Chi phí hoạt động dịch vụ và KDNT 73 75 3.1% 73 2.7% 69 6.1%

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 35 - 37)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

4. Chi phí hoạt động dịch vụ và KDNT 73 75 3.1% 73 2.7% 69 6.1%

II.Lãi/lỗ thuần từ HĐ dịch vụ và KDNT 1,152 1,270 10.2% 2,019 59.0% 3,641 80.3%

5.Thu nhập từ hoạt động khác 1,176 2,141 82.1% 2,478 15.7% 37 -98.5%

6.Chi phí hoạt động khác -910 -1,009 10.9% -53 -94.7% -39 -27.2%

III.Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 266 1,132 326.0% 2,424

114.2

% -2 -100.1%

IV. Chi phí hoạt động -6,516 -7,321 12.4% -10,018 36.8% -11,941 19.2%

V.Lợi nhuận thuần trước chi phí DPRRTD 11,308 7,232 -36.1% 12,172 68.3% 21,363 75.5%

VI.Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -5,290 -3,633 -169% -5,200 43.1% -7,484 43.9%

VII.Tổng lợi nhuận trước thuế 6,018 3,598 -40.2% 6,972 93.8% 13,878 99.1%

VIII.Chi phí thuế TNDN -1,685 -1,007 -40.2% -1,952 93.8% -3,886 99.1%

IX.Lợi nhuận sau thuế 4,333 2,591 -40.2% 5,020 93.8% 9,992 99.1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2007, 2008, 2009 của BIDV Hưng Yên)

- Thu nhập ròng từ lãi giảm 27% năm 2007 nhưng sau đó đã tăng 46% trong năm 2008 và tăng 67% trong năm 2009. Hoạt động huy động vốn - phát sinh chi lãi và hoạt động cho vay - phát sinh thu lãi là các hoạt động mang lại chủ yếu thu nhập, do đó chênh lệch ròng từ thu - chi lãi quyết định chính đến KQKD của Chi nhánh.

- Thu ròng từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ tăng 11% năm 2007, tăng 59% năm 2008 và tăng đén 80% năm 2009. Từ kết quả này cho thấy Chi nhánh đã rất nổ lực và đạt được kết quả cao trong hoạt động dịch vụ NH. Nguyên nhân chênh lệch từ hoạt động dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao là từ định hướng mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ bằng cách đa dang hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ KH, đầu tư công nghệ mới, tập trung vào các sản phẩm dịch vụ hiện đại như ATM, Internet Banking, SMS Banking,...

- Chi phí hoạt động, bao gồm 3 khoản chi phí là chi phí nhân viên, chi phí về tài sản và chi phí về quản lý công vụ, có mức tăng đều qua các năm do sự tăng về quy mô tài sản, mạng lưới và nhân lực của Chi nhánh, nhưng mức tăng này thấp hơn mức tăng doanh thu, do đó hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động của Chi nhánh ngày càng được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.

- Trích DPRR: Chi nhánh đã trích đủ DPRR theo quy định của NHNN, hàng năm đều sử dụng quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ nhóm 5 đủ điều kiện xử lý theo quy định và trích bổ sung quỹ đầy đủ.

- Lợi nhuận: Do thu nhập lãi giảm vào năm 2007 kéo theo lợi nhuận giảm 40% vào năm 2007, nhưng sau đó đã đạt mức tăng cao là 94% năm 2007 và tăng gấp đôi vào năm 2009. Kết quả kinh doanh đạt mức tăng gần 2 lần so với năm trước của 2 năm gần đây cho thấy hiệu quả hoạt động của Chi nhánh đã có bước tăng vượt bậc so với giai đoạn trước.

2.1.6 Một số thuận lợi và khó khăn trong HĐKD của BIDV Hưng Yên

2.1.6.1 Thuận lợi

- Nền kinh tế Việt nam nói chung và nền kinh tế Hưng Yên nói riêng duy trì được mức tăng trưởng khá cao và ổn định. Nền KTTT có bước cải thiện rõ rệt tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Cơ chế chính sách từng bước được hoàn thiện.

