Trước hết, các sản phẩm của CNĐT có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Căn cứ vào mục đích sử dụng, sản phẩm điện tử được chia ra 2 nhóm chính là: (1) Điện tử tiêu dùng; (2) Điện tử chuyên dụng, công nghệ thông tin.
- Căn cứ vào chức năng của sản phẩm, người ta chia ra 3 nhóm sản phẩm chính: (1) Thiết bị văn phòng và xử lý dữ liệu (mã HS 84; mã SITC 75); (2) Thiết bị viễn thông (mã HS 85, mã SITC 76); (3) Thiết bị điện tử, linh kiện và mạch tích hợp (mã HS 85; mã SITC 77).
Ngoài ra, trong mỗi nhóm còn chia thành những phân nhóm nhỏ như HS 8401, 8402, 8501, 8502...; SITC 751, 752, 759, 761, 762, 763, 764, 771, 772, 773, 774, 775... Vì vậy, các số liệu thống kê trong phần dưới đây sẽ được trích dẫn nguồn theo các cách phân loại khác nhau và đôi khi các số liệu này không đồng nhất giữa các cơ quan thống kê của Việt Nam và thế giới.
2.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nội địa
Theo bảng xếp hạng công bố của Công ty truyền thông và du li ̣ch Bách Thiê ̣n và số liệu thống kê từ Bộ Công Thương, tổng doanh thu của Top 20 doanh nghiệp điện tử, điện gia dụng lớn nhất Việt Nam năm 2009 là 77.500 tỷ đồng (khoảng 3,97 tỷ USD theo tỷ giá 1 USD = 19.500 VND), trong đó có 15 doanh nghiệp điện tử, chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu, lớn nhất là Công ty TNHH Canon Việt Nam, chiếm tới 26%. Về cơ bản, các sản phẩm điện tử tiêu dùng, điện lạnh và công nghệ thông tin lắp ráp trong nước đã thoả mãn được nhu cầu của thị trường nội địa, sản xuất, thiết kế được một số sản phẩm thương hiệu Việt và phục vụ xuất khẩu. Doanh số thị trường nội địa đạt 1,6 tỷ USD năm 2005, hơn 2 tỷ USD năm 2006 (tăng 25%) và gần 3 tỷ USD năm 2007 (tăng gần 50% so với năm trước). Năm 2010, giá trị sản lượng của toàn ngành CNĐT đạt khoảng 6 tỷ USD.
38
Theo thống kê của Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế biến trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Hoạt động chính của ngành CNĐT là lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử chiếm đến 80%, còn các sản phẩm điện tử chuyên dụng, công nghệ thông tin chỉ chiếm 20% (trong khi cả thế giới đang chủ yếu tập trung phát triển sản phẩm chuyên dụng và công nghệ thông tin, còn sản phẩm điện tử tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 12%). Vì vậy, cơ cấu sản xuất các sản phẩm ngành CNĐT Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng, với các sản phẩm lắp ráp chủ yếu như tivi, radio, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa..., phục vụ tiêu dùng trong thị trường nội địa là chủ yếu và một phần xuất khẩu. Sự chi phối của các hãng điện tử nước ngoài so với năng lực yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơ cấu sản phẩm của ngành điện tử Việt Nam mất cân đối như vậy. Ví dụ năm 2004, bốn “đại gia” điện tử JVC, Toshiba, Panasonic và Sony đã đầu tư 60 triệu USD cho Tổng công ty Điện tử- Tin học Việt Nam (VEIC) chủ yếu là lắp ráp các thiết bị điện tử tiêu dùng dân dụng bằng các linh kiện ngoại nhập (chiếm gần 80% giá thành sản phẩm).
Bảng 2.1. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
T T Mặt hàng Đơn vị 2000 2005 2006 2007 2008 Tăng trƣởng 2000- 2007 Tăng trƣởng 2007- 2009 1 Tivi lắp ráp Nghìn cái 1.013 2.515 2.446 2.928 3.367 13,9 7,2 2 Radio lắp ráp Nghìn cái 145 25 23 37 40 -22,2 3,8 3 Tủ lạnh Nghìn cái 174 693 793 946 1.001 21,8 2,9 4
Máy điều hoà không khí
Nghìn
cái 53 148 189 285 313 15,9 4,9
5 Máy giặt gia đình
Nghìn
cái 159 337 340 415 531 11,3 13,1
Nguồn: Báo cáo “Đánh giá tác động ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại”, Bộ Công Thương, 2010
Đến nay, những công ty “tên tuổi” trong nước từng chiếm thế mạnh, giữ vị trí đầu tàu và được trao nhiều ưu đãi trong lĩnh vực điện tử trước đây như Vietronics Đống Đa, Điện tử Giảng Võ, Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Điện tử Biên Hoà (Belco), Viettronics Tân Bình (VTB)... đã không còn thể hiện được sức mạnh ngay tại thị trường nội địa, hiện hoặc chuyển hướng hoạt động, hoặc còn hoạt động mờ nhạt trên thị trường với các sản phẩm điện tử kém cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Những sản phẩm từng là thế mạnh của những công ty này trên thị trường như tivi
39
CRT (màn hình gương), đầu karaoke, đầu DVD, loa, ampli mang nhãn hiệu Belco, VTB, Hanel… nay phải đưa về tiêu thụ tại các thị trường vùng xa như các vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, An Giang, Lai Châu, Điện Biên… với số lượng khá khiêm tốn. Một vài nhãn hiệu hàng điện tử của Việt Nam như máy tính CMS, dàn karaoke Tiến Đạt, sản phẩm điện tử của VTB... khó cạnh tranh ngay trên “sân nhà” chứ chưa nói đến xuất khẩu.
Do sự yếu kém của CNHT, nhiều doanh nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu cao vẫn phải nhập khẩu 90-100% linh kiện và nguyên vật liệu từ nước ngoài, hoặc chỉ mua được một số nguyên vật liệu như nhựa, bảng mạch, kết cấu sắt, khung, thùng các tông, xốp chèn... từ các doanh nghiệp Việt Nam1. Ví dụ điển hình như việc Hãng Canon (tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn tại Việt Nam) muốn sử dụng các loại ốc vít do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp để sản xuất sản phẩm máy in tại Việt Nam, thế nhưng cả 26 doanh nghiệp mà Canon khảo sát đều không có sản phẩm đạt yêu cầu, buộc Canon phải nhập của Công ty Fujitsu Việt Nam. Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng đã từng cố gắng giúp một số doanh nghiệp trong nước tham gia cung cấp phụ tùng cho Canon, nhưng phần lớn trong số đó bị từ chối do nguyên nhân hạn chế về năng lực, chỉ có vài ba doanh nghiệp đáp ứng được. Trong khi đó, việc đặt vấn đề với các doanh nghiệp FDI để họ giúp đỡ về kỹ thuật đối với các doanh nghiệp trong nước cũng hết sức khó khăn và phần lớn các doanh nghiệp này đều không nhiệt tình hỗ trợ. Kết quả là tỷ lệ nội địa hóa bình quân các sản phẩm điện tử của Việt Nam chỉ đạt từ 20 đến 30% và giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử do Việt Nam sản xuất rất thấp (bình quân 5-10%), hàm lượng lao động Việt Nam trong các sản phẩm điện tử bình quân cũng chỉ khoảng 5- 10% giá trị sản phẩm… Đó cũng là nguyên nhân vì sao chúng ta không có sản phẩm “Made in Vietnam” đúng nghĩa.
Để đối phó với tình hình này, nhiều công ty đã tăng cường đầu tư cho sản phẩm mới và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm điện tử sản xuất của mình, trên cơ sở phát huy các lợi thế cạnh tranh động dựa vào công nghệ và chất lượng nhân lực. VTB đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất hàng điện lạnh có tổng vốn đầu tư 6,6 triệu USD, với công suất 70.000 sản phẩm/năm. Hiện nay, nhà máy này đã sản xuất các sản phẩm tủ lạnh mang thương hiệu VTB, từ năm 2010 trở đi sẽ sản xuất các sản phẩm máy lạnh và máy giặt. Doanh nghiệp này cũng đang nghiên cứu hai mặt hàng mới là laptop và tivi
1 Theo Báo cáo của Diễn đàn phát triển Việt Nam - VDF, Công nghiệp hỗ trợ: Tổng quan về khái niệm và sự phát triển, Hà Nội, 2006.
