Nhóm giải pháp văn hoá xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 102)

- Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của người dân, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tiến hành điều tra cơ bản tình hình sức khỏe, thể lực con người Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin về y tế, thể lực, sức khỏe của nhân dân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng. Tiếp tục khắc phục các hậu quả, các di chứng chiến tranh. Chủ động dự báo và có phương án phòng và chống các bệnh đặc trưng của thời kỳ CNH, HĐH như các bệnh về tim mạch, ung thư, bệnh nghề nghiệp và tai nạn công nghiệp, tai nạn giao thông, bệnh tâm thần, bệnh người già, bệnh xã hội… Đổi mới tổ chức quản lý công tác chăm sóc sức khỏe của người dân theo hướng xã hội hóa. Thực hiện các hình thức bảo hiểm y tế cho người nghèo trong xã hội. Đổi mới cơ chế hoạt động của các bệnh viện nhà nước. Tăng cường y tế cơ sở, đảm bảo mọi người dân đều được chăm sóc chu đáo khi ốm đau. Xây dựng và thực hiện các dịch vụ xã hội về y tế và các chính sách về bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội. Tăng cường kiểm tra và thực hiện các luật và văn bản dưới luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc quy hoạch và cấp phép sản xuất cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cần rà soát kỹ tác động với môi trường sống, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân địa phương và đội ngũ công nhân. Cần tích cực sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong sản xuất để hạn chế ô nhiễm ra môi trường…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân, phát động các phong trào thể dục thể thao, phong trào vệ sinh phòng bệnh và các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Khuyến khích việc thực hiện

các quy ước của cộng đồng về vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc, rèn luyện sức khỏe trong nhân dân. Giảm tỷ lệ phát triển dân số, tạo tiền đề tiến tới ổn định quy mô dân số và phân bố dân cư hợp lý để quy hoạch và đầu tư phát triển NLCN có chất lượng trong cả nước và cho từng vùng lãnh thổ, giảm sức ép về sự gia tăng quá mức số người bước vào tuổi lao động cần được đào tạo hằng năm; xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia về dân số, kế hoạch hóa gia đình, chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các chương trình liên quan đến phụ nữ và gia đình, chăm sóc người cao tuổi.

- Phát triển và xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, vừa hiện đại lại vừa giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra những định hướng về thẩm mỹ, lối sống, đạo đức cho con người Việt Nam.

Một môi trường văn hóa lành mạnh sẽ chắp cánh cho sự sáng tạo của con người, và ngược lại, sự thiếu hụt văn hóa, hoặc sự cằn cỗi, nghèo nàn về văn hóa tinh thần sẽ làm thui chột, méo mó con người, thậm chí còn làm biến dạng nó trong lối sống, hành vi, tính cách và tâm hồn như là những hiện tượng phản văn hóa, sa sút đạo đức và kỷ cương, sự lãng phí tài nguyên và tàn phá môi trường, sự lạc hậu trong tư duy, trong lối sống và cả những mê tín dị đoan… đều có nguyên nhân từ sự yếu kém văn hóa. Mọi sự phát triển về khoa học, kỹ thuật mà không song hành với văn hóa sẽ chỉ tạo ra những con người phiến diện, thực dụng, thành những kẻ thờ ơ, vô cảm và phi nhân tính trong xã hội. Như vậy, trong tương lai xã hội sẽ không thể duy trì và tiếp tục tăng trưởng nếu không lấy văn hóa làm động lực, là mục tiêu, là hệ điều tiết của sự phát triển. Văn hóa sẽ giúp con người thoát khỏi tệ nạn xã hội, lập lại sự cân bằng sinh thái, góp phần hình thành nhân cách văn hóa hiện đại. Bởi vậy, chăm lo văn hóa là chăm lo cho nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần thì xã hội không thể lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế bền vững. Do vậy, công cuộc phát triển đất nước hiện nay không

chỉ đề cao việc yếu tố trí tuệ mà còn phải hết sức coi trọng yếu tố đạo đức, coi đạo đức là cái gốc, là nền tảng cho sự phát triển NLCN.