- Đề án cơ cấu lại của BIDV đã được toàn hệ thống nói chung và Chi nhánh Hưng Yên nói riêng thực hiện một cách quyết liệt và đạt kết quả tích cực, tạo được nền tảng ổn định, bền vững cho sự phát triển.

- Sự chỉ đạo, điều hành thường xuyên, kịp thời của Ban lãnh đạo BIDV và các Ban, phòng tại hội sở chính đã giúp Chi nhánh định hướng rõ hơn, cụ thể hơn và đạt kết quả cao hơn trong mọi hoạt động.

Cùng với đề án cơ cấu lại, đã tách bạch được dư nợ cho vay theo cơ chế chính sách và cho vay thương mại. Cơ bản đã xử lý xong nợ tồn đọng KHNN, chỉ định và thương mại phát sinh trước 31/12/2000. Từng bước lành mạnh hóa tài chính và nâng cao hiệu suất sinh lời của tài sản có.

2.1.6.2 Khó khăn

- Môi trường kinh tế địa bàn Hưng Yên mặc dù có mức tăng trương khá nhưng vẫn còn là một tỉnh nghèo, quy mô nhỏ, manh mún, chất lượng nguồn nhân lực không cao, cải cách hành chính chưa chuyển biến nhiều.

- Quy mô tổng tài sản của Chi nhánh Hưng Yên hiện nay còn thấp so với mức bình quân trên toàn hệ thống

- Số lượng lao động còn lớn so với quy mô tài sản, nên năng suất lao động bình quân còn thấp hơn bình quân toàn hệ thống BIDV.

- Mạng lưới hoạt động mới chỉ trên 3 địa bàn là Thành phố Hưng Yên, Thị xã Phố Nối và Thị trấn Ân Thi, Thị trấn Yên Mỹ ,Thị trấn Như Quỳnh chưa mở rộng ra các huyện khác, nên thị phần của Chi nhánh không tăng.

- Tỷ trọng dư nợ vay xây lắp còn lớn trong khi tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản hiện nay là rất lớn, nhiều doanh nghiệp xây lắp làm ăn khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH.

- Công tác thu nợ tồn đọng, nợ đã xử lý ngoại bảng gặp nhiều khó khăn do một số nguyên nhân như hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thái độ chây ỳ của KH, sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan Nhà nước và cơ quan pháp luật chưa cao.

- Hoạt động dịch vụ mặc dù đã có bước phát triển, nhưng nhìn chung nguồn thu vẫn còn dựa chủ yếu vào các sản phẩm dịch vụ thanh toán, bảo lãnh truyền thống. Các sản phẩm mới mang lại nguồn thu chưa cao, HĐKD ngoại hối và thanh toán xuất nhập khẩu chưa phát triển.

- Đội ngũ cán bộ tuy được trẻ hoá, một bộ phận rất năng nổ nhiệt tình và có chuyên môn cao, nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ vẫn còn thụ động, thiếu sáng tạo nên hiệu quả công việc còn thấp. Những cán bộ mới tuyển dụng đều đáp ứng đầy đủ về bằng cấp, trình độ, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm làm việc.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV HƯNG YÊN BIDV HƯNG YÊN

2.2.1. Tình hình hoạt động TD của BIDV Hưng Yên

Trên cơ sở phục vụ KH và phát huy vai trò NH chủ lực trong đầu tư phát triển, BIDV Hưng Yên đã có những đóng góp đáng kế vào công cuộc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển ngành công nghiệp tỉnh nhà

Kết quả đạt được từ công tác TD của Chi nhánh trong 3 năm qua thể hiện trên Bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 2007 - 2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu/ Năm 2006 2007 TT 2008 TT 2009 TT

Tổng dư nợ cho vay cá nhân và TCKT 314,232 380,487 21.1% 527,867 38.7% 786,373 49.0%

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 35 - 37)