Những thay đổi căn bản trong mô hình QLRRTD mới từ ứng dụng các nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 59 - 61)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

TRIỂN HƯNG YÊN

3.2.1.1 Những thay đổi căn bản trong mô hình QLRRTD mới từ ứng dụng các nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu

nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu

Trong xây dựng mô hình QLRRTD, theo nguyên tắc Basel, có một số điểm cơ bản là: Phân tách bộ máy cấp TD theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích TD và bộ phận phê duyệt TD cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia; Nâng cao năng lực của cán bộ QLRRTD; Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi TD thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và QLRRTD. Từ đó, cần có sự thay đổi căn bản so với mô hình cũ là:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận,

đồng thời xây dựng các chính sách QLRRTD, chính sách phân bổ TD, chính sách KH, xây dựng danh mục đầu tư …

- Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ KD chính, trong đó có hoạt động cấp TD, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

Theo mô hình chiều ngang hiện tại: Tại BIDV Hưng Yên, từ mô hình chiều

ngang truyền thống của hoạt động TD đó là với 2 phòng là phòng TD KH doanh nghiệp và phòng TD KH cá nhân, Lãnh đạo TD do một Phó giám đốc chi nhánh phụ trách. Toàn bộ QTTD khép kín và theo chiều ngang tức là CBTD thực hiện tiếp xúc KH, nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định khoản vay, đánh giá tài sản đảm bảo, trình lên trưởng phòng TD ký kiểm soát sau đó trình lên lãnh đạo TD và Hội đồng TD chi nhánh quyết định cho vay. Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh thì trình lên Hội sở chính và Hội sở chính cũng xử lý khép kín tương tự như chi nhánh do phòng TD tại HSC trực tiếp thực hiện.

Chuyển sang mô hình chiều dọc: QTTD được phân theo thành 3 mảng hoạt

động chính thuộc 3 Khối nghiệp vụ là Quan hệ KH; Quản lý rủi ro; và Hỗ trợ và tác nghiệp, tương ứng với mô hình Front Office - Midle Office - Back Office.

- Việc chuyển đổi được thực hiện trên cơ sở phân tách các Phòng TD thành các Phòng hoặc bộ phận chuyên môn khác nhau là: Quan hệ KH (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc KH, khởi tạo TD); Phòng/ bộ phận QLRRTD (thực hiện thẩm định TD độc lập và ra các ý kiến về cấp TD cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định TD của bộ phận quan hệ KH); và Phòng/ bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).

Tuy nhiên, như đã nêu ở Chương 2, quá trình này đang diễn ra một cách khó khăn và còn một chặng đường dài nữa mới đạt được một mô hình quản trị RRTD hiện đại theo đúng nghĩa. Trước hết, khó khăn lớn nhất xuất phát từ yếu tố con người bởi sự thay đổi mô hình tổ chức đã ảnh hưởng đến quyền hạn của các cán bộ có liên quan đến quá trình cấp TD.

Khó khăn thứ hai có thể kể đến là môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại

Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao.

Mặc dù có nhiều trở ngại trong xây dựng mô hình QLRRTD nhưng không thể phủ nhận được những ưu điểm của mô hình mới này mang lại trong quản trị rủi ro bởi đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện TD sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp... Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ KH trong quá trình thực hiện các quyết định cấp TD đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các NH hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w