40
LCD, bên cạnh nhóm hàng đem lại lợi nhuận là máy tính để bàn với thị phần khoảng 10%. Belco cũng đang tập trung khai thác những mặt hàng như máy tính để bàn, ampli, loa... mà đối tượng mua sắm là những người có thu nhập thấp. Cho đến nay, Hanel là doanh nghiệp có nhiều sản phẩm mới nhất, ngoài những mặt hàng quen thuộc như tivi CRT, đầu đĩa DVD..., Hanel đã có tivi LCD, máy lạnh, máy giặt, đầu thu truyền hình kỹ thuật số và một số sản phẩm máy tính, phần mềm, nhưng số lượng, mẫu mã không nhiều. Cũng như một số doanh nghiệp khác, Hanel đã tham gia hợp tác, liên kết với Intel, theo đó Hanel sẽ trở thành nhà sản xuất máy tính thiết bị gốc (OEM) của Intel, tham gia các công đoạn đóng gói và kiểm tra (test) trong chuỗi giá trị toàn cầu của Intel, nhằm tăng cường năng lực, đẩy mạnh tham gia vào GEVC trong tương lai. Thực hiện cuộc vận động của Bộ Chính trị “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, các doanh nghiệp trong nước nói trên đã biết nắm bắt thời cơ, tung ra thị trường các dòng sản phẩm thuần Việt đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, mẫu mã phong phú, giá thành hợp lý với người tiêu dùng Việt nên đã phần nào chiếm lĩnh được thị phần nội địa, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Mặc dù chất lượng một số sản phẩm, linh kiện điện tử và máy tính đã đạt mức ngang bằng khu vực, nhất là một số mặt hàng điện tử do các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài sản xuất đã đạt yêu cầu chất lượng cao, song những dòng sản phẩm mới này vẫn còn quá ít về số lượng, chủng loại và mẫu mã do hạn chế về vốn đầu tư, vì thế thách thức trong cạnh tranh với hàng nhập ngoại vẫn rất lớn, nhất là về chủng loại, mẫu mã, tính độc đáo, kể cả về giá ngay chính trên thị trường nội địa.
2.1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu
Về kim ngạch xuất nhập khẩu, trong những năm đầu của thập kỷ 90, ngành CNĐT của Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu sản xuất để tiêu dùng nội địa mà chưa có sản phẩm xuất khẩu. Đến năm 1996, ngành công nghiệp này đã thu được 90 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu và năm 2003, doanh thu xuất khẩu của ngành đã tăng lên 672,3 triệu USD, với sự có mặt các sản phẩm điện tử xuất khẩu của Việt Nam ở 35 nước trên thế giới.
Đến nay, ngành điện tử đã trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và vươn lên hàng thứ 6 trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã mang lại cho ngành CNĐT nhiều cơ hội, thu hút được những dự án đầu tư nước ngoài rất lớn như Intel, Foxcom, Compal..., tiếp cận công nghệ hiện đại, phương thức quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến. Ngành điện tử Vệt Nam có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển,
41
thể hiện ở sự tăng trưởng nhanh của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử, linh kiện đạt 2.154,4 triệu USD, chiếm 4,44% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 26,1% so với năm 2006; Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.638,3 triệu USD, chiếm 4,19% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22,4% so với 2007; năm 2009 các con số này lần lượt là 2.763,02 triệu USD, chiếm 4,84% và tăng 4,73%.
