Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75)

Trong “Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020” được phê duyệt theo Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ những quan điểm chủ yếu sau: [23]

1. Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành CNĐT với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia.

3. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới là: chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dụng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa.

4. Yếu tố quan trọng trong phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển

(1) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

(2) Mục tiêu cụ thể

Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đưa ra những chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: [23]

77

- Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm.

- Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế.

- Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.

- Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

- Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.

(3) Định hướng phát triển

1. Định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

a) Nhóm sản phẩm định hướng phát triển bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin - viễn thông; điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ.

b) Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dụng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dụng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.

c) Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của CNHT như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ...) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành CNĐT.

2. Định hướng thị trường

Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, tiếp cận thị trường khu vực và thế giới theo định hướng xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

3. Định hướng nguồn nhân lực

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp điện tử. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo hướng:

78

a) Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới;

b) Các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới;

c) Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm;

d) Các nhà quản lý cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất. 4. Định hướng nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ

Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng, chuyên dụng, phụ tùng linh kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp để tận dụng năng lực, trang thiết bị và kết quả nghiên cứu. Khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh và hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới.

Tập trung đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các công ty nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn, không qua trung gian với mục tiêu lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu.

5. Định hướng phát triển công nghiệp điện tử theo vùng

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp điện tử ở các khu công nghiệp và khu chế xuất tại các Vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội các vùng này đến năm 2020 của Chính phủ.

3.2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NAM ĐẾN NĂM 2020: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Nhận thấy rằng, những nước có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam hiện nay như Thái Lan đã bước vào giai đoạn phát triển ngành CNĐT từ khoảng 20 năm trước và tại Trung Quốc khoảng 10 năm trước. Điều đó cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng đẩy mạnh phát triển ngành này trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh động dựa trên yếu tố khoa học, công nghệ và chất lượng

79

nguồn lao động. Mặc dù bên cạnh những cơ hội phát triển, ngành CNĐT của Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức để vươn lên chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ ngay trong khu vực và trên thế giới. Song triển vọng phát triển xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành CNĐT của Việt Nam trong tương lai là sáng sủa. Đây là ngành có khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến và trở thành một trong những ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam trong 5 năm tới, nếu có những định hướng phù hợp và chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển của Chính phủ.

3.2.1. Các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành CNĐT

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam có được một phần là nhờ vị trí địa lý thuận lợi của quốc gia, nằm ở trung tâm Đông Á, khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay. Việt Nam tiếp tục củng cố vị trí nơi đặt"nhà máy xuất khẩu"

của các TNCs thời gian tới, không chỉ bởi lợi thế địa kinh tế mà còn bởi lợi thế địa chính trị, với sự ổn định về chính trị và sự kiên trì đường lối Đổi mới, mở cửa và chủ động HNKTQT như đã được đại hội Đảng X, Nghị Quyết Đại hội Trung ương IV về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập WTO khẳng định.

Mỗi ngành công nghiệp nói chung và ngành CNĐT nói riêng của mỗi quốc gia thường có những lợi thế riêng về vốn, lao động hay đất đai, vị trí địa lý thuận lợi do đặc thù của quốc gia nơi ngành đang hoạt động đem lại. Các doanh nghiệp trong ngành có thể tận dụng các đặc điểm đặc thù và lợi thế của quốc gia để kết tinh vào năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Tùy theo đặc thù thể chế kinh tế- xã hội và lợi thế so sánh của quốc gia mà một ngành có năng lực cạnh tranh trội hơn so với ngành đó ở các quốc gia khác. Và chính vị trí địa lý thuận lợi có thể đem lại cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và TNCs hoạt động trong ngành CNĐT, thông qua sự dịch chuyển cứ điểm sản xuất hay chuyển giao KHCN hiện đại vào trong nước, một yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển của ngành CNĐT.

Thứ hai, Việt Nam là nước có dân số đông, thị trường nội địa phát triển sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm của ngành CNĐT. Với hơn 85,8 triệu dân (đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, Philippin và đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN+6 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Philippin), cơ cấu dân số trẻ, trong đó dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi

80

phụ thuộc, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành vào thời điểm 1/4/2009 và được công bố tại buổi họp báo ngày 31/12/2009), do vậy, nhu cầu về các sản phẩm điện tử tiêu dùng hiện đại sẽ rất lớn, cộng thêm thu nhập và mức sống dân cư tăng kéo theo nhu cầu sử dụng hàng điện tử tăng lên (với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt trung bình hàng năm từ 6,5- 7,0% trong giai đoạn phát triển sau 2010 và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng gấp đôi trong thời gian 10 năm tới đến 2020). Việt Nam được coi là một thị trường hấp dẫn về chi phí lao động, một chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà đầu tư và là một trong những trung tâm phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á về công nghệ thông tin và điện tử.

