Nhóm giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 87)

Song song với các giải pháp về GD – ĐT như là các giải pháp quan trọng nhất để phát triển NLCN thì việc thực hiện các giải pháp về kinh tế sẽ kích thích trực tiếp và thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp về GD – ĐT. Bởi nguồn nhân lực có thể phát triển được hay không không chỉ nhờ có GD - ĐT, vì không thể có một nền giáo dục đào tạo tốt nếu thiếu các điều kiện kinh tế, các điều kiện vật chất; Nguồn nhân lực không thể nói là phát triển một cách đầy đủ khi các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước không hợp lý; Xã hội không thể phát triển về khoa học, công nghệ hay lĩnh vực văn hóa tinh thần nào khác nếu không đảm bảo được những điều kiện vật chất nhất định. Nhu cầu của con người ngày càng lớn, không chỉ có nhu cầu vật chất mà còn cả các nhu cầu về tinh thần. Để thỏa mãn được các nhu cầu về tinh thần thì trước hết và cần thiết phải đảm bảo được cho con người những nhu cầu về vật chất. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách kinh tế phù hợp để kích thích tính độc lập, sáng tạo của người lao động, có như vậy mới huy động được mọi tiềm năng người vào trong quá trình phát triển đất nước hiện nay.

Nói đến kinh tế là nói đến vấn đề quan hệ lợi ích của con người, mà lợi ích đó lại bị chi phối và xuất phát từ nhu cầu, cũng là biểu hiện rõ nhất của nhu cầu con người. Vì vậy, các giải pháp kinh tế đưa ra phải kích thích được vấn đề lợi ích, thõa mãn nhu cầu, làm cho con người phát triển theo những định hướng mà nhà nước đã đặt ra.

- Thứ nhất, xét ở tầm vĩ mô của nền kinh tế, cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế theo hướng CNH, HĐH,

đồng thời tích cực chuẩn bị những điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của nền KTTT như là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới hiện nay. Đây là điều kiện và là giải pháp tiên quyết tạo động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. Muốn vậy, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện đường lối phát triển kinh tế của đất nước theo cơ chế thị trường, thực hiện đa dạng hóa các thành phần kinh

tế nhằm tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tiếp tục điều chỉnh chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng trước hết ưu tiên vào một số ngành nghề có khả năng đào tạo và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, những ngành nghề có khả năng hợp tác và trao đổi lao động quốc tế.

Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, song hiện vẫn còn một tỷ lệ lớn lực lượng lao động chưa qua đào tạo, mà phần lớn số lao động này lại sinh sống ở các khu vực nông thôn, vùng miền núi. Do đó, để nâng cao chất lượng lực lượng lao động này, giải pháp cấp bách hiện nay là tiếp tục đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, đồng thời có các giải pháp căn bản để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tích cực mở mang các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng lao động ở các vùng nông thôn và khu vực miền núi. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo về làm việc tại các vùng nông thôn, miền núi. Tất cả những giải pháp đó phải được thực hiện một cách nhất quán, thực chất, tránh dừng lại ở sự hô hào chung chung, hình thức và chạy theo phong trào.

- Thứ hai, chúng ta phải có chính sách đảm bảo việc làm và điều kiện việc làm cho người lao động.

Cần phải khẳng định rằng, nước ta là nước có NLCN dồi dào. Đó là điều kiện hết sức cần thiết cho quá trình CNH, HĐH. Nhưng NLCN đó sử dụng chưa hết công suất và chưa có hiệu quả. Điều đó thứ nhất phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế chưa hợp lý như đã phân tích trên, thứ hai phụ thuộc vào số lượng việc làm cho người lao động chưa nhiều. Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa số dân cư tập trung ở nông thôn, miền núi, vì vậy khi chúng ta tiến hành CNH, HĐH chắc chắn chúng ta sẽ thiếu lao động trầm trọng, bởi hầu hết số lao động hiện có đều chưa qua đào tạo, và để chuẩn bị cho nền KTTT thì tình trạng đó còn trở nên trầm trọng hơn.

Nhiều nước trong khu vực khi tiến hành CNH đã coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề trọng tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, đồng thời đã sử dụng cơ hội việc làm như là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu. Đơn cử ở Hàn Quốc, khi họ tiến hành CNH, đội ngũ lao động mà họ có khá dồi dào về số lượng, nhưng đa số là lao động phổ thông và chưa qua đào tạo, do đó tình trạng thất nghiệp diễn ra phổ biến. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách việc làm với mục tiêu càng tạo ra được nhiều việc làm càng tốt, đặc biệt là việc làm ở nông thôn. Việc tạo ra cơ hội việc làm được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá tính đúng đắn của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Đó cũng là một trong những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội bởi vì không một chính sách phúc lợi nào lại có thể hỗ trợ tốt hơn cho những người có khả năng và nhiệt tình lao động nhưng không có việc làm bằng việc tạo ra cơ hội việc làm cho họ [16; 31].

