Từ chính BIDV Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 52 - 54)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

5. Theo ngành nghề 314,232 380,487 100

2.3.4.1 Từ chính BIDV Hưng Yên.

BIDV Hưng Yên hoạt động trong môi trường kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc, các doanh nghiệp hoạt động tính minh bạch chưa cao, phần lớn năng lực tài chính thấp, khả năng tự chủ về nguồn vốn yếu, doanh nghiệp nhà nước chậm được sắp xếp đổi mới vì vậy không thể dự đoán hết các nguyên nhân gây rủi ro cho chi nhánh đặc biệt là các nguyên nhân mới. Do vậy, ngoài các nguyên nhân được đưa ra dưới đây thì trong các biện pháp tăng cường hạn chế RRTD tại Chi nhánh cũng hàm chứa việc phòng ngừa các nguyên nhân gây ra RRTD trong tương lai.

Thứ nhất: là cán bộ Chi nhánh còn trẻ, đặc biệt là CBTD, mặc dù có trình độ chuyên môn (100% tốt nghiệp đại học) nhiệt huyết với công việc nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên chưa thích ứng được với hoạt động TD ngày càng phức tạp. Việc phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chưa lường đón hết được những rủi ro chủ yếu có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa, việc tổng hợp thông tin trên nhiều lĩnh vực để phân tích dự án còn nhiều bất cập, còn thể hiện tính cả nể. Điều này dẫn đến chất lượng thẩm định KH, khoản vay chưa đạt yêu cầu, làm cho các khoản vay sau khi được phê duyệt đã bộc lộ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.

Thứ hai: Hệ thống thông tin phục vụ quản lý TD còn thiếu chính xác và chưa đầy đủ: Việc cung cấp thông tin phục vụ quản lý TD hiện này tại Chi nhánh còn rất nhiều vấn đề bất cập. Điển hình như chưa có quy định rõ ràng về việc khai thác, xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin. Việc tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác TD nói chung, công tác hạn chế TD nói riêng thực hiện còn nhiều chắp vá, không thường xuyên. Thể hiện ở một số điểm chính sau:

+ Các thông tin liên quan đến KH như tình hình SXKD, tài sản đảm bảo, dư nợ vay…. mặc dù được đánh giá hàng năm nhưng việc lưu trữ chưa được thống nhất, khó sử dụng cho các cán bộ khác khi tiếp cận.

+ Đối với KH xuất hiện các dấu hiệu rủi ro, việc thu thập thông tin thực hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp. Mặc dầu nhiều nguồn thông tin được hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành, báo chí… nhưng việc thu thập, phân tích xử lý thông tin còn dựa nhiều vào giác quan, kinh nghiệm cán bộ.

Việc phân định trách nhiệm và nhiệm vụ trong hoạt động TD của các phòng chức năng tại chi nhánh chưa được đầy đủ, các khâu trong quá trình cho vay về bản chất vẫn chưa được tách bạch rõ ràng. Hiện nay, các khâu trong quá trình TD đã bắt đầu được phân tách ra cho các phòng, bộ phận chức năng riêng như: tiếp thị KH, tiếp nhận hố sơ vay vốn/ đánh giá thẩm định, phân tích thẩm định KH vay vốn, phân tích thẩm định dự án đầu tư/ phương án SXKD,các biện pháp bảo đảm tiền vay, lập báo cáo thẩm định cho vay, trình phê duyệt khoản vay, trình ký HĐTD, giai ngân, kiểm tra giám sát khoản vay, thu nợ gốc lãi và phí khoản vay, xử lý nợ xấu ( nếu có)...thanh lý HĐTD, giải chấp tài sản đảm bảo, tái thẩm định. Tuy nhiên, do vẫn còn bị ảnh hưởng của mô hình TD truyền thống đã thực hiện từ lâu, nên vẫn còn mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các khâu cũng như phân định trách nhiệm giữa các phòng, bộ phận như thế nào. Cán bộ quan hệ KH, trước đây gọi là CBTD vẫn được xem là người chịu trách nhiệm lớn nhất nếu để xảy ra RRTD, mặc dù người thẩm định và xét duyệt cho vay đã do bộ phận khác thực hiện.

Thứ tư là: Trong những năm trước cả hệ thống BIDV nói chung Chi nhánh Hưng Yên nói riêng, khi cho vay xây lắp, giao thông chỉ dựa trên việc doanh nghiệp trúng thầu và các hợp đồng thi công mà chưa chú trọng đến nguồn vốn thanh toán, giá trần, giá sàn của việc đầu thầu, hiệu qủa và năng lực thi công của doanh nghiệp bỏ thầu thấp, thi công chậm tiến độ dẫn đến khâu quyết toán gặp nhiều khó khăn. Mặt khác tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản (cả nguồn vốn sử dụng ngân sách địa phương cũng như nguồn vốn trung ương) chậm thanh toán, vì vậy các doanh nghiệp thi công xây lắp không đủ nguồn trả nợ vay khi đến hạn dẫn đến việc tăng gia hạn nợ vay, lãi phát sinh tăng cao.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 52 - 54)