Thứ nhất, xây dựng năng lực thể chế cho các Hiệp hội, tạo hành lang pháp lý để phát huy vai trò là đầu mối giao lưu, liên kết giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin chuyên ngành cho các hội viên.
Trước hết, Nhà nước cần sớm ban hành và đưa vào thực hiện Luật về hiệp hội, là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh sự ra đời và hoạt động của hiệp hội. Với Luật về hiệp hội sẽ giúp tạo hành lang pháp lý để các hiệp hội phát huy vai trò, vị trí và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trong xu thế hiện nay, khi Nhà nước giảm sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, thì vai trò của hiệp hội là rất quan trọng và cần thiết. Thành viên tham gia hiệp hội có thể là bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị hay cá nhân tự nguyện, quan tâm tới hiệp hội và có đóng góp hội phí. Hiệp hội có thể thành lập cơ quan đại diện của mình ở nước ngoài, trước tiên là ở những thị trường trọng điểm. Nhà nước có thể hỗ trợ ban đầu về cơ sở vật chất, nhưng kinh phí hoạt động lâu dài sẽ dựa vào đóng góp của hội viên là chính. Nội dung hoạt động của các hiệp hội ngành nghề điện tử (như Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Tin học Việt Nam, Hiệp hội
104
Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam, Hiệp Hội Công nghiệp Kỹ thuật điện Việt Nam...) bao gồm:
- Là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, tiến tới thống nhất việc điều hành sản xuất kinh doanh trong cả nước;
- Nhanh chóng phản hồi những ý kiến của doanh nghiệp, những vướng mắc về các thủ tục hành chính, yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp cùng tháo gỡ trở ngại; đại diện cho doanh nghiệp thành viên có tiếng nói chính thức với Chính phủ về những nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp trong tham gia GEVC;
- Nghiên cứu, tổng hợp các yêu cầu về thông tin của các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin chuyên ngành cho các doanh nghiệp hội viên, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước về các chỉ tiêu thống kê, thông tin về thị trường, sản phẩm;
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia, nhằm cung cấp thông tin chuyên ngành và các thông tin xúc tiến thương mại kịp thời cho các doanh nghiệp hội viên;
- Tổ chức các diễn đàn cho các thành viên gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau, trao đổi kiến thức chuyên môn, phổ biến các tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ, những kinh nghiệm về tổ chức quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp thành công trên thế giới; đồng thời có phương án hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin với các tổ chức xúc tiến thương mại khác;
- Hỗ trợ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật, phối hợp với các chi hội đánh giá khả năng, điều kiện tham gia của doanh nghiệp và sản phẩm vào GEVC để hướng dẫn, hỗ trợ hiệu quả và xúc tiến tham gia các liên kết trong GEVC;
- Tư vấn cho Chính phủ trong việc hoạch định các chính sách có liên quan tới việc tham gia của doanh nghiệp và sản phẩm vào GEVC...
Thứ hai, thúc đẩy chuyên môn hóa và tính chuyên nghiệp trong các hoạt động của Hiệp hội, theo kịp với biến động kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Hiệp hội cần hoạt động một cách chuyên nghiệp dưới dạng một tổ chức nghề nghiệp xã hội chứ không phải là một tổ chức hành chính hóa. Để có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, cần xây dựng năng lực chuyên môn cho tổ chức hiệp hội, bên cạnh việc tăng cường năng lực thể chế của hiệp hội. Điều này có nghĩa là các lãnh đạo hiệp hội cần được đào tạo và tập huấn về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, về toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ đối tác trong một “thế giới phẳng”.
