Triển vọng phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đến năm 2020: cơ hội và

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77)

NAM ĐẾN NĂM 2020: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Nhận thấy rằng, những nước có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam hiện nay như Thái Lan đã bước vào giai đoạn phát triển ngành CNĐT từ khoảng 20 năm trước và tại Trung Quốc khoảng 10 năm trước. Điều đó cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng đẩy mạnh phát triển ngành này trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh động dựa trên yếu tố khoa học, công nghệ và chất lượng

79

nguồn lao động. Mặc dù bên cạnh những cơ hội phát triển, ngành CNĐT của Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức để vươn lên chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ ngay trong khu vực và trên thế giới. Song triển vọng phát triển xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành CNĐT của Việt Nam trong tương lai là sáng sủa. Đây là ngành có khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến và trở thành một trong những ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam trong 5 năm tới, nếu có những định hướng phù hợp và chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển của Chính phủ.

3.2.1. Các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành CNĐT

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam có được một phần là nhờ vị trí địa lý thuận lợi của quốc gia, nằm ở trung tâm Đông Á, khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay. Việt Nam tiếp tục củng cố vị trí nơi đặt"nhà máy xuất khẩu"

của các TNCs thời gian tới, không chỉ bởi lợi thế địa kinh tế mà còn bởi lợi thế địa chính trị, với sự ổn định về chính trị và sự kiên trì đường lối Đổi mới, mở cửa và chủ động HNKTQT như đã được đại hội Đảng X, Nghị Quyết Đại hội Trung ương IV về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập WTO khẳng định.

Mỗi ngành công nghiệp nói chung và ngành CNĐT nói riêng của mỗi quốc gia thường có những lợi thế riêng về vốn, lao động hay đất đai, vị trí địa lý thuận lợi do đặc thù của quốc gia nơi ngành đang hoạt động đem lại. Các doanh nghiệp trong ngành có thể tận dụng các đặc điểm đặc thù và lợi thế của quốc gia để kết tinh vào năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Tùy theo đặc thù thể chế kinh tế- xã hội và lợi thế so sánh của quốc gia mà một ngành có năng lực cạnh tranh trội hơn so với ngành đó ở các quốc gia khác. Và chính vị trí địa lý thuận lợi có thể đem lại cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và TNCs hoạt động trong ngành CNĐT, thông qua sự dịch chuyển cứ điểm sản xuất hay chuyển giao KHCN hiện đại vào trong nước, một yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển của ngành CNĐT.

Thứ hai, Việt Nam là nước có dân số đông, thị trường nội địa phát triển sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm của ngành CNĐT. Với hơn 85,8 triệu dân (đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, Philippin và đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN+6 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Philippin), cơ cấu dân số trẻ, trong đó dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi

80

phụ thuộc, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành vào thời điểm 1/4/2009 và được công bố tại buổi họp báo ngày 31/12/2009), do vậy, nhu cầu về các sản phẩm điện tử tiêu dùng hiện đại sẽ rất lớn, cộng thêm thu nhập và mức sống dân cư tăng kéo theo nhu cầu sử dụng hàng điện tử tăng lên (với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt trung bình hàng năm từ 6,5- 7,0% trong giai đoạn phát triển sau 2010 và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng gấp đôi trong thời gian 10 năm tới đến 2020). Việt Nam được coi là một thị trường hấp dẫn về chi phí lao động, một chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà đầu tư và là một trong những trung tâm phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á về công nghệ thông tin và điện tử.

Quy mô dân số, quy mô thị trường trong nước sẽ quyết định đến nhu cầu tiêu dùng nội địa và đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của khách hàng nội địa, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu tiêu dùng nội địa còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh. Vậy có thể nói, sự gia tăng quy mô dân số ở Việt Nam sẽ góp phần mở rộng thị trường trong nước và đem lại nhiều cơ hội mới để phát triển ngành CNĐT trong tương lai.

Thứ ba, trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, ngành CNĐT đã được xác định là ngành công nghiệp cần được ưu tiên phát triển, thông qua các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích phát triển (trợ cấp xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, ưu đãi thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, thuế thu nhập doanh nghiệp...). Đây là nhân tố và cơ hội thuận lợi góp phần khuyến khích phát triển ngành CNĐT của Việt Nam.

Thứ tư, cùng với quá trình HNKTQT, gia nhập WTO và hội nhập sâu hơn trong các tổ chức khu vực, liên khu vực ASEAN, APEC, ASEM, ACFTA, AKFTA..., Việt Nam phải dần bãi bỏ các ưu đãi, bảo hộ trong nước, đồng thời cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng máy móc, thiết bị điện và điện tử xuống 0%. Điều này là một thách thức

81

không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là khi ngành CNĐT của các nước trong khu vực lớn mạnh hơn ta. Việc bãi bỏ các chính sách bảo hộ nội địa, cắt giảm thuế nhập khẩu khiến các doanh nghiệp trong ngành ít nhiều bị ảnh hưởng trên các lĩnh vực sản xuất, phân phối và xuất khẩu. Nhưng bù lại, gia nhập WTO sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp điện tử nói riêng trong việc: (i) Tiếp cận với công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài; (ii) Tham gia sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế để từng bước tham gia sâu hơn trong GEVC; (iii) Mở rộng thị trường xuất khẩu và không bị phân biệt đối xử, được hưởng chế độ MFN và NT theo các cam kết đa phương, song phương; (iv) Tăng cường thu hút FDI/FII từ các TNCs, MNCs và đón đầu sự dịch chuyển địa điểm đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển nhằm phát triển ngành CNĐT của Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình quốc tế hóa với các phương thức phát triển đa dạng như xuất khẩu, liên doanh, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, bán giấy phép, bản quyền kinh doanh, nhượng quyền thương mại...

3.2.2. Các nhân tố ngoài nước và xu hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử thế giới

Thứ nhất, đây là những mặt hàng có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội. Hiện nay, những ngành sản xuất các loại máy móc như đồ điện và điện tử gia dụng, những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin như thiết bị viễn thông, điện thoại di động... và một bộ phận của nhóm các ngành công nghệ cao như xe hơi, máy tính... đang có nhu cầu ngày càng lớn trên thế giới. Nguyên nhân là vì đây đều là những mặt hàng có đặc tính thu nhập cao (thu nhập tăng có khuynh hướng làm cho nhu cầu các mặt hàng đó tăng cao). Mức độ phổ cập tại châu Á tăng nhanh nhưng còn thấp cho thấy tiềm năng về nhu cầu ở khu vực này còn rất lớn. Tại các thị trường lớn như Nhật Bản và các nước châu Âu- Mỹ, mức độ phổ cập đã đạt 100%, nhưng những thị trường đó sẽ có nhu cầu thay thế sản phẩm cũ, bởi vì chu kỳ sống của các sản phẩm CNĐT ngày càng rút ngắn dưới tác động của sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. (Trước đây, chu kỳ sản phẩm CNĐT thường là 5 - 6 năm, bây giờ rút ngắn lại chỉ còn 6 tháng).

Do vậy, nhu cầu đối với các sản phẩm mới sẽ là rất lớn và điều đó cũng chính là áp lực thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, các hãng CNĐT. Thị trường nhập khẩu

82

các sản phẩm điện, điện tử trên thế giới là rất rộng lớn, có mức tăng trưởng vững chắc và đầy tiềm năng trong những năm tới.

Thứ hai, công nghiệp điện tử hiện đang được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trên thế giới. Không chỉ tạo ra những sản phẩm tiêu dùng ngày càng tiên tiến, hiện đại góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống con người, CNĐT còn góp mặt trong các ngành công nghiệp tự động hóa và tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin trên thế giới. Vì vậy, xu hướng phát triển của ngành điện tử - công nghệ thông tin thế giới được xác định là ngành có tiềm năng nhất và phát triển nhanh nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất, trong đó xu hướng phát triển các loại sản phẩm công nghệ cao, nhiều tính năng, kích thước nhỏ giữ vai trò chi phối.

Bên cạnh đó, CNĐT là ngành công nghiệp đầu tiên của thế giới được toàn cầu hóa để trở thành “ngành công nghiệp toàn cầu” do đặc điểm chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa cao ở quy mô toàn cầu. Do vậy, xu hướng chia nhỏ quy trình sản xuất thành các công đoạn mang tính chuyên môn hóa sâu sắc và quốc tế hóa các công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, khiến tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu, xóa bỏ ranh giới giữa các vùng sản xuất. Từ cách đây hơn 20 năm, các công ty, tập đoàn lớn châu Âu và Hoa Kỳ đã không còn thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất mà chỉ tập trung vào một số khâu có giá trị gia tăng cao (R&D, marketing, bán hàng...), phần còn lại được thuê các công ty khác dưới hình thức đấu thầu. Đến nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU đang là những quốc gia đi đầu trong phát triển sản phẩm điện tử - CNTT, tiếp đến là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Những xu hướng này đang và sẽ ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển của ngành CNĐT ở mỗi nước nói chung và Việt Nam nói riêng, khuyến khích các nước tham gia chủ động và tích cực vào mạng lưới sản xuất toàn cầu ngành điện tử.

Thứ ba, Việt Nam nằm giữa trung tâm CNĐT thế giới, trong vòng cung Đông Á”, vòng cung công nghệ điện tử chiếm khoảng 2/3 sản lượng CNĐT toàn cầu. Điều này thuận lợi ở chỗ làn sóng công nghệ và chuyển giao công nghệ dễ lan nhanh từ nước này sang nước khác, kể cả xu hướng chuyển các cơ sở R&D từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, nên những nước có nguồn lực lao động dồi dào, cần cù, chịu khó và tiền lương lao động rẻ như Việt Nam sẽ dễ trở thành những cứ điểm sản xuất có sức cạnh tranh. Một trong những đặc điểm cơ bản của ngành CNĐT là tính chuyên môn

83

hóa, toàn cầu hóa nhằm nâng cao năng suất và tạo ra một mạng lưới sản xuất mang tính toàn cầu. Ngành CNĐT và các ngành sản xuất đồ điện gia dụng, máy móc của Việt Nam đã bước đầu tham gia vào mạng lưới này cùng với xu hướng chuyển dịch của ngành CNĐT khu vực Đông Á. Lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam, kể cả việc dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới từ Trung Quốc sang Việt Nam do sự phát triển kinh tế bị coi là “quá nóng” của nước này. Chính vì vậy, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này đang và sẽ tăng mạnh trong những năm tới, với nhiều dự án đầu tư lớn của các hãng như Canon, Intel... Phân tích động hướng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam gần đây cũng cho thấy rằng, các công ty Nhật Bản trong ngành điện và điện tử có kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam đều đánh giá cao tiềm năng và chất lượng lao động của ta, về sự lĩnh hội các tri thức cơ bản và cách thao tác máy móc so với các nước trong khu vực. Do đó, một khi khởi động phát triển ngành này, Việt Nam không chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp trong chuỗi giá trị, mà còn có thể tiến thẳng vào giai đoạn có giá trị gia tăng cao hơn như công đoạn thiết kế.

Nhưng mặt khác, chính vị trí đó gây những khó khăn, thách thức nhất định cho Việt Nam, khi mà CNĐT của các nước trong khu vực đều đi trước ta. Việt Nam là chỗ trũng nhất, nếu như một “cái ao” mà bỏ đi các hàng rào bảo hộ của Chính phủ, thì chính chỗ trũng là bị thách thức nhiều nhất. Việc phải đối mặt và cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong khu vực ngay chính trên thị trường nội địa và tất nhiên trên cả các thị trường xuất khẩu sẽ là một thách thức rất lớn đối với CNĐT Việt Nam.

Thứ tư, những vấn đề biến động trên thị trường thế giới về nhu cầu nhập khẩu, suy giảm đầu tư của TNCs/MNCs vào công nghiệp điện tử toàn cầu (do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian qua là một ví dụ điển hình), nhất là về giá cả do sự phát triển như vũ bão của KHCN làm giá thành các sản phẩm CNĐT giảm rất nhanh... là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNĐT các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, các vấn đề về môi trường và rác thải công nghệ điện tử cũng là những nguy cơ tiềm ẩn mà CNĐT của Việt Nam phải đối phó từ làn sóng di chuyển công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và HNKTQT hiện nay. Điều này một mặt, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường năng lực thể chế của các quy định về chuyển giao công nghệ, mặt khác phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn về KHCN để nhận diện và đảm bảo nhập khẩu công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện môi trường...

84

Tóm lại, qua việc phân tích những nhân tố trong và ngoài nước tác động đến triển vọng phát triển của ngành CNĐT Việt Nam, chúng ta có thể thấy, bên cạnh những thách thức không nhỏ thì đây là ngành công nghiệp còn rất nhiều cơ hội để phát triển, “miếng bánh” thị trường sẽ ngày càng to hơn cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng thu nhập của người dân trên toàn cầu. Vấn đề đặt ra hiện nay là, ngành CNĐT Việt Nam cần có định hướng phát triển như thế nào và cần có những giải pháp gì để nâng cao năng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77)