Thực tế ở nước ta những năm qua đã cho thấy vấn đề giải quyết việc làm là một trong những bộ phận cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội. Tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm không những cản trở sự phát triển xã hội mà còn là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực khác. Theo ước tính, hàng năm nước ta có khoảng hơn 9 triệu lao động chưa có việc làm, trong khi đó khả năng tạo việc làm của nền kinh tế mỗi năm chỉ đạt khoảng hơn 1 triệu việc làm, tức là chưa đủ cân bằng số lao động bổ sung hằng năm do tốc độ gia tăng dân số.

Vì vậy, đối với nước ta hiện nay, nhu cầu việc làm là nhu cầu cấp bách đối với toàn xã hội. Việc thỏa mãn nhu cầu đó trở thành lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân lao động khác nhau cũng như của toàn xã hội. Cho nên vấn đề tạo việc làm phải trở thành một trong những tiêu chuẩn của việc đầu tư, phát triển sản xuất. Thêm vào đó, với nguồn lao động dồi dào thì giá nhân công lại rẻ do khả năng cung cấp lao động lớn hơn khả năng cung ứng việc làm. Do vậy, để khai thác thế mạnh về số lượng NLCN thì phải ưu tiên những ngành nghề cần nhiều lao động.

- Thứ ba, quan tâm đến lợi ích cá nhân, trước hết là lợi ích kinh tế để kích thích tính sáng tạo, tích cực của người lao động.

Mọi hoạt động của con người đều bắt nguồn từ nhu cầu, lợi ích. Nhu cầu và lợi ích chính là động lực trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động, sáng tạo. Con người ta phải nhận thức được lợi ích mới tích cực vươn lên giành lấy lợi ích để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhu cầu và lợi ích càng lớn thì càng biến thành động cơ tư tưởng mạnh mẽ kích thích con người hoạt động. Lợi ích vì thế là khâu trực tiếp và là hoạt động mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất và đời sống, là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ kinh tế và là cơ sở cho mọi mối quan hệ xã hội. Hay có thể nói, mọi mối quan hệ xã hội của con người đều xoay quanh trục lợi ích. Lợi ích trở thành động lực chủ đạo nhất, là động lực của mọi động lực xã hội. Các động lực khác phải thông qua lợi ích mới phát huy tác dụng mạnh mẽ tới hoạt động của con người. GS. Lê Hữu Tầng đã viết: “Lợi ích chính là khâu nhạy cảm nhất trong toàn bộ chuỗi quy định nhân quả gây nên hoạt động của con người, là huyệt mà sự tác động vào đó sẽ gây nên sự phản ứng nhanh nhạy nhất của cơ thể xã hội” [dẫn theo 7; 109].

Lợi ích có thể được chia thành nhiều loại tùy vào góc độ xem xét. Có thể có lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể - xã hội, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà hình thành về kết cấu lợi ích khác nhau. Song lợi ích kinh tế của cá nhân bao giờ cũng là động lực mạnh nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với tất cả các động lực lợi ích khác của họ, vì nó đáp ứng những đòi hỏi trực tiếp, thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Hơn nữa, lợi ích kinh tế của cá nhân bao giờ cũng là cái dễ nhận thức nhất đối với chủ thể lợi ích.

Vì vậy, muốn nâng cao tính tích cực của NLCN thì chúng ta phải thường xuyên tác động tới lợi ích của người lao động, đặc biệt là lợi ích kinh tế của họ. Bởi nếu lợi ích kinh tế của cá nhân không được khẳng định thì không thể phát huy tối đa tiềm năng của mỗi người đóng góp cho sự phát triển

kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của tập thể, không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà không chú ý đến lợi ích tinh thần, mà chúng ta cần phải tác động kết hợp một cách đồng bộ, thống nhất tất cả các lợi ích. Có như vậy chúng ta mới kích thích được tính năng động của tất cả mọi người lao động hăng hái tham gia sản xuất, kinh doanh làm giàu, nhưng lại hướng được tất cả mọi người vào những mục đích chung và vì sự phát triển chung cho tất cả mọi người, cho sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế xã hội hiện tại thì lợi ích kinh tế và lợi ích cá nhân cần được ưu tiên hơn cả vì đó là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối với người lao động.

Để giải quyết tốt vấn đề cơ bản về lợi ích cá nhân, trước hết chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề tiền lương cho người lao động. Tiền lương là số tiền mà xã hội trả cho người lao động tương xứng với giá trị sức lao động và hiệu quả kinh tế mà họ đã cống hiến cho xã hội. Trong điều kiện kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển, ngoài việc đảm bảo cho người lao động mức lương tối thiểu bình quân căn cứ vào trình độ như hiện nay thì nhà nước cần có sự linh hoạt trong việc chi trả xứng đáng với công sức của người lao động, chuẩn bị điều kiện để sớm chuyển sang cơ chế tiền lương linh hoạt, theo đó ngân sách nhà nước chỉ chi trả cho lực lượng cán bộ làm việc trong bộ máy công quyền, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp có thu của Nhà nước tự hạch toán để tự trả cho cán bộ thuộc quyền quản lý của mình. Cần thúc đẩy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế (cả vốn, tài sản và trí tuệ…), và các hình thức phân phối khác, đặc biệt khuyến khích những sáng tạo mới, có chính sách đặc biệt ưu đãi người tài.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 87)