Một quy trình có ý nghĩa thực tế khi nó được ứng dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tức là chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phù hợp được người tiêu dùng chấp nhận. Nên việc tính giá thành có nghĩa hết sức quan trọng.
Việc tính giá thành sản phẩm là tính mọi chi phí trên dây chuyền sản xuất có định mức lao động, công vận chuyển. Nhưng ở đây tiến hành thực nghiệm tại phòng thí nghiệm, các công đoạn làm thủ công. Như vậy giá thành có thể bỏ qua một số chi phí:
Vận chuyển, điện, nước,.. Lãi ngân hàng, thuế
Trả lương hành chính cho công nhân Chỉ tính các chi phí:
Chi phí mua và tiêu hao nguyên vật liệu chính, phụ Chi phí mua bao bì
Bảng 3.26. Chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra 1000 lọ sản phẩm
Nguyên vật liệu Khối lƣợng(kg) Đơn giá (đồng/1kg) Thành tiền (VNĐ)
Bí đỏ 171,28 10.000 1.712.800
Đậu xanh 16,22 37.000 600.140
Đƣờng 20,18 20.000 403.600
Lọ thủy tinh 1000 lọ 5.500 đồng/lọ 5.500.000
Từ bảng 3.26 chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra 1000 lọ sản phẩm, cho thấy để sản xuất một lọ nước uống từ bí đỏ và đậu xanh có thể tích 250 ml cần chi phí nguyên vật liệu là 8.217 đồng/lọ không kể chi phí khác như chi phí vận chuyển, điện, nước, thuế,.... Tuy nhiên do tiến hành sản xuất thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, các công đoạn làm thủ công nên hao phí khá cao nhưng nếu làm trên dây chuyền lớn thì sẽ giảm rất nhiều hao phí, đỡ tốn nguyên vật liệu; hơn nữa khi sản xuất với số lượng lớn, chi phí mua nguyên vật liệu sẽ giảm. Do đó nếu sản xuất trong quy mô công nghiệp chi phí sản xuất sẽ giảm đi.
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN