Đánh giá về nguồn lực con người Việt Nam trước yêu cầu của kinh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 75)

chế trước yêu cầu của KTTT.

2.1.2. Đánh giá về nguồn lực con người Việt Nam trước yêu cầu của kinh tế tri thức tri thức

Qua 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Điểm nổi bật nhất là Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, cho phép các thành phần kinh tế cùng phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước, định hướng đi lên CNXH. Trong xu thế chung của thế giới hội nhập để phát triển, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới. Do đó, nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt, tăng trưởng kinh tế nhanh và tương đối bền vững, thu nhập bình quân đầu người hằng năm liên tục tăng, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, mức sống của nhân dân trong toàn quốc nhìn chung được cải thiện một cách cơ bản.

Những năm gần đây, do kết quả của công cuộc đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với sự ổn định về kinh tế vĩ mô từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tốc độ tăng GDP thời kỳ 1986 – 1990 là 3,9%, thời kỳ 1991 – 1995 là 8,2%; năm 2000 là 6,5%, năm 2001 là 6,8%.

Hiện nay, xét riêng khía cạnh kinh tế, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, liên tục trong nhiều năm liền, Việt Nam đã duy trì được tỷ lệ tăng trưởng khá cao và ổn định. Năm 2002, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 7%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc (7,9%). Hiện nay, trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, Việt Nam không thể tránh khỏi bị tác động, tuy nhiên chúng ta vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 6%. Và trong chiến lược phát triển lâu dài, chúng ta vẫn xác định mục tiêu duy trì mức tăng trưởng hằng năm là 7%. Do mức tăng trưởng khá cao và ổn định như vậy nên thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện đáng kể. Năm 1991, GDP bình quân đầu người là 122USD, đến 1997 tăng lên 321USD, 2001 tăng lên 400USD, xếp thứ 7 trong khu vực, thứ 36 ở châu Á và thứ 130/175 nước được xếp hạng, đến năm 2006 là 520 USD.

Sự tăng trưởng ổn định về kinh tế đó làm cho thể lực dân cư nói chung, nguồn nhân lực nói riêng đã có sự cải thiện, nâng cao đáng kể. Hiện nay, các chỉ số về chiều cao, cân nặng trung bình của thanh niên Việt Nam là 162,5cm và 49,7 kg, tức là thanh niên Việt Nam đã cao thêm 02 cm sau 20 năm đổi mới. Hơn nữa, với việc nhận thức đúng đắn về vai trò của NLCN của Đảng và Nhà nước, với những chủ trương đường lối kịp thời, trong quá trình phát triển, chúng ta lại không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách hướng vào việc khơi dậy những tiềm năng của mỗi cá nhân và cộng đồng dân tộc, coi trọng giá trị của lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người cùng phát triển, vì vậy, NLCN Việt Nam ngày càng có những tiến bộ đáng kể.

Việt Nam có quy mô dân số lớn (năm 2008 khoảng 86,16 triệu người) và tháp dân số trẻ nên lực lượng lao động khá dồi dào với khoảng 47,8 triệu người. Trong đó lao động trẻ chiếm khoảng 45% và là nguồn vốn quý giá nhất của quốc gia. Thêm vào đó, trình độ dân trí của lực lượng này tương đối cao, tỷ lệ biết chữ khoảng 97%. Đến 2007, có 31,14% lực lượng lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở và 25% đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 37%, trong đó, đào tạo nghề khoảng 26%, số sinh

viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 188/1 vạn dân. Đặc biệt, dạy nghề có bước phát triển mạnh, giai đoạn 2001 – 2008, cả nước đã thực hiện tuyển mới và dạy nghề cho 9.640,9 nghìn người, riêng năm 2008 là 1.538 nghìn người, tăng 1,73 lần so với năm 2001, bình quân mỗi năm là 1.205 nghìn người [8; 24].

Mặt khác, bản chất con người Việt Nam là cần cù, thông minh, yêu lao động, khéo tay và sáng tạo; sức lao động được giải phóng, mọi người đều được tự do và có cơ hội trong tạo việc làm, tự tạo việc làm, tự do hành nghề và thuê mướn lao động theo quy định của pháp luật. Chỉ số phát triển con người (HDI -Human Development Index) phát triển đáng kể, từ 0,456 năm 1990 (xếp thứ 121 trên thế giới) tăng lên 0,709 năm 2006 (xếp thứ 109 trên 177 nước được xếp hạng), vượt lên 12 bậc trong bảng xếp hạng. Giá trị HDI trong bảng xếp hạng tăng lên phản ánh mức tăng về tuổi thọ (đến 2006, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 70,8) và GDP theo đầu người (PPP/USD – sức mua tương đương – năm 2006 vào khoảng 2.745 USD tính theo PPP. Cụ thể hơn về chỉ số phát triển con người qua các năm như bảng sau:

