Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong cổ phần hóa, chuyển đổi DNNN

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 79 - 81)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

TRIỂN HƯNG YÊN

3.3.3.5 Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong cổ phần hóa, chuyển đổi DNNN

Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa hay chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước, cần có những quy định chặt chẽ và xử lý dứt điểm đối với các trường hợp như nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi vẫn rơi vào tình trạng khó khăn, "bình mới rượu cũ", vẫn tồn tại nợ tồn đọng kéo dài, vẫn không cải thiện tình hình SXKD, chỉ đổi tên và thay đối cơ chế quản lý theo hình thức mà không thay đổi bản chất bên trong. Những doanh nghiệp Nhà nước nếu đủ điều kiện phá sản hoặc giải thể thì thực hiện xử lý ngay để thu hồi nợ cho NH, nếu kéo dài thì giá trị của doanh nghiệp sẽ ngày càng bị giảm sút và càng khó xử lý thu hồi nợ.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả QLRRTD trong HĐNH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, ngày càng phát triển gần đến các thông lệ quốc tế nếu như muốn tồn tại và phát triển bền vững.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về RRTD, QLRRTD và hiệu quả QLRRTD, ảnh hưởng của RRTD tại một số nước và bài học đối với NHTM Việt Nam.

- Luận văn nghiên cứu tống quát về tổ chức và hoạt động của BIDV Hưng Yên, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng QLRRTD, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dấn đến những tồn tại trong hạn chế RRTD của Chi nhánh.

- Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLRRTD tại BIDV Hưng Yên. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Hy vọng rằng qua luận văn này những phân tích, phân tích tổng hợp đánh giá về lý luận thực tiễn cũng như kiến nghị, đề xuất của tác giả luận án có thể đóng góp một phần, nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLRRTD tại BIDV Hưng Yên nói riêng và vận dụng vào các NHTM khác nói chung.

Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện Luận văn, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến cô Lê Thanh Tâm, người hướng dẫn khoa học, các thầy cô giáo tại Đại học Kinh tế quốc dân, cùng tập thể cán bộ công nhân viên BIDV Hưng Yên và các bạn đồng nghiệp đã góp ý động viên giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 79 - 81)

w