105
Thứ ba, phát huy vai trò là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, tham gia vào mạng lưới Hiệp hội nghề nghiệp và ngành hàng của khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và các doanh nghiệp tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất các mặt hàng điện tử toàn cầu, tổ chức hiệp hội với vai trò là người tập hợp và đại diện quyền lợi cho các doanh nghiệp, cần đi tiên phong trong các hoạt động hợp tác và liên kết khu vực và toàn cầu. Tham gia vào mạng lưới Hiệp hội nghề nghiệp và ngành hàng của khu vực và toàn cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp hội ngành nghề của doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô, tính chất để trở nên có tính "mở" hơn, mang tính thị trường hơn, bao quát và thu hút ngày càng rộng rãi hơn các doanh nghiệp hội viên, không phân biệt nguồn gốc sở hữu, loại hình tổ chức và địa phương. Nhờ đó, sự hợp tác, phối hợp hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp sẽ ngày càng được củng cố và tăng cường, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành CNĐT.
106
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu với khu vực và quốc tế, cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ ngày càng khốc liệt, nhất là những ngành công nghiệp mà tốc độ đổi mới công nghệ nhanh đến chóng mặt như công nghiệp điện tử. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, xuất khẩu nói chung và ngành CNĐT nói riêng là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam trong giai đoạn tăng trưởng mới.
Với cách tiếp cận như vậy, luận văn đã nghiên cứu và rút ra một số kết luận sau:
1. Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh; các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT; kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành CNĐT; một số bài học được rút ra cho Việt Nam trong việc phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành CNĐT: (i) Cần phải xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT, trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có về lao động, khai thác lợi thế so sánh động, lấy chất lượng, tri thức và KHCN làm nền tảng cho cạnh tranh xuất khẩu. (ii) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, phát triển hoạt động R&D, nghiên cứu và cải tiến công nghệ mới, sản phẩm mới, nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu. (iii) Thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và sự chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia; phát triển các khu, cụm công nghiệp điện tử và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. (iv) Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và hoạt động thiết kế, chế tạo, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và hội nhập hiệu quả với mạng lưới sản xuất hàng điện tử toàn cầu. (v) Xây dựng và củng cố các tập đoàn kinh doanh lớn, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành.
2. Qua nghiên cứu tổng quan về hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư của các doanh nghiệp ngành CNĐT Việt Nam giai đoạn 2003-2009; các chính sách khuyến khích phát triển ngành CNĐT; đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam theo các tiêu chí lựa chọn dựa trên “nguồn lực” và “năng lực”, chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành và một số tiêu chí khác căn cứ vào chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA); nhận thấy bên cạnh những thành công về sự tăng trưởng khá nhanh của ngành CNĐT về giá trị sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, cùng những định hướng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài phát triển sản xuất những mặt hàng điện tử có giá trị gia tăng cao, ngành CNĐT của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế và yếu kém: (i) Cơ cấu ngành CNĐT Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện ở cơ cấu đầu tư và xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước, cơ cấu doanh nghiệp. (ii) Xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ
107
chủ yếu dựa vào khai thác những lợi thế cạnh tranh sẵn có về lao động, mà chưa chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới dựa trên hàm lượng tri thức và công nghệ, do đó năng lực cạnh tranh của các sản phẩm điện tử Việt Nam kém so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippin, Malaysia và Trung Quốc. (iii) CNĐT Việt Nam ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, mới dừng ở công đoạn lắp ráp và gia công, giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu Việt Nam nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, ngành CNHT chưa phát triển và chưa tạo ra được các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt. (iv) Năng lực chuyên môn hóa, phát triển theo chiều sâu còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tận dụng các cơ hội thị trường để vươn thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam.