Việt Nam: Phát triển con người qua các năm

Báo cáo PTCN

năm

Tuổi thọ GDP (tính

theo PPP) Giáo dục HDI

Thực tế (năm) Chỉ số Chỉ số người GDP/ Trên 15 tuổi biết chữ (%) Tỷ lệ ngườ -i đi học Chỉ số Chỉ số hạng Xếp 1990 62 0.62 0.38 1000 80 - - 0.608 121/173 1995 65.2 0.63 0.38 1010 91.9 49 0.78 0.539 120/170 1996 65.5 0.63 0.39 1040 92.5 51 0.79 0.540 121/174 1997 66.0 0.63 0.42 1208 93.0 55 0.80 0.557 121/175 1998 66.4 0.64 0.42 1236 93.7 55 0.81 0.560 122/174 1999 67.4 0.71 0.47 1630 91.9 62 0.82 0.644 110/174

2000 67.8 0.71 0.47 1684 92.2 63 0.83 0.671 108/174 2001 67.8 0.71 0.49 1860 93.1 67 0.84 0.682 101/162 2002 68.2 0.72 0.50 1996 93.4 67 0.84 0.688 109/173 2003 68.6 0.73 0.51 2070 92.7 64 0.83 0.688 109/175 2004 69.0 0.73 0.52 2300 90.3 64 0.82 0.691 112/177 2005 70.5 0.76 0.54 2490 90.3 64 0.82 0.704 108/177 2006 70.8 0.76 0.55 2745 90.3 63 0.81 0.709 109/177

Nguồn: Hồ Sĩ Quý - Con người và phát triển con người [62, 264-265]

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển KTTT, chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới hiện nay thì NLCN nước ta còn nhiều nhược điểm, đòi hỏi cần phải được làm rõ, phân tích để có hướng phát triển đúng đắn.

* Quy mô nguồn nhân lực tăng cao là nguồn nội lực lớn nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực về đào tạo và việc làm.

Như đã nêu ở trên, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, đứng thứ 13 trên thế giới. Năm 2001, dân số nước ta là 78,785 triệu người, đến 2008 đã tăng lên 86,16 triệu người. Dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, năm 1990 là 80%, năm 2000 giảm xuống 76%. Mặc dù từ năm 1990 trở lại đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đáng kể, từ 1,92% năm 1990 xuống còn 1,43% năm 2000, nhưng do mức tăng dân số cao thời kỳ trước 1990 nên quy mô nguồn nhân lực nước ta cũng rất lớn và tiếp tục tăng nhanh, năm 2005 số người trong độ tuổi lao động vẫn tăng ở mức độ 2,5%. Đến năm 2008, cả nước có 47,8 triệu người trong độ tuổi lao động, ước tính, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 68 triệu người trong độ tuổi lao động [72; 48].

Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào có lợi thế trong việc khai thác tài nguyên, tận dụng hết tất cả các nguồn lực để phát triển đất nước, nhưng nhìn chung với một nước mà nền kinh tế còn nghèo, tài nguyên hạn chế như nước ta thì đó còn là một sức ép to lớn cho nền kinh tế về lao động, việc làm, về

nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng.

* Chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và yêu cầu phát triển KTTT nói riêng.

Việt Nam là một nước có cơ cấu nguồn nhân lực trẻ. Nhóm người trên độ tuổi 50 chiếm 7,3%, nhóm người có độ tuổi 16 đến 35 chiếm 65,8% nguồn nhân lực, đặc biệt, nhóm có độ tuổi từ 24 đến 35 chiếm 38% [72; 48]. Đây là nhóm có nhiều ưu thế như sức khỏe, có trình độ văn hóa cao, có khả năng tiếp thu nhanh các tri thức khoa học mới, có tính cơ động cao, là lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, do ít được đào tạo nghề , số việc làm lại hạn chế nên còn một bộ phận vẫn chưa phát huy được lợi thế của mình.

Dự báo đến năm 2015, nhóm người trên 50 tuổi sẽ tăng lên, nhưng nhóm có độ tuổi từ 15 đến 37 vẫn chiếm gần 60%. Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, từng bước xây dựng nền KTTT ở nước ta trong 20 năm tới rất cấp bách là vừa phải đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, vừa phải tích cực giải quyết việc làm cho số lao động tăng lên hằng năm để ổn định cuộc sống cho họ và cho xã hội.

Dân số trẻ, về lâu dài là một thế mạnh, song hiện tại, khi nền kinh tế nước ta còn nghèo thì dân số trẻ sẽ có những bất lợi về vấn đề việc làm, giáo dục, y tế cùng các vấn đề xã hội khác, số người phải nuôi dưỡng trên một lao động cao hơn các nước khác. Mặt khác, lại đặt ra nhu cầu về việc làm đối với xã hội. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn đều rất cao, thậm chí ở thành thị còn có xu hướng tăng thêm, đặc biệt là ở Hà Nội, gần 9,5%. Trong khi đó, nước ta lại thiếu nghiêm trọng lao động có kỹ thuật, nhiều ngành nghề như lắp ráp ô tô, đóng tầu, dầu khí… vẫn phải thuê lao động nước ngoài.

Thể lực của người Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, các chỉ số về chiều cao, cân nặng của người Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên

so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thua kém hơn nhiều. Mặt khác lại có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Đa số trẻ em thành thị có chiều cao, cân nặng hơn ở nông thôn, những vùng sâu, vùng xa thể lực của người dân còn thấp hơn. Tình trạng thể lực đó nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất kiểu công nghiệp hiện đại – vốn là nền sản xuất với cường độ cao, đòi hỏi sự dẻo dai về thể lực, sự linh hoạt của người lao động. Và vì thế, càng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động. Người lao động Việt Nam thường hay ốm đau, mắc bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, sức khỏe giảm sút, thậm chí mất sức lao động khi tuổi còn chưa cao…

Sở dĩ như vậy, cái đầu tiên là do đa số người lao động Việt Nam sinh ra và lớn lên từ trước đổi mới – là thời gian đất nước trong hoàn cảnh thiếu thốn, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu về ăn uống, sinh hoạt, vì thế, thể lực rất thấp, khả năng chống chịu với thiên tai, bệnh dịch, hay áp lực công việc không cao. Ngày nay, mặc dù tình hìn kinh tế, xã hội của đất nước đã được cải thiện, tuy nhiên, đại bộ phận dân cư vẫn còn thu nhập thấp, chưa có đủ điều kiện để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hơn nữa, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân mặc dù đã có những bước phát triển về cả quy mô, chất lượng, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được việc nâng cao sức khỏe cho người dân.

Hiện nay, khẩu phần ăn của người Việt Nam mới chỉ đạt 2.150 kcal/ngày/người, ở mức dinh dưỡng tối thiểu cần thiết theo tiêu chuẩn các nước Đông Nam Á, còn thiếu 7% so với tiêu chuẩn của FAO quy định cho châu Á là 2.300 kcal/ngày/người. Ở một số các vùng còn nghèo, nhiều thiên tai, 20% dân số sống dưới mức 1.800 kcal/ngày/người và 5% sống dưới mức 1.500 kcal/ngày/người. Cho đến năm 1995, vẫn còn 40% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, 41% bà mẹ mang thai ở thành thị và 49% ở nông thôn bị thiếu máu, dẫn đến tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ

[72; 50]. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng nguồn lao động chính của đất nước trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Cả nước ta hiện có gần 2.000 bệnh viện, 103 viện điều dưỡng, trên 10.000 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Đội ngũ cán bộ y tế đông đảo và có trình độ cao so với các nước trong khu vực (4,19 bác sĩ/10.000 người dân) [72; 52], 80% dân số được hưởng các dịch vụ y tế, nhưng quy hoạch mạng lưới y tế còn nhiều bất cập. Phần lớn các trạm y tế chưa có bác sỹ, chất lượng của các cơ sở y tế tuyến huyện trở xuống còn rất thấp. Nguyên nhân do mức đầu tư cho y tế quá thấp (2USD/ người), 30% dân nghèo không đủ khả năng chi trả tiền viện phí, Nhà nước lại chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ y tế làm việc ở vùng sâu, vùng xa, thêm vào đó, công tác sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập. Vì thế, cán bộ cần thiết cho các cơ sở y tế thì vẫn thiếu, mà hàng nghìn bác sỹ mới ra trường lại không có việc làm. Ngoài ra, những tiêu cực trong ngành y tế (duới tác động của những tiêu cực chung của xã hội) làm cho sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân giữa người giàu và người nghèo, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực của nguồn nhân lực.

* Trình độ học vấn của nguồn nhân lực tương đối cao, nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực lại quá thấp.

Với việc nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của giáo dục trong phát triển NLCN, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời, đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng NLCN Việt Nam trong những năm qua. Với vị trí là quốc sách hàng đầu, giáo dục, đào tạo không chỉ là nhiệm vụ từ phía Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền mà còn là nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và có sự quản lý chặt chẽ. Chính do đó, hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có mặt bằng dân trí và trình độ học vấn của người dân khá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận, và so với những nước có điều kiện phát triển kinh tế tương đương thì chúng ta hơn hẳn họ về những thành tựu

trong GD - ĐT. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì trên thực tế, chất lượng NLCN Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Đến năm 2000, nước ta đã đạt được mục tiêu đề ra là xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trên cả 61 tỉnh thành. Đến năm 2005, đã có 17 tỉnh thành, năm 2008 đã có 30 tỉnh thành hoàn thành chương trình phổ cập cấp THCS. Số lượng học sinh, số lượng giáo viên cũng như chất lượng các trường học đều được nâng lên đáng kể. So với năm học 1986 – 1987, giáo dục mầm non tăng 46,1% số trường, 97% số lớp, 47,2% số giáo viên, 18,3% số trẻ em. Giáo dục phổ thông tăng 87,5% số trường, 53,3% số lớp, riêng THCS tăng 92,7%, THPT tăng 118,3%. Cả nước hiện có 344 trường PTTH, tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 46,8%, số giáo viên phổ thông tăng 66,7%, quy mô học sinh phổ thông tăng: Cấp tiểu học tăng 5,6% ( tăng thấp chủ yếu do thực hiện

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 75)