Bảng 2.2. Xuất nhập khẩu hàng điện tử và linh kiện trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Năm Tổng KNXK KNXK hàng điện tử Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Tổng KNNK KNNK hàng điện tử Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) CCTM hàng điện tử 2003 20.149,3 672,3 3,33 11,1 25.255,8 1.014,1 4,02 44,6 -341,8 2004 26.485,0 1.075,4 4,06 59,9 31.968,8 1.349,5 4,22 33,1 -274,1 2005 32.447,1 1.427,4 4,4 32,7 36.761,1 1.638,6 4,46 21,4 -211,2 2006 39.826,2 1.708,2 4,28 19,6 44.891,1 1.869,7 4,16 14,1 -161,5 2007 48.561,4 2.154,4 4,44 26,1 62.682,2 2.958,4 4,72 58,2 -804 2008 62.906,2 2.638,3 4,19 22,4 80.416,2 3.722,1 4,63 25,8 -1.083,8 2009 57.096,3 2.763,02 4,84 4,73 69.948,8 3.953,9 5,65 6,23 -1.190,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam - HS 2010 và tính toán của tác giả
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam còn quá nhỏ, từ năm 2003 đến nay, tỷ trọng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng hơn 4% và luôn thấp hơn so với kim ngạch nhập khẩu (năm 2008 nhập khẩu đạt mức 3.722,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,63% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nhập siêu 1.083,8 triệu USD; năm 2009 các con số này lần lượt là 3.953,9; 5,65% và 1.190,9 triệu USD). Cùng với sự tăng trưởng nhanh của kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng điện tử và linh kiện cũng gia tăng rất mạnh với tốc độ tăng nhanh hơn ở mức 58,2% năm 2007 và 25,8% năm 2008 so với năm liền trước.
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử mỗi năm của Việt Nam lại là thành tích chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp trong nước khác hầu hết chỉ tham gia khâu lắp ráp sản phẩm điện tử để phục vụ tiêu dùng nội địa. Trong số 2.763,02 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2009, đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được 100 triệu USD, tức là hơn 90% giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử của Việt Nam hiện nay là của các doanh nghiệp FDI (Điển hình năm 2004, chỉ riêng 2 công ty Fujitsu và Orion Hanel đã chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu trong cả nước). Công nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước ngoài hiện
42
chiếm 100% về sản xuất thiết bị máy tính văn phòng, 78% thiết bị truyền thông, 76,4% thiết bị y tế chính xác và 33% thiết bị điện tử khác, chiếm khoảng 80% thị phần tiêu thụ nội địa. Thực tế các doanh nghiệp FDI nhập linh kiện về rồi gia công, lắp ráp và bán sản phẩm, lợi nhuận thì họ hưởng, còn chúng ta không thu được gì nhiều ngoài lương công nhân rẻ, tiền thuê đất và chút kinh nghiệm về quản lý, trong khi bị mất nhiều thứ khác đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Về thị trường xuất nhập khẩu, hiện nay, các mặt hàng này đã được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó năm 2008, Thái Lan là thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 404,6 triệu USD, chiếm 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này; thứ hai là Nhật Bản với 375,6 triệu USD, chiếm 14,2%; Mỹ với 304,8 triệu USD, chiếm 11,6%; Trung Quốc với 273,8 triệu USD, chiếm 10,4%; tiếp đến là Hà Lan với 205,8 triệu USD, chiếm 7,8%; Singapore với 163,0 triệu USD, chiếm 6,18%... Năm 2009, cục diện thị trường xuất khẩu nhóm hàng điện tử của Việt Nam có thay đổi chút, vươn lên đứng đầu là thị trường Mỹ với 433,2 triệu USD, chiếm 15,68% tổng kim ngạch xuất khẩu; thứ hai vẫn là Nhật Bản với 380,9 triệu USD, chiếm 13,79%; Thái Lan xuống vị trí thứ ba với 288,1 triệu USD, chiếm 10,43%; Trung Quốc với 287,2 triệu USD, chiếm 10,39%; Singapore 199,9 triệu USD, chiếm 7,24%; Hà Lan 188,1 triệu USD, chiếm 6,81%. Các thị trường xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2003-2009 theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam xem phần phụ lục 3.
Trong khi đó, trong tổng số 3.953,9 triệu USD kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện của Việt Nam năm 2009 theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với 1.463,5 triệu USD, chiếm tới 37,01% tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này; thứ hai là Nhật Bản với 839,3 triệu USD, chiếm 21,23%; Đài Loan: 309,1 triệu USD và 7,82%; Hàn Quốc: 307,6 triệu USD và 7,78%; Malaysia: 281,2 triệu USD và 7,11%; Singapore: 237,9 triệu USD và 6,02%; Thái Lan: 163,4 triệu USD và chiếm 4,13%; Mỹ tụt xuống vị trí thứ 8 với 89,2 triệu USD và chỉ chiếm 2,26% trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu hàng điện tử và linh kiện chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2005-2009 theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam xin xem phần phụ lục 4.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện trong tổng xuất