Quy mô dân số, quy mô thị trường trong nước sẽ quyết định đến nhu cầu tiêu dùng nội địa và đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của khách hàng nội địa, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu tiêu dùng nội địa còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh. Vậy có thể nói, sự gia tăng quy mô dân số ở Việt Nam sẽ góp phần mở rộng thị trường trong nước và đem lại nhiều cơ hội mới để phát triển ngành CNĐT trong tương lai.

Thứ ba, trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, ngành CNĐT đã được xác định là ngành công nghiệp cần được ưu tiên phát triển, thông qua các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích phát triển (trợ cấp xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, ưu đãi thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, thuế thu nhập doanh nghiệp...). Đây là nhân tố và cơ hội thuận lợi góp phần khuyến khích phát triển ngành CNĐT của Việt Nam.

Thứ tư, cùng với quá trình HNKTQT, gia nhập WTO và hội nhập sâu hơn trong các tổ chức khu vực, liên khu vực ASEAN, APEC, ASEM, ACFTA, AKFTA..., Việt Nam phải dần bãi bỏ các ưu đãi, bảo hộ trong nước, đồng thời cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng máy móc, thiết bị điện và điện tử xuống 0%. Điều này là một thách thức

81

không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là khi ngành CNĐT của các nước trong khu vực lớn mạnh hơn ta. Việc bãi bỏ các chính sách bảo hộ nội địa, cắt giảm thuế nhập khẩu khiến các doanh nghiệp trong ngành ít nhiều bị ảnh hưởng trên các lĩnh vực sản xuất, phân phối và xuất khẩu. Nhưng bù lại, gia nhập WTO sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp điện tử nói riêng trong việc: (i) Tiếp cận với công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài; (ii) Tham gia sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế để từng bước tham gia sâu hơn trong GEVC; (iii) Mở rộng thị trường xuất khẩu và không bị phân biệt đối xử, được hưởng chế độ MFN và NT theo các cam kết đa phương, song phương; (iv) Tăng cường thu hút FDI/FII từ các TNCs, MNCs và đón đầu sự dịch chuyển địa điểm đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển nhằm phát triển ngành CNĐT của Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình quốc tế hóa với các phương thức phát triển đa dạng như xuất khẩu, liên doanh, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, bán giấy phép, bản quyền kinh doanh, nhượng quyền thương mại...

3.2.2. Các nhân tố ngoài nước và xu hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử thế giới

Thứ nhất, đây là những mặt hàng có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội. Hiện nay, những ngành sản xuất các loại máy móc như đồ điện và điện tử gia dụng, những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin như thiết bị viễn thông, điện thoại di động... và một bộ phận của nhóm các ngành công nghệ cao như xe hơi, máy tính... đang có nhu cầu ngày càng lớn trên thế giới. Nguyên nhân là vì đây đều là những mặt hàng có đặc tính thu nhập cao (thu nhập tăng có khuynh hướng làm cho nhu cầu các mặt hàng đó tăng cao). Mức độ phổ cập tại châu Á tăng nhanh nhưng còn thấp cho thấy tiềm năng về nhu cầu ở khu vực này còn rất lớn. Tại các thị trường lớn như Nhật Bản và các nước châu Âu- Mỹ, mức độ phổ cập đã đạt 100%, nhưng những thị trường đó sẽ có nhu cầu thay thế sản phẩm cũ, bởi vì chu kỳ sống của các sản phẩm CNĐT ngày càng rút ngắn dưới tác động của sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. (Trước đây, chu kỳ sản phẩm CNĐT thường là 5 - 6 năm, bây giờ rút ngắn lại chỉ còn 6 tháng).

Do vậy, nhu cầu đối với các sản phẩm mới sẽ là rất lớn và điều đó cũng chính là áp lực thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, các hãng CNĐT. Thị trường nhập khẩu

82

các sản phẩm điện, điện tử trên thế giới là rất rộng lớn, có mức tăng trưởng vững chắc và đầy tiềm năng trong những năm tới.

Thứ hai, công nghiệp điện tử hiện đang được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trên thế giới. Không chỉ tạo ra những sản phẩm tiêu dùng ngày càng tiên tiến, hiện đại góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống con người, CNĐT còn góp mặt trong các ngành công nghiệp tự động hóa và tham gia vào mọi mặt của đời sống xã

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)