Nguyên nhân của những hạn chế nói trên có thể lý giải là do những yếu tố chủ quan từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam: (i) Thể chế môi trường kinh doanh và cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều bất cập, còn duy trì chính sách bảo hộ thị trường nội địa ở mức cao và hệ thống thuế chưa hợp lý. (ii) Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược phát triển CNĐT phù hợp và khả thi cả ở tầm vĩ mô và chiến lược doanh nghiệp. Chính sách phát triển xuất khẩu thiên về số lượng, chưa chú trọng tới chất lượng, không xác định rõ chiến lược sản phẩm chủ lực. (iii) Trình độ công nghệ và thiết bị trong ngành CNĐT của Việt Nam lạc hậu nhiều so với khu vực và thế giới. (iv) Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, cơ cấu lao động chưa phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (v) Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam chuyển dịch chậm, CNĐT mang nặng tính gia công, lắp ráp do công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. (vi) Vốn đầu tư đã thiếu còn dàn trải, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trong các khu công nghiệp của Việt Nam còn lạc hậu. (vii) Các doanh nghiệp CNĐT chưa quan tâm đến việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược marketing , xúc tiến thương mại , nghiên cứu phát triển thị trường và sản phẩm mới cho từng thời kỳ ngắn và dài hạn. Năng lực quản trị trong các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua còn yếu kém.
3. Qua nghiên cứu định hướng và triển vọng phát triển ngành CNĐT Việt Nam đến năm 2020; cơ hội và thách thức đến từ các nhân tố trong nước và xu hướng phát triển ngành CNĐT trên thế giới, luận văn đưa ra một số đề xuất về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới năm 2020, bao gồm các nhóm giải pháp vĩ mô (đối với Nhà nước), vi mô (đối với ngành/doanh nghiệp) và đối với Hiệp hội ngành nghề điện tử Việt Nam, với các giải pháp chính như:
- Hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành CNĐT.
108
- Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam, thực hiện các Chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khuyến khích phát triển hoạt động R&D, năng lực thiết kế nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu.
- Tạo môi trường thuận lợi khuyến khích, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để tăng nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến thông qua TNCs.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các khu, cụm công nghiệp điện tử.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ xuất khẩu.
- Lựa chọn chiến lược tham gia tích cực vào chuỗi giá trị mặt hàng điện tử toàn cầu (GEVC).
- Tìm kiếm các thị trường ngách và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Xây dựng và củng cố các tập đoàn kinh doanh lớn, đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và với các công ty FDI trong ngành CNĐT, nhằm tăng cường tiềm lực về mọi mặt và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tóm lại, trong thời gian tới, việc khai thác lợi thế cạnh tranh để phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững đang là thách thức đối với Việt Nam, đòi hỏi khả năng thích ứng ngày càng cao của các doanh nghiệp trong nước. Nếu chúng ta không có những giải pháp giải quyết các vấn đề nội tại hiện nay của nền kinh tế nói chung và ngành CNĐT nói riêng, đặc biệt là vấn đề chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang khai thác các yếu tố lợi thế cạnh tranh dựa trên nền tảng lao động chất lượng cao và trình độ khoa học- công nghệ tiên tiến..., thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử, đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cũng như tham gia và tiến lên những nấc thang giá trị cao hơn trong GEVC sẽ rất khó khăn đối với Việt Nam trong những năm tới.
Do chủ đề nghiên cứu của luận văn là một vấn đề mới đòi hỏi tính cập nhật cao, trong khi khả năng thu thập thông tin, số liệu thực tế còn nhiều khó khăn, năng lực, trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thày, Cô, các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học thuộc các Bộ, ngành có liên quan và các đồng nghiệp, bạn bè để bổ sung, hoàn thiện luận văn.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Hoàng Ánh, Vũ Thị Hạnh (2009), “Bài học kinh nghiệm trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 03/2009.
2. Bộ Công Thương (2008), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cho một số ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010, tầm nhìn 2020, Tài liệu Hội thảo trao đổi Việt - Nhật, Hà Nội.
3. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và kế hoạch năm 2010 của ngành công thương.
4. Bộ Công Thương (2010), Báo cáo Đánh giá tác động ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
5. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (2009), Báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh, Tài liệu của Ban Thư ký.
6. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF- 2009), Báo cáo thường niên về xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu (Global Enabling Trade Report).
7. Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF- 2006), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản.
8. Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF- 2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản.
9. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược Cạnh tranh theo Lý thuyết của Michael Porter, Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.