Tiến hành bố trí thí nghiệm theo sơ đồ hình 2.7 mục 2.5.2. Thu được kết quả thể hiện ở hình 3.3 như sau:
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH môi trường đến hàm lượng đường khử tạo thành.
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên các cột phản ánh mức độ khác nhau có ý nghĩa (p< 0,05)
Nhận xét:
Kết quả thể hiện ở hình 3.2 cho thấy:
- pH môi trường khác nhau cho hiệu quả thủy phân rong Nâu khác nhau - Ở pH = 4.0, 5.5, 6.0 không có sự khác nhau về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0.05% có nghĩa là ở 3 mức pH này enzyme viscozyme hoạt động như
nhau và hiệu quả thủy phân rong Nâu ( tạo đường khử) không đạt hiệu quả cao, hàm lượng đường khử tạo thành từ 39,97 – 43,2 mg.
- pH môi trường thủy phân dịch rong Nâu = 5.0 hiệu quả thủy phân tốt hơn ở 3 mức pH = 4.0, 5.5, 6.0, hàm lượng đường khử tạo thành là 52,87 (mg) gấp hơn 1,3 lần ở pH = 4.0 (39,97mg). Nhưng hàm lượng đường khử tạo ra đạt cực đại ở pH = 4.5 tới 59.8 (mg).
Thảo luận:
pH môi trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme trong quá trình thủy phân, mỗi enzyme có một khoảng hoạt động tối thích riêng. Ở enzyme viscozyme đề tài sử dụng có khoảng pH hoạt động tối thích từ 3.7 – 6.3, nhưng tùy vào mỗi điều kiện môi trường hoạt động khác nhau mà giá trị pH tối thích của enzyme trong điều kiện đó có sự thay đổi để enzyme hoạt động tối thích nhất.
Từ các số liệu và phân tích trên cho thấy thủy phân cacbonhydrat trong rong Nâu bằng enzyme viscozyme đạt hiệu cao ở pH = 4.5.