Do vậy, mọi chính sách phát triển kinh tế xã hội hiện nay ngoài việc đạt được mục tiêu trực tiếp thì còn phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực, trở thành một mục tiêu không thể thiếu để hướng con người đến những giá trị tinh thần tốt đẹp. “Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với văn hóa và đời sống xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Trong báo cáo chính trị của Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội” [65;115].

KẾT LUẬN

Kinh tế tri thức – dù mới xuất hiện so với tiến trình phát triển xã hội loài người nhưng nó đã đem lại những bước phát triển nhanh chóng. Việt Nam muốn trở thành một nước phát triển thì phát triển theo KTTT là xu hướng tất yếu.

Lựa chọn con đường mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, từng bước phát triển KTTT để bắt nhịp với nhịp điệu phát triển nhanh của xã hội hiện đại là lựa chọn sáng suốt của Đảng và Nhà nước, phù hợp với lòng dân.

Kinh tế tri thức phát triển dựa chủ yếu vào tri thức của con người. Con người sáng tạo ra tri thức mới, ứng dụng chúng vào trong các quá trình sản xuất để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần ngày càng lớn. Muốn phát triển KTTT thì trước hết phải có được NLCN phát triển, bao gồm những con người phát triển cả về trí tuệ, có khả năng ứng dụng và sáng tạo tri thức mới, có sức khỏe và có đạo đức, lối sống tốt đẹp. Vì vậy, công tác quan trọng nhất và sự đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất chính là công tác phát triển NLCN, đầu tư phát triển NLCN.

Tuy nhiên, do chúng ta tiến hành phát triển đất nước trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, vẫn tồn tại quan hệ sản xuất nhỏ, vì vậy công tác phát triển gặp nhiều khó khăn trở ngại: nền kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ yếu kém, nguồn nhân lực thua kém nhiều nước về cả thể chất và trình độ trí tuệ. Nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đặc biệt là nâng cao trình độ trí tuệ nguồn nhân lực càng trở nên bức xúc hơn khi đất nước đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế trước một thế giới đang tăng trưởng như vũ bão nhờ có tri thức, khoa học công nghệ tiên tiến. Chỉ có phát triển nguồn lực con người, biến nguồn lực con người thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất thì đất nước ta mới có thể rút ngắn quá trình CNH, HĐH, từng bước phát triển theo xu thế của nền kinh tế thế giới – nền KTTT.

Để NLCN Việt Nam phát triển, đáp ứng được yêu cầu của nền KTTT đặt ra là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, không thể đạt được trong một thời gian ngắn, không chỉ bằng một vài giải pháp nào đó mà đòi hỏi một hệ thống các giải pháp được thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, được thực hiện trong một thời gian dài với sự quyết tâm cao độ và sự sáng suốt của toàn Đảng và toàn dân ta. Người viết đã nêu ra một số các giải pháp quan trọng để phát triển NLCN Việt Nam hiện nay trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, từ các giải pháp kinh tế, chính trị đến đến các giải pháp văn hóa – xã hội. Trong đó, người viết đặc biệt nhấn mạnh giải pháp giáo dục đào tạo. Do vai trò to lớn và trực tiếp của công tác này đối với việc phát triển NLCN trước bối cảnh KTTT mà người viết đã nhấn mạnh thành nhóm giải pháp đầu tiên, trọng nhất và độc lập với các nhóm giải pháp còn lại, mặc dù giáo dục – đào tạo cũng chỉ là một giải pháp trong những những giải pháp thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Làm tốt những giải pháp nêu trên chúng ta tin tưởng rằng con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ chiến thắng được những khó khăn thử thách, đi lên xây dựng đất nước vững chắc trên con đường KTTT để thực hiện thành công việc đi tắt, đón đầu, phát triển đất nước nhanh theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã vạch ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Gia Ban (2005), Phát triển nhân lực, đào tạo và trọng dụng nhân tài, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7.

