Một số yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn lực con ngườ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)

Nam hiện nay

Để tạo ra được sự phát triển của nền kinh tế là kết quả của sự tích hợp hệ thống các nguồn lực trong xã hội. Trong các nền kinh tế truyền thống, nguồn lực chủ yếu là lao động và vốn, còn trong nền KTTT, hệ thống nguồn lực cho sự phát triển bao gồm: Vốn kết cấu hạ tầng khoa học – công nghệ, đặc

biệt là thông tin liên lạc phát triển ở trình độ cao; Vốn con người có tri thức; và Vốn xã hội gồm các cơ cấu tổ chức vận hành các quan hệ kinh tế - xã hội. Trong các nguồn lực cơ bản đó, nguồn lực trí tuệ, nói cách khác là nguồn nhân lực có tri thức là nguồn lực cơ bản nhất.

Bản thân từ “kinh tế tri thức” đã nói lên vai trò hàng đầu của tri thức và do đó là của nguồn nhân lực có tri thức. Trong nền sản xuất hiện đại, 70 – 80%, thậm chí có những sản phẩm là 90% cơ cấu giá trị được tạo ra bởi tri thức và thông tin; ở các nước phát triển, trong cơ cấu lao động ngày càng dịch chuyển về số lượng lao động tri thức, có những nước công nhân tri thức chiếm đến 40 – 50% (như Hà Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Canađa, Singapo). Do vậy, vấn đề nguồn nhân lực có tri thức là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong nền KTTT. Phải đào tạo, bồi dưỡng và rộng hơn là phát huy tất cả những lợi thế của con người, đặc biệt là thế mạnh về khả năng sáng tạo của con người, làm cho đội ngũ lao động có khả năng tiếp cận, vận dụng các tri thức hiện đại để sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần cho sự phát triển của xã hội.

Do vậy, yêu cầu tổng quát nhất của KTTT đối với nguồn nhân lực, đó là nguồn nhân lực vừa phải có tri thức hiện đại, vừa phải được trang bị công nghệ (cách làm) để có đủ khả năng hoạt động sáng tạo và phát triển trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ xảo, kỹ năng trong lao động. Từ yêu cầu tổng quát đó, có thể làm nổi lên mấy yêu cầu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tỷ trọng của lao động cơ bắp giảm xuống, tỷ trọng lao động trí tuệ tăng lên nhanh chóng và chiếm ưu thế trong cơ cấu lao động xã hội.

Lao động trí tuệ hay công nhân tri thức là những người lao động đã qua đào tạo, họ là những người sử dụng sức lao động trí óc để tạo ra của cải, giá trị mới. Trong đó, công nhân kỹ thuật, các kỹ sư, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia về quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở mọi cấp, các nhà doanh nghiệp giỏi có trình độ quốc tế, các nhà khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện KTTT, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công

nghệ hiện đại sẽ tác động và làm biến đổi các bộ phận truyền thống trong cơ cấu lao động của mỗi quốc gia theo yêu cầu sau:

- HĐH các ngành sản xuất truyền thống bằng cách đưa khoa học, công nghệ vào trong sản xuất. Từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, phải làm sao cho hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng cao, để năng suất lao động tăng, nhưng tiêu tốn ít tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong nông nghiệp, mô hình các trang trại tự động hóa đang ngày càng phổ biến, việc nuôi trồng các giống vật nuôi cây trồng có năng suất cao nhờ khoa học hiện đại; trong công nghiệp đó là các mô hình tự động hóa hoàn toàn, sản xuất các loại sản phẩm có hàm lượng tri thức cao bằng các nguyên vật liệu mới, vừa có khả năng chống chịu tốt (độ bền cao) lại vừa có khả năng làm việc hiệu quả hơn…; trong dịch vụ đó là việc gia tăng hàm lượng của thông tin trong trao đổi mua bán bằng các con đường mới như trao đổi qua e-mail, qua siêu xa lộ thông tin…

