Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 75)

Ngoài những nguyên nhân khách quan của môi trường kinh doanh quốc tế và ít nhiều là sự non trẻ và xuất phát điểm thấp của CNĐT Việt Nam, nguyên nhân chủ quan của những hạn chế nói trên của ngành CNĐT Việt Nam, đó là:

Thứ nhất, thể chế môi trường kinh doanh và cạnh tranh còn nhiều bất cập, thể hiện:

- Môi trường kinh doanh và cạnh tranh chưa thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Những chính sách khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại chưa

73

đảm bảo hiệu lực thực thi và hiệu quả tác động đối với việc phát triển một ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ cao như ngành CNĐT.

- Trong hoạch định và triển khai thực hiện chính sách đối với CNĐT còn duy trì chính sách bảo hộ thị trường nội địa ở mức cao và hệ thống thuế chưa hợp lý. Chính sách bảo hộ thị trường nội địa đã khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để kinh doanh trên thị trường trong nước thay vì tăng cường xuất khẩu. Với mức thuế mang tính bảo hộ cao như hiện nay, các bộ phận, linh kiện và nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất các mặt hàng điện tử trong nước sẽ có chi phí cao, dẫn đến giá thành sản phẩm điện tử của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Bảo hộ đối với khu vực kinh tế Nhà nước còn làm chậm quá trình đổi mới công nghệ, cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành CNĐT.

- Phản ứng chính sách đối với việc thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế (WTO, AFTA, FTAs, RTAs) còn bị động, lúng túng và chưa đủ nhạy bén, linh hoạt, làm cho ngành CNĐT của Việt Nam càng gặp khó khăn, thách thức trong cạnh tranh để phát triển (Ví dụ, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA, bãi bỏ các chính sách ưu đãi, trợ cấp của Chính phủ chưa tìm được biện pháp tương đương và phù hợp thay thế để bảo vệ CNĐT non trẻ...).

Thứ hai,Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược phát triển CNĐT phù hợp và khả thi cả ở tầm vĩ mô và chiến lược doanh nghiệp. Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam thiên về số lượng, chạy theo thành tích mà chưa chú trọng tới chất lượng. Trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, các chỉ tiêu xuất khẩu mới thể hiện về mặt số lượng như tốc độ tăng trưởng, quy mô xuất khẩu mà chưa tính đến chất lượng tăng trưởng. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố tăng vốn (chiếm 57,5%), tăng trưởng số lượng lao động (chiếm 20%), còn yếu tố chất lượng, gọi chung là năng suất các nhân tố tổng hợp (bao gồm hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, trình độ công nghệ và chất lượng lao động) chỉ đóng góp 22,5%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành CNĐT còn thiếu chiến lược cạnh tranh, sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm mà không xác định rõ chiến lược sản phẩm chủ lực, do đó hiệu quả sản xuất tăng trưởng chậm.

Thứ ba, trình độ công nghệ và thiết bị trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam lạc hậu nhiều so với khu vực và thế giới (10-15 năm). Chính sách đầu tư cho đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài thông qua các doanh

74

nghiệp FDI hay TNCs chưa phát huy tác dụng, việc ứng dụng công nghệ mới chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới.

Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, yếu kém, cơ cấu lao động chưa phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thiếu lao động có tay nghề, thiếu đội ngũ kỹ sư có khả năng thiết kế, sáng tạo sản phẩm mới, nhất là đối với các ngành công nghệ cao như công nghiệp điện tử, do đó chưa chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ có kiến thức về kinh doanh quốc tế và am hiểu thị trường xuất khẩu còn thiếu, do đó chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như những xu thế vận động của thị trường thế giới. Điều đó ảnh hưởng đến công tác dự báo và hoạch định chiến lược thị trường xuất khẩu, một yếu tố kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

Thứ năm, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam chuyển dịch chậm, công nghiệp điện tử của Việt Nam còn mang nặng tính gia công, lắp ráp do công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Nhìn chung, CNHT và sản xuất phụ tùng, linh kiện của Việt Nam hiện nay quá yếu, không đáp ứng được yêu cầu của lắp ráp và do đó phải lệ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài. Cho đến nay, sản phẩm CNHT chủ yếu do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và cung cấp với chất lượng kém, giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu, quản lý kém...), do đó chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước. Một bộ phận khác, chủ yếu là những sản phẩm CNHT cấp thấp, do các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể sản xuất, cũng đang gặp khó khăn lớn về vốn và công nghệ. Chính vì vậy, đây là một rào cản lớn trong thu hút các dự án FDI, các công ty đa và xuyên quốc gia trong ngành CNĐT vào Việt Nam, do các doanh nghiệp FDI tuy rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản xuất nhưng khó tìm được nguồn cung cấp sản phẩm CNHT đáng tin cậy.

Thứ sáu, vốn đầu tư cho toàn ngành CNĐT đã thiếu còn dàn trải, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam còn lạc hậu, thể hiện ở giá cả dịch vụ cao và chất lượng phục vụ thấp (bao gồm các dịch vụ thông tin, viễn thông, vận tải, kho bãi, hải quan, điện, nước...). Điều này là nguyên nhân trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp điện tử nói riêng. Cơ sở hạ tầng đang bị coi là một trong ba “nút thắt cổ chai” trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam và điều này đang là một gánh nặng đối với các nhà đầu tư.

75

Thứ bảy, các doanh nghiệp CNĐT nhìn chung chưa quan tâm đến việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược marketing , xúc tiến thương mại , nghiên cứu phát triển thị trường và sản phẩm mới cho từng thời kỳ ngắn và dài hạn . Năng lực quản trị trong các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua còn yếu kém, xuất phát từ cả những nhân tố bên trong từng doanh nghiệp và các nhân tố kinh tế vĩ mô chung.

76

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 75)