2. Ban khoa giáo TW, Bộ khoa hoc công nghệ và môi trường, Bộ Ngoại giao(2000): Kỷ yếu hội thảo: Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Hà Nội.

3. Hoàng Chí Bảo (1993), Ảnh hưởng của văn hóa đối với phát huy nguồn lực con người, Tạp chí Triết học, số 1.

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1986), Cách mạng khoa học kỹ thuật và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

5. Vũ Đình Cự ,Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Hồ Anh Dũng (2003), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động: thực trạng và giải pháp phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8.

8. Nguyễn Hữu Dũng (2009), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam,Tạp chí Lao động & Xã hội, số 253.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Thị Hồng Điệp (2008), Nguồn lực con người và phát triển bền vững kinh tế tri thức, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1 .

12. Đỗ Công Định (2005), Nguồn nhân lực Việt Nam: thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng 5.

13. Lê Cao Đoàn (2003), Kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa thực hiện sự phát triển định hướng hiện đại, rút ngắn, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.

14. Phạm Văn Đức, Mấy suy nghĩ về vai trò của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ.

15. Phạm Văn Đức (1999), Một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực con người, Tạp chí Triết học, số 6.

16. Phạm Văn Đức (2000), Một số suy nghĩ về vai trò của giáo dục đào tạo trong việc phát triển nguồn lực con người, Tạp chí Triết học, số 6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm, 1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (2000), Kinh tế tri thức và giáo dục – đào tạo phát triển người, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 9.

20. Trần Ngọc Hiên (2002), Cơ sở lý luận về kinh tế tri thức, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Số 6 .

21. Trần Ngọc Hiên (2007), Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong những năm tới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1.

22.Trương Mỹ Hoa (2007), Phát huy nhân tố con người trong phát triển bền vững, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 304.

23. Hoàng Ngọc Hoà (2004), Đổi mới giáo dục- đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tạp chí Cộng sản, số 23.

24. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2002), Sử dụng tri thức với sự phát triển của Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

25. Trần Ngọc Hiên (2002), Cơ sở lý luận về KTTT, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Nguyễn Đình Hòa (2004), Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Tạp chí Triết học, số 1.

27. Nguyễn Cảnh Hồ (2001), Bàn về thực chất của Kinh tế tri thức Tạp chí Cộng sản, số 7.

28. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đặng Hữu (2004), Phát triển bền vững dựa trên tri thức, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11.

30. Đặng Hữu (2005), Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 4.

31. Nguyễn Thị Hường (2008), Nguồn lực con người – yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Tạp chí Lao động & xã hội, số 329.

32. Đoàn Khải (2001), Kinh tế tri thức với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 10.

33. Đoàn Văn Khái (2000), Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người, Tạp chí Triết học, số 6.

34. Phạm Gia Khánh (2005), Một số nội dung chính trong phát triển nhân lực thời ký đẩy mạnh công nghiệp hoa,- hiện đại hoá, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7.

35. Trần Văn Khánh (2002), Tìm hiểu khái niệm Kinh tế tri thức, Tạp chí Triết học, số 4.

36.Phạm Văn Khánh (2005), Một số nội dung chính trong phát triển nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7.

37. Vũ Minh Khương (2001), Việt Nam: để vượt lên với sức bật của nền kinh tế tri thức, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 279.

38.Nguyễn Thế Kiệt (2008), Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6.

39.Vũ Trọng Lâm (chủ biên - 2003), Kinh tế tri thức ở Việt Nam, quan điểm và giải pháp phát triển, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

40. Tương Lai (2000), Đối diện với nền kinh tế tri thức, thách thức và thời , Tạp chí Cộng sản, số 21.

41. Lê Thị Lan (2005), Kinh tế tri thức và việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ.

42. Bùi Thị Ngọc Lan (2004), Kinh tế tri thức – cơ hội và thách thức đối với chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4.

43. Vũ Thị Ngọc Lanh (2006), Việt Nam và vấn đề xây dựng nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học xã hội, số 9.

44. Đặng Mộng Lân (2001), Kinh tế tri thức những kinh nghiệm và những vấn đề cơ bản, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hướng tới kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 102)