- Hình thành những ngành mới, những ngành đại diện cho KTTT. Đó là những ngành, những doanh nghiệp chế tạo ra tri thức mới, các sản phẩm công nghệ với trình độ cao. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta gọi những ngành này là “ngành sản xuất thứ tư”, bao gồm có công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng tái sinh và công nghệ thông tin. Đây là những ngành trụ cột của KTTT, sự phát triển của chúng trong nền kinh tế là yếu tố quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Chính việc hình thành và phát triển của những ngành kinh tế trụ cột này đã đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao ở tất cả các nền kinh tế. Bởi nền kinh tế nào nắm giữ được các thành tựu công nghệ trong những ngành này đều chiếm ưu thế trong sản xuất nói riêng và vị thế trong nền kinh tế toàn cầu nói chung.

- Từ đó có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động xã hội, trong đó số lao động có trình độ cao phải chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu lao động xã hội. Hiện nay, ở các nước trong nhóm OECD, tỷ lệ công nhân tri thức ngày càng cao, họ trở thành lực lượng chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội, tiêu biểu

cho lực lượng sản xuất mới. Theo nghiên cứu của Nuala Beck & Asociates Inc (Canađa), hiện nay, nhóm nước có tỷ lệ công nhân tri thức cao nhất trên thế giới bao gồm: Hà Lan 46.1% Thụy Sỹ 40.9% Thụy Điển 39.8% Xingapo 39.8% Canađa 39.2% Bỉ 39.2% Đức 38.1% Đan Mạch 37.6% Niu Dilan 37.2% Anh 36.7% Nga 36.4% Úc 35.5% Cộng hòa Séc 34.4% Ailen 34.2% Phần Lan 34.0% Mỹ 33.6% Ixaren 32.7% Nauy 32.4% Áo 30.9% Hunggari 30.8%

Nguồn: Đặng Hữu (2004), KTTT – Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam

Như vậy, chính sự thay đổi số lượng, cơ cấu ngành và sự phát triển vượt bậc về trình độ áp dụng khoa học công nghệ hiện đại của các ngành truyền thống trong KTTT đã đặt ra yêu cầu tất yếu đối với chuyển dịch cơ cấu lao động. Quá trình chuyển dịch đó phải đảm bảo tỷ trọng của lao động cơ bắp giảm xuống còn tỷ trọng lao động trí tuệ phát triển lên nhanh chóng và chiếm ưu thế tuyệt đối trong tổng lao động xã hội. Người lao động trở thành chủ thể với tỷ lệ lao động trí tuệ ngày càng cao.

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với Việt Nam chúng ta, để có một quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đạt đến hơn 40% là lao động tri thức như các nước phát triển thì đó là một yêu cầu tương đối cao. Tuy nhiên, đó là mục tiêu của chúng ta trong 10 – 20 năm nữa, bởi đó là yêu cầu mà các nước phát triển đã đạt được. Để làm được điều đó, việc quan trọng là phải có chiến lược thu hút nhân tài, đặc biệt là phải có chiến lược phát triển

GD – ĐT phù hợp để vừa phát triển cả số lượng và chất lượng của NLCN nói chung.

