* Khái niệm nguồn lực con người
Trong các công trình nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng như trong nước, quan niệm về NLCN được đề cập ở các khía cạnh sau:
- Có quan điểm xem xét NLCN với những mối quan hệ bên ngoài với các nguồn lực khác, thì NLCN được xem như là một sức mạnh, một động lực cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội nói chung. NLCN được đặt trong mối quan hệ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của thế hệ trước để lại và sức mạnh thời đại… Trong đó, con người là yếu tố quyết định.
Theo đó: “Thông thường, những nguồn lực làm cơ sở cho chiến lược phát triển của một nước có thể là nguồn lực tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý; có thể là cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra trong các giai đoạn trước đó; có thể là nguồn lực ngoài như vốn, công nghệ kinh nghiệm quản lý, thị trường; cũng có thể là nguồn nhân lực,…” và “ lịch sử cho thấy đây là nguồn lực lâu bền nhất trong sự phát triển của mọi quốc gia từ trước đến nay… cho nên dù có những nguồn lực khác mà không có những con người tương xứng đủ khả năng khai thác những nguồn lực đó, đủ trình độ nắm bắt và làm chủ kỹ thuật và công nghệ hiện đại và hiện đại nhất, nếu không có một môi trường kinh tế - xã hội – chính trị - tâm lý và dư luận xã hội thuận lợi cho con người đó hoạt động thì khó có thể đạt được sự phát triển như mong muốn” [5; 30-32].
- Quan điểm khác xét từ kết cấu nội tại của NLCN cho rằng: “Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí tuệ, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng hiệu quả hoạt động cà triển vọng mới phát triển của con người”[4; 14]. Tức là kết cấu bên trong của nguồn nhân lực, bao gồm sức mạnh thể lực, trí tuệ và sự kết hợp hai yếu tố đó tạo thành năng lực sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên.
Như vậy, “Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ, tri thức, vị thế xã hội .v.v. tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy
trong quá trình phát triển của đất nước và trong những hoạt động của xã hội” [84; 388].
Theo cách hiểu tổng quát như vậy về NLCN, người viết thấy cần có sự phân biệt nhất định giữa khái niệm “nguồn lực con người” với khái niệm “nguồn nhân lực”.
Hiện nay, khái niệm nguồn nhân lực thông thường được hiểu theo hai cách. Cách thứ nhất coi nguồn nhân lực “là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ nhất định của một quốc gia”, thì giữa hai khái niệm này có sự tương đồng, và về cơ bản không có sự phân biệt gì nhiều. Vì theo đó, nguồn nhân lực đã bao hàm tất cả các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người trong quá trình cải biến giới tự nhiên của mình – tức đã bao hàm cả yếu tố vật chất và tinh thần của người lao động, không đặt ra giới hạn về tuổi tác của người lao động. Cách thứ hai, hiểu nguồn nhân lực “là bộ phận dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của luật pháp có khả năng tham gia lao động” - tức là đồng nhất nguồn nhân lực với nguồn lao động (tổng số người đang có việc làm, số người thất nghiệp và số lao động dự phòng), hay với lực lượng lao động (số người trong độ tuổi lao động mà có khả năng lao động) – thì sẽ có sự khác biệt với khái niệm NLCN.
Bởi lẽ, NLCN không chỉ được tạo thành từ những người trong độ tuổi lao động, mà là một tập hợp các yếu tố, nó có nội dung rộng lớn. Trước hết, NLCN cũng được biểu hiện ra là người lao động, là lực lượng lao động (số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động), là nguồn lao động (đội ngũ lao động hiện có và sẽ có trong tương lai gần), nó cũng phản ánh quy mô dân số thông qua số lượng dân cư và tốc độ tăng dân số của một nước trong một thời kỳ nhất định; Thứ hai, nói đến NLCN là nói đến sức lao động (thể lực và trí lực) của con người, nói đến chất lượng con người, bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc… Nói cách khác, đó là toàn bộ những năng lực và phẩm chất sinh lý – tâm lý – xã hội của con người tạo nên nhân cách của mỗi cá
nhân. Vì vậy, phát huy NLCN chính là nuôi dưỡng và khai thác có hiệu quả những năng lực và phẩm chất đó. Thứ ba, khái niệm NLCN còn hàm chứa cả sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại trong nó, sự ảnh hưởng qua lại giữa NLCN với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giữa NLCN với các nguồn lực khác; Thứ tư, khái niệm NLCN còn nói lên rằng, con người không chỉ là chủ thể mà còn là khách thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội, là đối tượng mà chính sự phát triển xã hội phải hướng vào phục vụ. Là chủ thể, con người khai thác, sử dụng các nguồn lực khác hiện có, đồng thời qua đó tạo ra các nguồn lực mới để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Là khách thể, con người trở thành đối tượng được khai thác cả về thể lực lẫn trí lực cho mục tiêu phát triển xã hội. Với ý nghĩa đó, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các quá trình kinh tế - xã hội, và do vậy, NLCN giữ vị trí trung tâm không chỉ trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội mà còn của chính sự phát triển xã hội. Không những thế, nếu xem xét NLCN được hiểu như nguồn nhân lực - chỉ là lực lượng lao động, là nguồn lao động - thì chỉ đề cao đến vai trò của năng lực lao động, đến kỹ năng, kỹ xảo, đến trình độ của người lao động mà chưa chú ý nhiều đến các yếu tố về tinh thần như ý chí, tinh thần, trách nhiệm, tác phong, thái độ hay đạo đức của người lao động với tư cách là những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực của con người trong các quá trình phát triển xã hội. Cũng như vậy, “tài nguyên người” là một khái niệm khác thường được dùng trong các tài liệu. Tuy nhiên, khi người ta dùng khái niệm này là đã có hàm ý nhấn mạnh phương diện khách thể của con người, coi con người như một loại tài nguyên, một loại tài sản quý giá của xã hội, cần được khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả, đặc biệt là nguồn tiềm năng trí tuệ trong nó.
