Nhóm giải pháp giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 83)

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, bên cạnh việc hợp tác giữa các nước với nhau thì cạnh tranh cũng là xu thế chủ đạo. Để tạo nên tính cạnh tranh của nền kinh tế mình, điều căn bản của mỗi quốc gia là nắm bắt được các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, từ đó có một nền sản xuất tiên tiến và ưu việt. Tuy nhiên, để có được nền khoa học công nghệ hiện đại, vấn đề cơ bản là phải đầu tư xứng đáng vào GD – ĐT, tức là đầu tư vào tài nguyên con người, đào tạo NLCN có năng lực trí tuệ và tay nghề cao, có khả năng tiếp nhận và sáng tạo tri thức, công nghệ hiện đại. Nhận thức được vai trò của NLCN và tầm quan trọng của GD - ĐT, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể để phát triển GD - ĐT, đã tạo ra được một nguồn nhân lực có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển KTTT thì nguồn nhân lực của nước ta còn nhiều hạn chế, mà hạn chế lớn nhất đó là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thể hiện rõ nhất trong tay nghề, kỹ năng của người lao động. Vì vậy, để khắc phục được hạn chế lớn nhất và là rào cản cho sự phát triển kinh tế tri thức đó, thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp thuộc tất cả các lĩnh vực, trong đó, đầu tiên, nhấn mạnh các giải pháp về GD - ĐT. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, việc đổi mới một cách toàn diện nền GD - ĐT là ưu tiên hàng đầu, là giải pháp quan trọng nhất, có như vậy thì mới có thể tạo ra được một đội ngũ lao động năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu mà KTTT đặt ra.

- Kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương , giải quyết dứt điểm những bức xúc trong GD – ĐT, như sự mất cân đối giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, giữa đào tạo nghề và đào tạo đại học; giữa đào tạo với nhu cầu phát triển của nền sản xuất, xu hướng chạy theo bằng cấp trong đại bộ phận dân cư hiện nay, kéo theo những hiện tượng tiêu

cực trong giáo dục như mua bằng, mua điểm, dạy thêm, học thêm một cách tràn lan vì mục đích lợi nhuận.

- Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý GD – ĐT, tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra, thay đổi cách tổ chức thi cử, tuyển sinh vốn chỉ căn cứ vào kiến thức hiện nay, tăng cường công tác quản lý đầu ra của quá trình giáo dục… Cần HĐH phương thức quản lý GD – ĐT, đặc biệt ở hệ thống quản lý vĩ mô và quản lý ở từng cơ sở GD - ĐT, làm thế nào để gắn được các chiến lược phát triển nguồn nhân lực với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của đất nước, có như vậy mới tạo ra sự nhịp nhàng trong sự phát triển của đất nước ta hiện nay.

- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh giáo dục suốt đời cho mọi người. Huy động toàn diện sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển giáo dục, đồng thời phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước, vai trò nòng cốt của nhà trường, hệ thống GD – ĐT trong việc hình thành “xã hội học tập” và chế độ học tập suốt đời của người dân. Triển khai mạnh chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức đào tạo. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân và nhân dân tham gia phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập, khuyến khích các tổ chức cá nhân ở nước ngoài đấu tư phát triển giáo dục đào tạo nước ta. Không những vậy, quá trình sản xuất mới với sự thay đổi thường xuyên của công nghệ đòi hỏi người lao động phải thường xuyên tự cập nhật kiến thức mới, làm cho người lao động một cách khách quan tham gia vào quá trình học tập suốt đời. Những kiến thức mới đó, không đâu khác dễ dàng tìm kiếm hơn chính là bằng công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nghèo nàn, nền giáo dục còn nhiều bất cập, việc nâng cấp chất lượng GD - ĐT, chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi sự tham gia mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, các trường đại học có thể mở rộng giáo

dục từ xa, phổ biến kiến thức đến người học một cách gián tiếp mà người học vẫn có thể tiếp cận được những tri thức mới nhất của thời đại. Việc mở rộng chương trình dạy học ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh phổ thông có cách học sáng tạo, không thụ động trông chờ vào sách giáo khoa, các bài giảng của giáo viên trên lớp, dần hình thành kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin cho những chủ thể tương lai của đất nước. Do vậy, đầu tư vào công nghệ thông tin là đầu tư có hiệu quả nhất mà trong thời đại ngày nay bất cứ quốc gia nào cũng phải làm.

- Tăng cường chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là với học sinh, sinh viên. Thực hiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng ở mọi cấp học, bậc học, trong từng gia đình, cộng đồng, xã hội; hình thành bản lĩnh chính trị và văn hóa vững vàng cho thế hệ trẻ - có ý chí, có lòng quyết tâm để khẳng định bản thân và góp phần đưa đất nước phát triển hội nhập. Có làm tốt điều này trong bốí cảnh kinh tế thị trường rất phát triển hiện nay mới có thể tạo ra được một nguồn nhân lực vừa có kỹ năng, tay nghề giỏi lại vừa có đạo đức, có tinh thần yêu nước và quyết tâm đưa đất nước phát triển cùng với sự phát triển của thế giới.

- Tiến hành một cuộc cách mạng mạnh mẽ và toàn diện cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp GD - ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, rèn luyện khả năng thích nghi, tự cập nhật kiến thức và năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của người lao động. Mục tiêu

của việc học không phải là vì bằng cấp, vì háo danh như là một hiện tượng đang phổ biến ở nước ta hiện nay, mà học - theo J. Derlos – là để biết, để làm, để tự khẳng định mình và để làm việc cho cộng đồng. Có đặt ra mục tiêu giáo dục như vậy mới có thể khắc phục được nạn chạy theo bằng cấp hiện nay, từ đó tạo nên những con người XHCN xây dựng đất nước trong thời đại mới.

Nội dung giáo dục phải chuyển mạnh từ những ưu tiên nặng về lý thuyết, lý luận chính trị sang tăng cường hệ thống tri thức sử dụng thực tế và đặc biệt

hướng tới phát triển tư duy sáng tạo của người học. Về phương pháp giáo dục đào tạo, thay vì cách dạy thầy giảng trò ghi, nhồi nhét kiến thức như hiện nay, cần tăng cường sự tương tác giữa thầy giáo và sinh viên, tăng cường dạy học theo nhóm, tấn công não, nghiên cứu trường hợp điển hình. Đồng thời tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Muốn vậy, cần hoàn thiện và ổn định hệ thống chương trình, sách giáo khoa, chính sách đánh giá thi cử đối với các cấp học; Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên phù hợp với những điều chỉnh, đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo, đặc biệt ưu tiên đầu tư đội ngũ giáo viên dạy tin học và tiếng Anh, có kế hoạch mở rộng việc dạy tin học và ngoại ngữ trong các trường học.

- Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em chọn nghề phù hợp với sở trường, trình độ, nhu cầu phát triển của bản thân và yêu cầu phát triển của đất nước. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông và người lao động. Tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và kỹ năng thực hành cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Nhanh chóng phát triển đến từng xã hoặc cụm liên xã hệ thống các trường, lớp và trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm thông tin quảng bá tri thức. Phát triển mạnh các ngành và các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên lành nghề gắn với các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

- Điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo giữa đại học cao đẳng cà các trường chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề. So với nhu cầu thực tế để phát triển kinh tế đất nước hiện nay, chúng ta đang trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Để khắc phục tình trạng đó, cần mở rộng quy mô các trường dạy nghề, đa dạng các hình thức đào tạo nghề, mặt khác cần tinh giản và thu hẹp một số ngành thiếu tính thực tế ở các trường đại học. Từ đó để có quy hoạch hợp lý nguồn nhân lực trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trong hệ thống giáo dục đào tạo chuyên nghiệp, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập đối với cơ cấu quy mô các cấp học, bất cập với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hiện nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta chỉ đạt 30 – 35%, trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ đó lên tới 70 – 75%. Để đưa con số này lên 40% vào năm 2010, 60% vào năm 2020, cần tăng cường chất lượng đào tạo nói chung và quy mô đào tạo nghề nói riêng. Để khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, việc mở rộng quy mô đào tạo nghề hợp lý với tình hình phát triển là rất cần thiết. Cần mở thêm các trường trung học dạy nghề, các trường cao đẳng công nghệ kỹ thuật nghề ở các địa phương. Với giáo dục đại học, cần nâng cao chất lượng đào tạo để đưa một số trường đạt tiêu chuẩn là cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Việc mở rộng quy mô giáo dục đại học phải hợp lý theo hướng đảm bảo chất lượng, đặc biệt là cần tăng cường giáo dục đại học cho các vùng sâu, vùng xa để đảm bảo mặt bằng dân trí. Hơn nữa, cần khuyến khích việc thành lập các trường đại học, cao đẳng, các trường nghề ngoài công lập để vừa khai thác được các nguồn lực của nhân dân, lại vừa tạo ra tính cạnh tranh đối với các trường công lập, từ đó mà nâng cao chất lượng giáo dục của các trường. Ở các địa phương, cần tạo điều kiện để phát triển các hình thức giáo dục ngoài chính quy gắn với nhu cầu thực tế của các địa phương, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân đều có khả năng học tập theo nguyện vọng, góp phần tạo điều kiện để hình thành “xã hội học tập”.