Thứ hai: Đội ngũ lao động phải có trình độ học vấn cao, liên tục tích lũy làm giàu tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao với những thay đổi về công việc, nghề nghiệp, nơi làm việc, về sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ mới... Bởi một trong những đặc trưng của nền KTTT là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức, do đó tốc độ hoạt động và biến đổi của nó sẽ rất nhanh chóng, sáng tạo trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển. Vì thế, sự sáng tạo ra tri thức diễn ra với quy mô lớn, việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội, đồng thời, việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra hết sức nhanh chóng, rộng khắp, nhờ vào các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Do tốc độ biến đổi nhanh như vậy cho nên nội dung nghề nghiệp của người lao động cũng thường xuyên biến đổi. Bản thân một người công nhân muốn đảm nhiệm tốt chức năng của mình với cùng một công việc thì họ cũng đã phải thường xuyên tự trau dồi cho mình những kiến thức mới, cả những tri thức chuyên môn lẫn tri thức xã hội khác có liên quan. Nếu không biết tự “học tập suốt đời”, anh ta sẽ bị lạc hậu nhanh chóng với chính công việc của mình, với môi trường xung quanh. Đặc biệt với sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào trong sản xuất lại càng làm cho khả năng bị lạc hậu cao hơn nữa nếu không biết tự cập nhật công nghệ mới. Hiện nay, khi mà nền KTTT chỉ mới đang bắt đầu hình thành ở những nước phát triển, chỉ trong vòng 7 - 10 năm, nội dung lao động của các ngành nghề nói chung bị lạc hậu tới 30%, riêng ngành điện tử, lạc hậu 50%; và cứ 1 - 3 năm, có thể loại bỏ 1 mặt hàng, 3 - 5 năm có thể loại bỏ 1 ngành khỏi danh mục các ngành trên thế giới.

Như vậy, do quá trình sáng tạo và ứng dụng tri thức vào lĩnh vực sản xuất của KTTT diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn, hơn thế nữa, quá trình ứng dụng ấy còn được khuyếch đại bởi sức mạnh to lớn của công nghệ

thông tin cho nên nội dung nghề nghiệp của lao động biến đổi không ngừng với tốc độ nhanh. Do vậy, không còn cách nào khác, người lao động muốn tồn tại được trong KTTT thì phải thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức để có thể thích ứng với công việc của mình.

Mặt khác, KTTT vận động theo xu hướng nhất thể hóa hoặc toàn cầu hóa. Điều này được thực hiện thông qua quá trình thương mại, quốc tế hóa vốn và quốc tế hóa sản xuất. Quá trình quốc tế hóa cộng thêm lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khác nhau, làm cho mỗi quốc gia, dù là một quốc gia lớn, có nền kinh tế phát triển nhất cũng không thể tự đảm bảo cho mình mọi nhu cầu sản xuất. Nền sản xuất lớn chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự chuyên môn hóa sản xuất sâu sắc và đòi hỏi hợp tác sản xuất quốc tế. Vì thế, trong nền KTTT, hầu hết các sản phẩm đều do sự hợp tác của nhiều quốc gia. Điều này cũng có nghĩa là quy mô của lao động tổng thể ngày càng được mở rộng. Do đó, khả năng thích ứng, tính linh hoạt của lao động càng trở thành yêu cầu gắt gao. Có như thế mới có thể tham gia vào cùng một quy trình sản xuất mặc dù ở nhiều nơi khác nhau. Nếu nguồn nhân lực của một quốc gia không đáp ứng được yêu cầu này thì sẽ không thể trở thành một bộ phận của lao động tổng thể tham gia vào quá trình chuyên môn hóa sâu sắc, hợp tác sản xuất quốc tế trong thời đại KTTT.

Do vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhất trong nền KTTT đó là phải trang bị bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ lao động, nghĩa là trang bị khả năng thích ứng, tính linh hoạt cao của lao động. Muốn làm được điều đó, phải đặt người lao động trong môi trường làm việc có những đặc tính cạnh tranh và hợp tác sâu sắc. Đó là môi trường làm việc mà ở đó có sự phát triển cao của công nghệ thông tin, có sự thành thục của kinh tế thị trường và sự phát triển cao độ của kỹ thuật, công nghệ. Ở các nước đang phát triển hiện nay, điều căn bản là phải xây dựng được tinh thần học tập suốt đời cho người lao động, phải xây dựng được mô hình xã hội học tập để mọi người cùng tự học hỏi một cách tự giác. Có như vậy, đội ngũ lao động mới có thể nâng cao

khả năng thích nghi của mình lên đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền KTTT.

Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, 76% dân số Việt Nam là nông dân và đa số họ đều không có một chuyên môn nghiệp vụ gì, cộng với thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ, lối tư duy còn bị hạn chế bởi tập quán lạc hậu. Với đặc thù như vậy, trước yêu cầu về kỹ năng lao động cao, khả năng thích ứng nhanh của người lao động mà nền KTTT đặt ra như vậy đòi hỏi chúng ta còn phải cố gắng hơn nữa trong công tác phát triển nhân lực của đất nước. Không chỉ bằng công tác giáo dục đào tạo mà còn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về cả kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nữa, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng một xã hội học học tập, tinh thần học tập tự giác và học tập suốt đời cho người lao động.

Thứ ba: Có khả năng sáng tạo tri thức mới.

Đây là yêu cầu có tính quyết định để phát triển KTTT, đồng thời cũng là yêu cầu cao nhất đối với nguồn nhân lực. Tính sáng tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ hiện tại, nơi làm việc, những điều kiện vật chất và tài chính, sự quan tâm đến công việc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng và với xã hội, ham muốn tự khẳng định mình, môi trường kinh tế - xã hội… Dù ở cương vị nào, người lao động đều có khả năng sáng tạo hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của mình và xã hội.

Tuy nhiên, với yêu cầu này, không phải bất kỳ người lao động nào cũng có thể đáp ứng được mà chỉ một bộ phận nào đó trong nguồn nhân lực là có thể đáp ứng được mà thôi. Gọi một cách chung chung đó là đội ngũ nhân tài của xã hội. Trước hết, họ là những người có nhân cách, có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và nhạy bén với tri thức mới, tức là phải có tư duy độc đáo, sắc sảo, có khả năng dự báo và suy diễn tốt, giải quyết công việc nhanh, chính xác và mang lại hiệu quả cao.

Trong nền KTTT, với tốc độ biến chuyển như vũ bão của tri thức, tri thức mới được cập nhật, thay đổi theo đơn vị thời gian ngắn, vì thế, các nhà sản xuất nói riêng và đội ngũ lao động của phải đổi mới công nghệ không

ngừng, cập nhật những sự thay đổi liên tục của công nghệ mới, nếu không muốn bị lạc hậu, phá sản hay thất nghiệp. Người lao động Việt Nam phải luôn biết tìm kiếm, vận dụng những công nghệ mới, những công nghệ đã chín muồi là cái sắp sửa tiêu vong. Với đặc trưng lợi thế thuộc về cái chưa biết như vậy của nền KTTT, đặc tính có khả năng sáng tạo cao của người lao động là yêu cầu cần thiết và quyết định. Nếu không đạt được yêu cầu này thì dù chiến lược phát triển KTTT của nhà nước có cụ thể thế nào chăng nữa thì cũng không thể biến nền KTTT thành hiện thực của nước mình được. Muốn làm được điều đó, điều quan trọng đầu tiên là đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng để cho nguồn nhân lực của đất nước tiếp cận với tri thức mới, công nghệ mới của nhân loại và thời đại, thậm chí là phải đầu tư cho việc trao đổi nhân tài, bồi dưỡng nhân tài từ các nơi có công nghệ hiện đại… Đất nước có đội ngũ nhân tài đông đảo là một nguồn lực cực kỳ quan trọng để đưa đất nước tiến lên KTTT, bởi họ chính là đầu tàu về khoa học và công nghệ, là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn sản xuất.

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, Liên hợp quốc đã đưa ra cách tính “chỉ số phát triển con người” (HDI) nhằm phản ánh trình độ phát triển của các nước. Chỉ số HDI được tính căn cứ vào 3 chỉ tiêu:

1. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP/ người) – chỉ số kinh tế 2. Trình độ dân trí – chỉ số về giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tuổi thọ bình quân – chỉ số về chăm sóc y tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)