Định hướng hoạt động TD và công tác QLRRTD

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 58 - 59)

- Doanh số cho vay 585,142 623,122 6.5%

TRIỂN HƯNG YÊN

3.1.3. Định hướng hoạt động TD và công tác QLRRTD

- Tăng trưởng TD ổn định, bền vững, không tăng trưởng nóng: Nếu những năm trước đây, tăng trưởng cao dư nợ cho vay TD được khuyến khích nhằm mở rộng cung tiền, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, thì những năm gần đây, sự mở rộng cung tiền, gia tăng TD vào những dự án, ngành, lĩnh vực kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, dẫn tới những hậu quả tiêu cực như tạo ra một nền kinh tế "bong bóng", lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế - tài chính, môi trường bị phá hoại... Do đó, Chính Phủ, NHNN đã định hướng phát triển bền vững, theo đó chủ trương tăng trưởng hoạt động TD của BIDV nói chung và của Chi nhánh Hưng Yên nói riêng là tăng trưởng ổn định, bền vững.

- Đa dạng hóa sản phẩm TD: SPTD không chỉ gói gọn theo các hình thức

TD theo quy định của NN như trước đây là cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nữa, mà trong nền KTTT các NHTM đã đa dạng thành rất nhiều sản phẩm TD bản lẻ va bán buôn

- Đa dạng hóa ngành, lĩnh vực cho vay, tăng tỷ trọng cho vay thương mai dịch vụ, giảm tỷ trọng cho vay xây dựng xây lắp: Từ cơ cấu TD hiện nay chưa phù

hợp đó là tỷ trọng dư nợ TD đối với lĩnh vực xây dựng, xây lắp còn lớn. Do đó, định hướng trong thời gian tới, BIDV Hưng Yên tiếp tục định hướng điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay xây dựng, xây lắp, tiếp tục mở rộng các ngành, lĩnh vực cho vay, trong đó chú trọng nâng cao tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vốn là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao trong nền kinh tế hiện nay

- Cải tiến QTTD, cơ cấu lại tổ chức hoạt động TD: Dự án chuyển đổi mô

hình tổ chức TA1, TA2 của BIDV đã được thực hiện. Theo đó, tổ chức hoạt động TD cũng được thay đổi căn bản, từ chỗ toàn bộ hoạt động TD bao gồm quan hệ KH, thẩm định hồ sơ vay, quản lý nợ chỉ do một Phòng/ Ban TD đảm nhiệm theo kiểu truyền thống từ trước đến nay, thì nay chuyển thành các Phòng/ Ban chức năng

riêng theo 3 Khối: Quan hệ KH; Quản lý rủi ro; Quản lý TD và theo ngành dọc từ Hội sở chính đến các chi nhánh trực thuộc.

- Chuyển dịch các cơ cấu TD: Chuyển dịch các cơ cấu TD theo một định

hướng trong một thời gian nhất định là một nội dung quan trọng trong định hướng công tác QLRRTD. Để hạn chế tối đa RRTD có thể xảy ra, nhờ quá trình đánh giá, phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường và tính đặc thù của NH, mà trong những giai đoạn cụ thể, phải đề ra định hướng chuyển dịch các cơ cấu TD một cách phù hợp nhất. Trong giai đoạn hiện nay đến 2010 và giai đoạn tới, BIDV Hưng Yên đã chủ trương chuyển dịch các các cấu tín theo hướng: tăng tỷ trọng dư nợ thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, tăng tỷ trọng dư nợ KH ngoài quốc doanh và cá nhân, giảm tỷ trong cho vay doanh nghiệp Nhà nước;

- Nâng cao CLTD: Định hướng đến 2015 và giai đoạn tiếp theo là tỷ lệ nợ

quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức dưới 1%, không còn nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5), trích đủ DPRR theo quy định, tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn đánh giá CLTD để có sự đánh giá ngày càng chính xác.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w