Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 26 - 28)

- Hạn chế tăng trưởng nóng TD: Hệ thống NH đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết để thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện đại hóa, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống NH nội địa. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳ đầu là cần thiết để kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều

mà NH khó kiểm soát được CLTD, hoặc đẩy mạnh TD phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống NH.

- Có một hệ thống NHTM đủ mạnh: Xây dựng hệ thống NH có tiềm lực vững

mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu đãi TD… để nâng cao CLTD.

- Hạn chế tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn: Khi định chế tài chính trong

nước còn yếu kém, nhất là khi hệ thống NH chưa đủ khả năng phân phối TD một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. Dòng vốn ngắn hạn ồ ạt gây hiện tượng “thừa vốn”, dẫn đến tình trạng lãng phí, hâm nóng thị trường bất động sản, và sự đảo ngược dòng vốn này gây bất ổn thị trường tài chính.

-Hỗ trợ lãi suất cho nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM: Cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ đối với hệ thống NH, mở rộng TD và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho TD cần phải có chương trình hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản TD để tránh nguy cơ thất thoát vốn.

- Kiểm soát thị trường TD bất động sản: Từ cuộc khung hoảng TD nhà đất tại Mỹ, nhìn lại Việt Nam, cũng cần nhận thấy rằng dư nợ TD đầu tư kinh doanh bất động sản trong thời gian qua (2005 - 2007) có xu hướng tăng mạnh, dẫn đến việc cho vay để đầu tư bất động sản gia tăng trong các NH. Nhưng bước sang năm 2009 - 2010, cũng như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đã bộc lỗ rõ là "thi trường bong bóng" và bắt đầu "xì hơi", cần có những chính sách thích hợp để hạn chế những RRTD có nguy cơ gia tăng khi thị trường bất động sản đóng băng như những năm trước. Vì vậy, các NHTM cần phải rà soát lại và thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của KH vay, chỉ cho vay đối với KH có tiền sử TD tốt và thẩm định thật kỹ các dự án nhà đất và phải thẩm định cả phần rủi ro nếu thị trường rơi vào tình trạng đóng băng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w