Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động TD

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 69 - 70)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

TRIỂN HƯNG YÊN

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động TD

- Kiểm tra định kỳ: CBTD thực hiện rà soát định kỳ đối với dư nợ của KH là các TCKT được phân công quản lý ít nhất một năm hai lần. Việc rà soát bao gồm việc đánh giá tiến triển kinh doanh của KH vay kể từ lần rà soát trước, phân tích cách thực hiện và sử dụng khoản vay, kiểm tra sự tuân thủ hợp đồng và cam kết trong thoả thuận ban đầu và các vấn đề khác liên quan. Nội dung của cuộc rà soát và ngày rà soát tiếp theo nhất thiết phải được xác định lại. CBTD lấy bản báo cáo hoàn chỉnh từ phòng Kế toán về dư nợ có liên quan đến KH vay. Báo cáo này bao gồm cả số dư cho vay đối với KH nhóm, cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp. CBTD trực tiếp đi kiểm tra KH vay cùng với phân tích này để thu thập các thông tin về tình hình kinh doanh của KH.

- Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra kiểm soát, giám sát: Ngoài công tác giám sát do CBTD tiến hành, đòi hỏi các NH phải tăng cường tổ chức kiếm tra, kiểm soát nội bộ NH. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện thể lệ chế độ, QTTD tìm ra những sai sót vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở có thể đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố CLTD, ngăn ngừa rủi ro.

- Thông qua kiểm tra giám sát phải đạt được mục tiêu:

(1) Đối với KH: Thường xuyên nắm vững tình hình tài chính và sự biến động trong các khâu của quá trình SXKD, nắm vững chu kỳ sản xuất để có kế hoạch giúp doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh và thu nợ kịp thời. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đề ra biện pháp xử lý nợ kịp thời khi một doanh nghiệp có biểu hiện tiêu cực làm giảm khả năng thu hồi nợ của NH.

(2) Đối với NH: Xem xét tình hình tuân thủ chính sách, thủ tục cho vay, những nhược điểm trong QTTD, năng lực cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ TD, định giá tài sản thế chấp cầm cố, sự bảo đảm của hồ sơ TD, thực trạng nợ của NH thông qua việc xếp loại TD. Phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống tiêu cực ngay trong nội bộ.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w