Hiện nay, 95% ethanol được sản xuất bằng cách lên men từ các loại rỉ đường như từ củ cải đường, mật mía, dịch thủy phân từ gỗ (chủ yếu từ hemixenluloza, xenluloza), trái cây…Các loại hạt củ chứa nhiều tinh bột như ngũ cốc, ngô, sắn, khoai tây, các loại gạo nếp, gạo tẻ, tấm, hạt mì, cao lương… (trong đó lên men từ đường chiếm 61%) và 5% ethanol được tổng hợp được từ dầu mỏ, gas, than … Ethanol đang được xem là nguồn nhiên liệu thay thế quan trọng và được quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng của nhiều quốc gia [4, tr.96-97].
Bảng 1.2.Sản lượng ethanol theo lí thuyết [30].
Nguyên liệu Sản lượng ước tính cho mỗi tấn nguyên liệu khô (lít) Hạt bắp 471 Giấy vụn 440 Thân và lá bắp 428 Bã mía 422 Rơm rạ 416 Mạt cưa 382 Phế phẩm lâm nghiệp 308 Phế phẩm của bông sợi 215
Lựa chọn loại nguyên liệu nào phù hợp để sản xuất ethanol tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Các nguyên liệu chủ lực để sản xuất ethanol ở các nước như sau: Mỹ: bắp, Brazil: mía, Pháp: củ cải đường, Ấn độ: mía, Việt Nam: sắn…Tính theo diện tích canh tác, hiệu quả sản xuất ethanol từ củ cải đường cao nhất, có thể đạt 7.000 lít/ha, kế đến là mía và bắp. Tuy nhiên, sẽ thu được nhiều ethanol hơn khi lên men từ bắp, gần 400 lít/tấn hạt, trong khi củ cải đường chỉ đạt 100 lít/tấn [30].
Dầu diesel sinh học được chế biến từ dầu thực vật và mỡ động vật.Vì vậy, nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu trồng các loài cây nông, lâm nghiệp để cung cấp nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Các loài cây sau đây đang được sử dụng để cung cấp nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học. Với ưu thế về diện tích canh tác, Mỹ sử dụng ngô để sản xuất ethanol. Ấn Độ dùng cây Cọ dầu (Elaeis guineennsis) và Jatropha curcas L để sản xuất diesel sinh học. Uỷ ban phát triển nhiên liệu sinh học của Ấn Độ đề nghị trồng Cọ dầu trên diện tích 11,2 triệu ha đất thoái hoá, đất bỏ hoang và các loại đất khác.
Từ năm 1975 Braxin đã có kế hoạch dùng mía làm nguyên liệu sản xuất cồn thay thế xăng và khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học bằng các biện pháp như: sử dụng xăng để chạy xe phải pha một tỷ lệ ethanol nhiên liệu, đầu tư trồng và cải tạo giống mía để sản xuất nhiên liệu sinh học, cải tiến công nghệ sản xuất ethanol, nghiên cứu sản xuất ô tô chạy bằng ethanol, miễn giảm thuế sản xuất và tiêu thụ ethanol.
Các nước EU sử dụng đậu tương, hạt cải dầu (Brassica napus) và dầu mỡ phế thải từ động, thực vật để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Thuỵ Điển dự kiến sau 2020 ethanol sinh học từ xenlulose sẽ thay thế toàn bộ nhiên liệu hoá thạch nhằm chấm dứt phụ thuộc vào dầu mỏ [31].
Cách đây không lâu tại Indonesia chiếc xe ô tô đầu tiên chạy bằng 100% nhiên liệu sinh học chế biến từ hạt cây Jatropha đã hoàn tất cuộc chạy
thử 3200 km ở tỉnh Tây Timor. Ngoài Cọ dầu họ còn chú ý tới cây Jatropha vì Cọ dầu phải trồng trên đất màu mỡ nên đã chiếm dụng một phần không nhỏ diện tích đất canh tác trong lúc đó Jatrophacó thể trồng được ở những vùng đất khô cằn. Kinh phí lập một đồn điền Jatropha chỉ bằng 1/10 đồn điền Cọ dầu. Mặt khác trồng Cọ dầu phải mất 4 năm mới cho thu hoạch trong lúc đó Jatropha chỉ mất 1 năm, vì vậy Manurung và nhiều nhà khoa học cho rằng Jatropha sẽ sớm choán ngôi Cọ dầu. Mới đây 1 công ty của Hà Lan đã đặt mua 1 triệu tấn dầu Jatropha nguyên chất của Indonesia. Uỷ ban Quốc gia về nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh học của nước này đã trình Chính phủ dành 5 triệu ha đồi trọc để trồng Jatropha, mía và sắn để sản xuất nhiên liệu sinh học. Hiện nay nước này đã trồng được 20 ngàn ha cây Jatropha
Malaysia sử dụng Jatropha để sản xuất diesel sinh học, hiện nay nước này đã trồng được 10 ngàn ha cây Jatropha.
Trung Quốc đang triển khai sản xuất dầu ethanol sinh học từ cây Jatropha, Hòang liên mộc (Pistacia chinensis Bunge),Văn quan (Xanthoceras sorbifolia Bunge). Hiện nay quốc gia này đã có 9 tỉnh có trạm xăng ethanol và đã trồng được 40 ngàn ha cây Jatropha.
Bộ Nông nghiệp và hợp tác Thái đã có chính sách khuyến khích nông dân trồng sắn để sản xuất năng lượng mới. Dự án trồng sắn để sản xuất ethanol đã được ký giữa 3 tập đoàn kinh tế lớn với nông dân. Dự kiến quý 1/2008 có khoảng 2 triệu tấn sắn nguyên liệu phục vụ các nhà máy.
Như vậy, hiện nay trên thế giới cũng như trong khu vực các loài cây mía, sắn thường được dùng để sản xuất ethanol sinh học còn Cọ dầu và Jatropha dùng để sản xuất diesel sinh học, trong đó Jatropha đang được quan tâm ở nhiều nước [31].