tín hiệu rất tích cực đối với Ngân hàng, cụ thể đến thời điểm cuối tháng sáu năm 2013 dƣ nợ Ngân hàng đạt 472.011 triệu đồng tăng 38.718 triệu đồng và tốc độ tăng là 8,93% so với thời kỳ đầu năm 2013.

Ngành khác

Nền kinh tế TP Châu Đốc đang ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân tăng cao, việc mở rộng thêm các khoản cho vay cho khách hàng có nhu cầu mua xe, mua nhà, đƣa con đi du học… Đã tạo ra lợi thế nhất định đối với các Ngân hàng khác trên địa bàn và phân tán phần nào rủi ro cho Ngân hàng, cũng nhƣ việc tạo thêm nguồn thu nhập từ lãi cho Ngân hàng. Từ năm 2010 đến năm 2011, dƣ nợ duy trì ổn định lần lƣợt ở mức 78.213 triệu đồng và

84.274 triệu đồng, tuy có tăng nhƣng mức tăng không đáng kể, nguyên nhân là do trong 2 năm này tình hình kinh tế khó khăn kéo theo sự khó khăn trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, nên Ngân hàng cũng khắt khe hơn trong việc giải ngân cho các khoản vay này. Đến đầu năm 2012, công tác thu hồi nợ đối với ngành này đạt đƣợc những hiệu quả nhất định, tuy nhiên việc cho vay lại gặp nhiều khó khăn vì sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trẻ mới thành lập sau này (giảm lãi suất cho vay), chính vì thế dƣ nợ ngành này trong trong những tháng cuối năm 2012 sụt giảm đáng kể xuống còn 44.018 triệu đồng, giảm đến 40.256 triệu đồng và tốc độ giảm tới 47,77%.

Hình 4.5: Dƣ nợ theo ngành kinh tế của Vietinbank Châu Đốc giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 67)