Kết quả xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học kết hợp với enzyme và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 75 - 77)

Tiến hành bố trí thí nghiệm theo sơ đồ hình 2.8 mục 2.5.3. Thu được kết quả thể hiện ở hình 3.4 như sau:

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến sự tạo thành đường khử.

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên các cột phản ánh mức độ khác nhau có ý nghĩa (p< 0,05)

Nhận xét: Kết quả thể hiện ở hình 3.3 cho thấy:

- Ở các nhiệt độ khác nhau sự tạo thành đường khử khác nhau có nghĩa là hiệu quả thủy phân khác nhau.

- Nhiệt độ càng tăng hiệu quả thủy phân càng cao và đạt cực đại ở 550C (74,47mg), nếu tiếp tục tăng nhiệt độ đến 60 0C (72,73mg) thì hiệu quả thủy phân có xu hướng giảm với tốc độ không đáng kể.

- Qua xử lí số liệu bằng SPSS tại nhiệt độ 55 0C và 600C cho hiệu quả thủy phân là như nhau, không có sự khác nhau về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0.05%. Ở nhiệt độ 550C, ta thấy hiệu quả thủy phân là cao nhất và tốn ít chi phí nhất.

Thảo luận:

Bản chất của enzyme là protein nên khi tăng hay giảm nhiệt độ thường có thể ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme, enzyme thể hiện hoạt tính cao nhất ở một giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất định. Thông thường đối với đa số enzyme thì nhiệt độ thích hợp nằm trong khoảng từ 40 – 50oC, ở nhiệt độ lớn hơn 70oC đa số enzyme bị mất hoạt tính. Do vậy, nhiệt độ 70oC gọi là nhiệt độ tới hạn của enzyme. Khi nhiệt độ thấp hơn 70oC, trong phạm vi thích hợp nếu nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ thủy phân tăng 1,2 – 2 lần.

Trong phạm vi lý học, tốc độ của phản ứng tăng lên cùng với sự tăng của nhiệt độ. Nhưng khi vượt quá phạm vi nào đó, các phản ứng được enzyme xúc tác bị ảnh hưởng do sự biến tính của phân tử protein-enzyme. Kết quả này phụ thuộc vào nhiệt độ tối thích của enzyme, là nhiệt độ mà tại đó tốc độ phản ứng enzyme đạt cực đại. Mỗi enzyme có nhiệt độ tối thích khác nhau. Sự khác nhau này tùy thuộc vào nguồn gốc của các enzyme, tùy theo từng điều kiện từng sự khác nhau về tính nhạy cảm với nhiệt độ của phân tử protein-enzyme.

Ngoài ra, rong Nâu phơi khô nên hàm lượng chất khô sẽ tăng, khi cắt và xay nhỏ, một phần cấu trúc tế bào của rong bị phá vỡ. Đây là điều kiện để enzyme tiếp xúc với cơ chất dễ dàng, đồng thời nhiệt độ cao các tế bào rong Nâu dãn nở tối đa nên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thủy phân.

Từ các số liệu và phân tích trên cho thấy thủy phân cacbonhydrat trong rong Nâu bằng enzyme viscozyme đạt hiệu cao nhiệt độ 55 0C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học kết hợp với enzyme và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 75 - 77)