Hình 2.5. Quy trình dự kiến sản xuất ethanol.
Dịch thủy phân cacbonhydrat
Trung hòa dịch
Điều chỉnh pH
Bổ sung nấm men
Lên men ethanol
Chưng cất
Thu nhận ethanol
Kiểm tra lượng đường còn lại
pH môi trường Tỷ lệ nấm men
t0 lên men Thời gian lên men
2.4.2.2.Thuyết minh quy trình
Dịch thủy phân cacbonhydrat trong rong Nâu
Sau khi thủy phân carbonhydat trong rong Nâu ta thu được dịch đường, dịch này đem đi làm mẫu cho các thí nghiệm nghiên cứu các thông số tối ưu cho quá trình lên men ethanol tiếp theo
Trung hòa dịch đường
Công đoạn này nhằm mục đích trung hòa lượng acid đem đi thủy phân, để tạo môi trường thuận lợi cho nấm men hoạt động sau này.
Tiến hành cho vài giọt chỉ thị phennolphatalenin 1% trong cồn 900, sau đó dùng NaOH 20% và 1% chuẩn đến khi dịch đường đổi màu, dùng giấy đo pH để kiểm tra pH dịch đường.
Lên men ethanol
Mục đích của công đoạn này là chuyển hóa các loại đường đơn có trong dịch thủy phân rong Nâu thành ethanol sinh học.
Tiến hành lên men với pH môi trường, tỷ lệ nấm men và thời gian lên men thích hợp. Lên men ở nhiệt độ phòng.
Chưng cất
Sau khi lên men ethanol kết thúc, tiến hành chưng cất để thu lượng ethanol tạo thành.
Sử dụng thiết bị Cô quay Chân không ở nhiệt độ 500C để chưng cất đuổi ethanol ra khỏi dịch lên men, thu nhận ethanol .
Thu nhận ethanol
Dịch ethanol thu được sau chưng cất được bảo quản trong các lọ thủy tinh có nắp đậy kín. Phải được cất chứa trong khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh sáng mặt trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác.
Kiểm tra hàm lượng đường còn lại bằng phương pháp Bertrand
Dịch sau khi chưng cất thu nhận ethanol xong được đem đi kiểm tra lại hàm lượng đường khử còn lại sau lên men.