Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành CNĐT như sau:
36
Thứ nhất, xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung và các mặt hàng điện tử và linh kiện nói riêng, trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có về lao động, lấy chất lượng, tri thức và KHCN làm nền tảng cho cạnh tranh xuất khẩu.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, phát triển hoạt động R&D, nghiên cứu và cải tiến công nghệ mới, sản phẩm mới nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu từ việc chủ yếu khai thác lợi thế sẵn có về lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sang khai thác lợi thế so sánh động trên cơ sở chất lượng lao động và công nghệ.
Kinh nghiệm của các nước châu Á đi trước trong việc tham gia vào GEVC cho thấy, yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công của họ là phát triển nguồn nhân lực. Ngay trong những giai đoạn đầu tiên là thực hiện OEM cũng đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có tay nghề, có khả năng tiếp thu công nghệ. Càng tham gia vào các khâu cao hơn trong chuỗi giá trị như thiết kế, chế tạo, xây dựng thương hiệu... càng đòi hỏi đội ngũ lao động có tri thức, có khả năng phát triển công nghệ cao hơn.
Thứ ba, thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích xuất khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư nước ngoài và sự chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia trong ngành CNĐT, phát triển các khu, cụm công nghiệp điện tử và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
Thứ tư, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và hoạt động thiết kế, chế tạo, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và hội nhập hiệu quả với mạng lưới sản xuất hàng điện tử toàn cầu.
Kinh nghiệm phát triển CNHT của Malaysia và Trung Quốc cho thấy nếu thúc đẩy CNHT chất lượng cao và trở thành một đối tác chủ yếu trong sản xuất tích hợp của TNCs, các sản phẩm điện tử xuất khẩu mới có thể tham gia vào thị trường toàn cầu. Công nghiệp hỗ trợ phát triển cũng sẽ giúp một nước nhanh chóng hội nhập với kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ năm, xây dựng và củng cố các tập đoàn kinh doanh lớn, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, tạo khả năng huy động nguồn vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị thành viên, đủ sức vươn ra thị trường thế giới. Bài học quý giá đối với Việt Nam là hỗ trợ sự lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế hiện nay theo hướng nâng cao tính cạnh tranh, chứ không phải tạo thuận lợi nhờ sự bảo hộ, ưu đãi và vị thế độc quyền của chúng.
37
CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN GIAI ĐOẠN
2003-2009