Trong xu thế mới của thời đại, việc nghiên cứu và sản xuất, học tập và làm việc thường gắn liền với nhau. Giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, công ty cần có mối liên hệ chặt chẽ thì mới có thể tận dụng được nguồn lực của xã hội một cách có hiệu quả. Vì vậy, cần khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở mang các hình thức đào tạo nghề dưới nhiều hình thức linh hoạt, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhà nước cần xây dựng một số các trung tâm dạy nghề trọng điểm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật

có trình độ cao phục vụ các ngành, các lĩnh vực công nghệ mới và các khu công nghiệp, công nghệ cao, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các khu công nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề. Phấn đấu đến 2010, cơ cấu lao động đại học – trung học – công nhân kỹ thuật đạt tỷ lệ: 1 - 3 - 9.

- Gắn chặt giữa đào tào với sử dụng nguồn nhân lực. Cơ cấu và quy mô đào tạo ở các cấp hiện nay chưa hợp lý. Tính bất cập đó là do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, để tạo ra một nguồn nhân lực vừa đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước ta hiện nay, cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ về hướng đào tạo gắn với nhu cầu thực tế. Muốn vậy, đầu tiên cần có công tác quy hoạch nguồn nhân lực, đề ra những định hướng cụ thể, bám sát quá trình phát triển của đất nước, sau đó cần có sự gắn kết mạnh mẽ giữa đào tạo và sử dụng. Vì vậy, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tăng cường quá trình đào tạo tại cơ sở sản xuất mình; chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp mình; hơn nữa, Nhà nước còn phải đóng vai trò chủ đạo trong việc gắn kết giữa các trường học với các trung tâm, các viện nghiên cứu và ứng dụng. Làm được như vậy, chúng ta vừa có sự phân công lao động hợp lý lại vừa tránh được tình trạng lãng phí nguồn nhân lực như hiện nay.

- Mở rộng quan hệ hợp tác GD – ĐT với nước ngoài. Cần mở rộng giao lưu về giáo dục với các nước, tiếp cận những mô hình giáo dục tiên tiến nhất để vận dụng sáng tạo vào nước ta. Có chính sách tuyển cử đông đảo giáo viên, sinh viên Việt Nam đi học tập, nghiên cứu và làm việc nước ngoài và thu hút các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tạo điều kiện để lao động nước ta có khả năng tiếp cận với tri thức mới của thời đại bằng việc thường xuyên được làm việc với các chuyên gia nước ngoài. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết các trường đại học của nước ta với các trường đại học của nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn

quốc tế; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học quốc tế phát triển ở nước ta nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và được các trường có uy tín trên thế giới cấp bằng. Điều này vừa tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nước lại vừa tạo điều kiện cho việc phát triển du học tại chỗ ở nước ta.

- Chủ động tích cực phát hiện, bồi dưỡng, đồng thời có chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài hợp lý. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã đánh giá cao vai trò của người tài, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Trong bối cảnh nền KTTT đang hình thành, phát triển mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của nhân tài, mà suy rộng ra là đội ngũ trí thức, càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước, xã hội. Để tăng tốc độ phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay, cần có sự đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực quan trọng này, từ đó mới có thể nắm bắt và ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại vào trong quá trình sản xuất. Muốn vậy, cần chủ động và tích cực phát hiện, bồi dưỡng đồng thời sử dụng và đãi ngộ nhân tài thật sự hợp lý.

Trước hết, chúng ta cần sớm hình thành những quy định cụ thể để khuyến khích và giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành, từng đơn vị cơ sở

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)