Trong định nghĩa tổng quát đó về NLCN, đã bao hàm xem xét NLCN dưới hai phương diện: Phương diện cá nhân và phương diện xã hội. Trên phương diện cá nhân, NLCN được xem xét từ các bộ phận cấu thành nên một cá nhân người lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, kinh nghiệm và những
phẩm chất khác của nhân cách, đặc biệt là đạo đức của người lao động. Trên phương diện xã hội, NLCN được xem xét từ yếu tố số lượng và chất lượng của nguồn lực.
+ Trên phương diện cá nhân: Đối với mỗi con người, năng lực hoạt động phụ thuộc vào thể lực, trí lực và những phẩm chất khác của nhân cách.
Thể lực là nói đến trạng thái của sức khỏe con người, biểu hiện ở các chỉ số sinh học như chiều cao, cân nặng, khả năng hoạt động của cơ bắp. Thể lực là yếu tố đầu tiên làm nên sức mạnh của người lao động trong bất cứ lĩnh vực nào. Có thể lực tốt là tiền đề cho sự phát triển của trí tuệ.
Trí lực là toàn bộ năng lực của trí tuệ, tinh thần mà con người có được trên cơ sở thể lực, nói đến tiềm lực văn hóa tinh thần, nó quyết định khả năng sáng tạo của con người. Trong thời đại KTTT – thời đại của sáng tạo, của phát minh, của cái mới – thì đây chính là nguồn lực quan trọng nhất tạo nên sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào muốn đưa đất nước mình phát triển thì cũng đều phải tập đầu tư cho việc phát triển nguồn lực trí tuệ của của quốc gia mình.
Sức khỏe và trí tuệ là hai yếu tố quan trọng, nhưng đó chưa phải là tất cả của NLCN khi xem xét trên phương diện cá nhân. Với tư cách là một cá nhân riêng rẽ trong xã hội, NLCN còn được tạo thành từ các yếu tố như kinh nghiệm, động cơ, thói quen, là ý chí, lòng nhiệt tình, là sự linh hoạt trong vận dụng vào thực tiễn… và đặc biệt là cả nhân cách, đạo đức, lối sống của người lao động nữa. Bởi người lao động nếu chỉ có năng lực làm việc tốt, có trí tuệ, nhưng nếu thiếu mất kinh nghiệm làm việc, không có khả năng linh hoạt trong ứng dụng vào các điều kiện thực tiễn thì cũng không đem lại hiệu quả công việc cao; hay nếu có khả năng sáng tạo, có chuyên môn nghề nghiệp, nhưng động cơ làm việc không tốt, cộng với đạo đức không trong sáng thì công việc mà anh ta làm không những không đem lại hiệu quả cho cộng đồng người, cho đất nước, xã hội mà còn đem lại những rủi ro, mất mát của xã hội.
Nói tóm lại, trên phương diện cá nhân, NLCN là một nguồn lực của xã hội được xem xét từ tổng thể tất cả các yếu tố cấu thành nên năng lực, nhân
cách của một con người. Nguồn lực cá nhân là tất cả những gì mà con người có được nhờ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội tạo nên tính chủ động, tích cực, tự giác của bản thân để bước vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Vì thế phải quan tâm đến tất cả các mặt của NLCN, nếu không sẽ dẫn đến những chính sách phát triển con người không phù hợp, không đem lại hiệu quả cho xã hội.
+ Phương diện xã hội: NLCN là toàn bộ những người đã, đang và sẽ tham gia lao động hay hoạt động xã hội của toàn xã hội, bao gồm toàn bộ những người có khả năng lao động thuộc mọi giai cấp, tầng lớp dân cư, mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trên phương diện xã hội, chúng ta sẽ xem xét NLCN theo số lượng và chất lượng của nguồn lực.
