Các nghiên cứu về đậu xanh và công dụng của đậu xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm nước uống đóng chai từ bí đỏ và đậu xanh (Trang 33 - 36)

Đậu xanh có vị ngọt, tính hàn không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viên tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi thứ không rõ.

Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và các chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống xơ cứng động mạch và cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.

Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Do đó, ăn cháo đậu xanh thường xuyên giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ gốc Tây Ban Nha tỷ lệ ung thư vú chỉ bằng 1/2 so với phụ nữ da trắng do thường sử dụng đậu xanh trong chế độ ăn hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Kentucky ở Lexington (Mỹ) và là tác giả của chương trình “Magic Bean” - hạt đậu xanh kỳ diệu đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của đậu xanh. Kết quả ghi nhận là nếu ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày có thể hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%. Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Vỏ đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, làm sáng mắt, tiêu viêm, lợi tiểu. Y học cổ truyền dùng vỏ đậu xanh phối hợp với sinh địa, huyền âm, thạch cao, huyền minh phấn, cam thảo mỗi vị 10 g phơi khô, nghiền nhỏ, sắc uống chữa sốt cao, mê man, co giật.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ đậu xanh [13], [17], [21]:

Chữa cảm nắng: Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi đổ thêm nước. Đun cho

sôi. Chắt nước có màu trong xanh để nguội rồi uống. Nước có màu đục thì thuốc không tốt. Đậu xanh 60 g lọc sạch cho vào 1000 ml nước đun nhừ, chắt nước uống sáng và tối trước lúc ăn cơm, mỗi lần 200 ml.

Nhiễm độc chì: Mỗi ngày dùng 120 g đậu xanh, 15 g cam thảo, đun thành

canh, chia làm hai lần uống với 300 mg vitamin C. Liệu trình chữa trị là 15 ngày. Liên tục điều trị là điều cơ bản có thể chữa được bệnh.

Đau bụng nôn ọe: Đậu xanh 100 g hạt, nghiền bột nhỏ, rót nước sôi vào

ngâm mà uống.

Bệnh tiểu đƣờng: Đậu xanh 200 g, lê hai quả, củ cải xanh đun chung cho

chín mà ăn.

Huyết áp cao: Đậu xanh, rau sen, đường phèn mỗi thứ 100 g. Đun nước

Ho lao: Đậu xanh 200 g, rong biển 50 g, đường trắng vừa đủ. Cho nước vừa đủ đun đậu chín nở. Rong biển ngâm cho mềm rửa sạch cắt thành sợi nhỏ, cho lên trên đậu, rồi rải một lớp đường trắng lên trên, làm lại ba lớp như thế. Cho vào nồi chưng lửa nhỏ trong 30 phút. Mỗi ngày ăn từ hai đến ba lần.

Chữa viên đƣờng ruột: Những người bị kiết lị, viêm ruột có thể lấy bột đậu

xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô, cho ít nước ấm vào nhào đều rồi sao vàng lên, sau đó nghiền thành bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa bí tiểu: Ăn canh đậu xanh. Nếu đau rát bỏng ở đường niệu, có thể

dùng 500 g giá đậu xanh giã nát lấy nước, cho thêm đường vào uống.

Chữa rôm sảy, ngứa ngáy: Lấy 15 g bột đậu xanh, 30 g bột hoạt thạch

nghiền vụn, trộn đều để xoa lên những chỗ bị rôm sảy thay cho phấn rôm. Khi bị ngứa ngáy khó chịu, có thể lấy một tàu lá sen tươi thái nhỏ nấu với chút đậu xanh để ăn. Có thể dùng nước này uống thay cho nước trà cho đến khi hết ngứa.

Chữa nhiễm trùng đƣờng niệu: Ép giá đậu xanh lấy nước uống, sẽ có tác

dụng tốt ngay.

Chữa trúng độc hơi than: Khi buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than, có

thể nấu canh đậu xanh lên ăn hoặc lấy 30 g bột đậu xanh hòa với nước sôi để uống.

Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn: Hòa bột đậu xanh với nước sôi để

nguội, cho người bệnh uống 1 cốc. Cũng có thể dùng 100 g đậu xanh, 100 g cam thảo sống, cho ít nước vào đun, uống ngày 2 lần.

Giải say rƣợu: Nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai

một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt.

Chữa bệnh quai bị: Dùng 60 g đậu xanh cho vào nồi nấu với nước đến khi

đỗ chín, cho thêm 2 ÷ 3 nõn rau cải trắng vào đun tiếp khoảng 15 ÷ 20 phút rồi chắt lấy nước uống.

Chữa lên sởi: Dùng 15 g vỏ đậu xanh, sắc với nước chia ra uống thay nước

hàng ngày. Để dễ uống có thể bỏ thêm một chút đường. Uống đều đặn cho đến khi bệnh khỏi.

Hổ trợ điều trị bệnh dạ dày: Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 50 ÷ 100 g đậu xanh nấu nhừ ở dạng cháo. Có thể thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu với thịt và rau củ quả đều tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra đậu xanh còn chữa các bệnh như giời leo, sưng quai bị,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm nước uống đóng chai từ bí đỏ và đậu xanh (Trang 33 - 36)