Áp dụng các công cụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để lượng hóa mức độ RRTD

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 62 - 63)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

TRIỂN HƯNG YÊN

3.2.1.3 Áp dụng các công cụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để lượng hóa mức độ RRTD

mức độ RRTD

Trên cơ sở mô hình hoạt động mới đã được chuyển đổi, tiến hành áp dụng các công cụ, mô hình dựa trên nền công nghệ hiện đại giúp các nhà quản trị NH lượng hóa mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác hơn nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu. Hơn nữa, các công cụ phân tích, dự báo và đo lường được rủi ro trong tương lai theo từng ngành, lĩnh vực, KH và sản phẩm là điều hết sức quan trọng đòi hỏi NHTM phải tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng, như mô hình 6C để phân tích RRTD được giới thiệu dưới đây:

(1) Capacity (Năng lực người vay): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có

đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết HĐTD.

(2) Character (Tư cách người vay): CBTD phải có cơ sở rõ ràng về mục đích

sử dụng vốn vay của người đi vay. Phải kiểm tra tính trung thực, uy tín và thái độ thiện chí của người đi vay.

(3) Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chí này tập trung vào trả lời câu

hỏi: Người vay có đủ khả năng tạo tiền để trả nợ NH? Nguồn thu nhập của người vay để đảm bảo khả năng trả nợ gồm có: Thu nhập từ hoạt động SXKD hay từ doanh thu bán hàng; nguồn thu khác từ hoạt động đầu tư hoặc bán, thanh lý tài sản cố định; hoặc là nguồn thu từ khấu hao tài sản cố định...

(4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): Xét về khía cạnh này chỉ khi nào người

vay chưa có đủ tín nhiệm với NH thì NH mới áp dụng. Tuy nhiên, do một số tính năng của tài sản bảo đảm (ràng buộc KH phải trả nợ NH, và sẽ là nguồn thu cuối cùng cho NH khi có rủi ro xảy ra) mà hầu hết các khoản cho vay đều được NH yêu cầu có đảm bảo. Các hình thức bảo đảm tiền vay thường là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, thậm chí là các khoản phải thu của KH vay vốn.

(05)Conditions (Các điều kiện): NH cần xem xét trên các khía cạnh khác để có

quyết định cho vay đúng đắn, như đánh giá về môi trường kinh tế xã hội trong và ngoài nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng và sự ảnh hưởng của nó tới kết quả HĐKD của KH.

(6) Control (Kiểm soát): Theo đó, NH sẽ tập trung vào các vấn đề cũng như

những thay đổi trong quy định của pháp luật và quy chế có ảnh hưởng như thế nào đến người vay? Yêu cầu TD của người vay có đáp ứng được các tiêu chuẩn của NH và nhà quản lý về CLTD chưa?

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w