Số lượng của NLCN được xác định bởi các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng của nguồn lực, về sự phân bố dân cư của các vùng miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ như nguồn nhân lực tại một thời điểm là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dân số…các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp của quy mô và tốc độ phát triển của dân số.
Chất lượng của nguồn lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ về kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, về năng lực quản lý, về tinh thần cộng đồng, về trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, về bản lĩnh nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị. Trong các yếu tố trên thì đạo đức và trình độ là hai yếu tố quan trọng nhất vi đó là những nhân tố trực tiếp làm cho NLCN tác động theo chiều thuận hay chiều nghịch đối với tiến bộ của xã hội.
Giữa số lượng và chất lượng của nguồn lực có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Trong đó, chất lượng nguồn lực có vai trò quyết định, đặc biệt trong thời đại của khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay. Một nguồn nhân lực có chất lượng cao (trình độ cao, tay nghề giỏi, có tinh thần cộng đồng, có đạo đức sống và làm việc tốt, có bản lĩnh chính trị
vững vàng…) có vai trò quyết định trong sự phát triển nhanh và bền vững của xã hội.
Như vậy, dù là ở phương diện cá nhân hay xã hội thì sức mạnh NLCN cũng được biểu hiện ở sức mạnh vật chất và tinh thần của con người, ở sự thống nhất giữa sức mạnh của cá nhân với cộng đồng. Bao gồm rất nhiều các yếu tố, trong đó, quan trọng là trí tuệ, thể lực, đạo đức, ý chí, nhân cách của người lao động. Những yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình phát triển của xã hội, trong đó, trí lực, hay nguồn lực trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng sức mạnh của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh nền KTTT hiện nay. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta quá quan tâm cho phát triển nguồn lực trí tuệ mà quên mất việc phát triển, giáo dục các phẩm chất khác của con người, đặc biệt là đạo đức của con người. Bởi lẽ, nguồn lực trí tuệ chỉ trở thành một nguồn lực quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển khi nó chủ nhân của nó là người có nhân cách, có đạo đức tốt. Vì vậy, khi xem xét NLCN, đòi hỏi phải xem xét trên tổng thể tất cả các yếu tố, từ đó có sự đầu tư, phát triển thích đáng, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn lực lại vừa tạo ra được sự phát triển hài hòa cho xã hội.
* Khái niệm phát triển nguồn lực con người
Phát triển NLCN hay phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn tài nguyên người đều được dịch từ cụm từ Human Resourse Development (HRD) và từ cụm từ Human Development (HD) – là những khái niệm được hình thành trên thế giới vào thập niên 70 của thế kỷ XX dựa vào quan niệm mới về sự phát triển và vị trí của con người trong phát triển.
Theo GS. Phạm Minh Hạc, sự phát triển người có thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau đây:
[18, 282]
Nghiên cứu con người, sự phát triển con người quyết định mọi sự phát triển. Theo nghĩa rộng nhất của từ này có nghĩa là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chất lượng cuộc sống đòi hỏi: thu nhập cao, giáo dục tốt, chuẩn cao về sức khỏe và dinh dưỡng, ít nghèo khổ, môi trường trong sạch, bình đẳng hơn về cơ hội, cá nhân tự do hơn, chính sách văn hóa phong phú hơn.
Mệnh đề “con người là trung tâm của sự phát triển” với ý nghĩa con người vừa là mục đích vừa là tác nhân của sự phát triển đã được UNESCO chính thức đề ra năm 1997. Mệnh đề này ngày càng được nhiều nước thừa nhận và phát triển phong phú cả về lý luận, cả thực tiễn, xem như một quy luật phát triển của thời đại. Tựu trung của sự phát triển người là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị thể chất, vật chất.
Một cách hiểu khác rộng hơn cho rằng phát triển nguồn nhân lực phải là sự phát triển con người để cho chính bản thân con người càng ngày càng trở nên có giá trị hơn trong quá trình phát triển.
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới, con người được coi như một tài nguyên, bên cạnh tài nguyên vật chất nhưng vốn con người có vai trò
Đầu tư vào con người
Lợi nhuận thương mại
Sự thu hút đầu tư nước ngoài
Nền kinh tế vĩ mô ổn định Kinh tế vĩ mô có cạnh tranh Các mối liên hệ tổng thể
quyết định đối với sự phát triển của xã hội loài người. Vì thế, phát triển NLCN trở thành một vấn đề hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực và là vấn đề trung tâm của sự phát triển.
Như vậy, phát triển NLCN có thể được hiểu chính là phát huy nhân tố con người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực lao động sáng tạo và bản lĩnh chính trị, năng lực làm chủ