Thí nghiệm 2: Xác định pH môi trường thủy phân thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học kết hợp với enzyme và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 57 - 59)

2.5.2.1. Mục đích

Xác định được pH môi trường thủy phân thích hợp nâng cao hiệu quả thủy phân cacbonhydrat trong rong Nâu và tiết kiệm kinh phí nhất.

2.5.2.2. Cách tiến hành

Chuẩn bị 5 mẫu thí nghiệm.

Thủy phân ở các điều kiện: - Khối lượng mẫu: 5g - Nước cất bổ sung: 100ml

- Nồng độ enzyme thích hợp cho quá trình thủy phân (Kết quả TN 1) - Nhiệt độ thủy phân: 50 0C

- Thời gian thủy phân: 50h

Rong Nâu đã được phơi khô, đem xay nhỏ, Chuẩn bị 5 mẫu, mỗi mẫu cân 5g rong Nâu đã xay cho vào bình định mức , thêm vào 100ml nước cất. Sau đó điều chỉnh pH của môi trường lần lượt bằng 4.0, 4.5, 5.0, 5.5 bằng cách cho vào 10ml dung dịch đệm CH3COOH/CH3COONa có pH lần lượt là 4.0, 4.5, 5.0, 5.5. Tiếp theo bổ sung enzyme viscozyme với nồng độ thích hợp cho quá trình thủy phân cacbonhydrat (KQTN 1). Sau đó đậy kín nắp và đem đi thủy phân ở nhiệt độ 50 0C trong thời gian 50h. Lấy mẫu ra đem đi vô hoạt enzyme bằng cách cho mẫu thủy phân vào nước đang đun sôi, giữ ở nhiệt độ sôi trong 10 phút. Rồi lọc, đem dịch lọc đi kiểm tra hàm lượng đường khử. Chọn pH môi trường thích hợp nhất cho quá trình thủy phân carbonhydat trong rong Nâu.

2.5.2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định pH môi trường thủy phân thích hợp.

4.0 4.5 5.0 5.5 6.0

Rong Nâu

Xay nhỏ

Bổ sung nước

Điều chỉnh pH

Bổ sung enzyme viscozyme

Lựa chọn pH môi trường thích hợp

Thủy phân ở nhiệt độ 50 0C, thời gian 50h

Vô hoạt enzyme,Lọc

Kiểm tra hàm lượng đường dịch lọc bằng pp Bettran

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học kết hợp với enzyme và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 57 - 59)