Chậm thay đổi tổ chức và hoạt động quản lý TD

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 51)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

5. Theo ngành nghề 314,232 380,487 100

2.3.3.1 Chậm thay đổi tổ chức và hoạt động quản lý TD

Mô hình quản lý TD truyền thống tại Việt Nam đã và đang áp dụng trong một thời gian dài ở các NHTM hiện nay là quản lý TD tập trung vào một đầu mối, tức là tất các các khâu trong quá trình TD từ tìm kiếm thị trường, tiếp xúc KH, thẩm định cho vay, thẩm định TSBĐ, đề xuất cho vay, quản lý giải ngân, quản lý nợ xấu, xử lý nợ,.... đều do một phòng hay bộ phận TD trong NH thực hiện. Phân cấp trách nhiệm theo các cấp: CBTD, trưởng phòng TD và giám đốc NH. Mỗi chi nhánh NHTM như một NH độc lập, tự cho vay và chịu trách nhiệm, tính định hướng chỉ đạo, hỗ trợ từ Hội sở chính trong quá trình thẩm định xét duyệt cho vay rất hạn chế.

Từ mô hình cũ ở trên, toàn hệ thống BIDV, trong đó có Chi nhánh Hưng Yên, đã và đang thực hiện chuyển đổi sang mô hình quản lý TD hiện đại, đó là: Thực hiện phân tách bộ phận TD thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ KH (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc KH, khởi tạo TD), bộ phận QLRRTD (thực hiện thẩm định TD độc lập và ra các ý kiến về cấp TD cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định TD của bộ phận QHKH), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).

Khi triển khai mô hình mới, sự phân tách bộ phận quan hệ KH, QLRRTD và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện tỵ hiềm, cản trở nhau trong tác nghiệp. Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào hoạt động TD chưa thật rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trong điều kiện tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến, đã dẫn đến sự e ngại trong các quyết định cấp TD và làm ảnh hưởng đến không chỉ hoạt động của bản thân NH đó mà còn đến cả nền kinh tế bởi khả năng tiếp cận các nguồn vốn TD của công chúng sẽ trở nên

khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Sự hỗ trợ của hệ thống thông tin TD cũng như khả năng tiếp cận KH và cung cấp thông tin cần thiết của bộ phận quan hệ KH chưa đáp ứng được các yêu cầu chính xác và giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, do đó, những lo ngại của bộ phận QLRRTD trong các quyết định rủi ro gia tăng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w