Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên “nguồn lực” và “năng lực” của các doanh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52)

các doanh nghiệp trong ngành

2.2.1.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên “nguồn lực” của các doanh nghiệp trong ngành

(1) Các nguồn lực hữu hình:

- Nguồn nhân lực và chất lượng lao động: Đây là nguồn lực hữu hình quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành CNĐT nói riêng. Ngành CNĐT ở Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng với nhiều trình độ khác nhau. Một mặt xét về lợi thế, Việt Nam là nước có lợi thế so sánh sẵn có về nguồn lao động dồi dào, trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo tay nghề, lao động kỹ thuật tuy chưa cao, nhưng xu hướng tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao trình độ và kỹ năng, tay nghề cho người lao động đang được Nhà nước hết sức chú trọng. Bên cạnh đó, giá nhân công thấp nên việc đầu tư lắp ráp sản phẩm điện tử ở Việt Nam có nhiều thuận lợi. Vậy có thể nói, ngành CNĐT của Việt Nam có lợi thế so sánh tĩnh, tức là có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt giá thành với các nước trong khu vực.

54

Mặt khác, mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, song tình trạng phổ biến hiện nay là vừa thừa lao động giản đơn, trình độ đào tạo thấp, lại vừa thiếu lao động có tay nghề kỹ thuật. Nhiều TNCs đến Việt Nam với mong muốn sử dụng lợi thế về đội ngũ lao động dồi dào, giá rẻ, nhưng lao động Việt Nam đã không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của họ, do công nghiệp điện tử đòi hỏi đội ngũ lao động phải có kỹ thuật. Một trong những ví dụ chứng minh cho vấn đề này là trường hợp nhà máy sản xuất vi mạch máy tính Intel tại Việt Nam. Mặc dù, Intel đã đầu tư xây dựng nhà máy và sắp đi vào hoạt động nhưng nguồn nhân lực có tay nghề để phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty còn thiếu hụt trầm trọng. Mục tiêu nhà máy tìm kiếm 3.000 công nhân nhưng chỉ có 40 người đạt tiêu chuẩn để nhận vào làm việc, do hầu hết các ứng viên đều không đủ kỹ năng hoặc thậm chí không đủ khả năng để công ty đào tạo lại.

Hơn nữa, điện tử là ngành tự động hóa cao nên giá nhân công rẻ hầu như không mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, mà sức cạnh tranh nằm ở khả năng sản xuất và cung cấp linh kiện với hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Chính vì vậy, tuy lực lượng lao động trong ngành điện tử của Việt Nam được đánh giá cao về khả năng, mức độ tiếp thu công nghệ mới, nhưng ngành điện tử Việt Nam lại đang rất thiếu các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sư công nghệ, kỹ sư nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm. Đây là những người có khả năng tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Do đó, hiện nay phần lớn các sản phẩm đều sản xuất theo thiết kế nước ngoài, rất ít sản phẩm tự nghiên cứu thiết kế, nên chất lượng sản phẩm không cao, mẫu mã không đa dạng, sản phẩm không mang nhiều tính độc đáo và sự khác biệt, dẫn đến giá trị gia tăng thấp, tính cạnh tranh kém. Bên cạnh đó, tuy giá nhân công ở nước ta hiện nay là khá rẻ so với các nước trong khu vực, nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa thỏa mãn được các nhà đầu tư nước ngoài.

- Tiềm lực vốn: Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam với đa số ở quy mô nhỏ và vừa, số vốn hạn chế và số lượng nhân công không quá 500 người/doanh nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam với số vốn đầu tư đã thiếu còn dàn trải, sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm điện tử mà không xác định rõ chiến lược sản phẩm chủ lực. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng năng

55

lực cạnh tranh của các sản phẩm điện tử Việt Nam kém so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác trong khu vực.

- Trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đất đai, nhà xưởng; thiết bị và công nghệ: Có thể nói, phần lớn các doanh nghiệp điện tử Việt Nam là các SMEs, khả năng tài chính hạn chế nên công nghệ và trang thiết bị sản xuất lạc hậu khoảng 10 - 15 năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới (doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lắp ráp sản phẩm trên các dây chuyền có từ những năm của thập niên 90). Chỉ một số ít doanh nghiệp, thường là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có công nghệ hiện đại, nhưng lại sử dụng hầu hết các nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện nhập ngoại và xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra như Fujitsu, Canon. Việc ứng dụng những công nghệ mới và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của KHCN trên thế giới. Tỉ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ cũng rất thấp, chỉ ở mức 0,3 - 0,5% doanh thu, ngay cả doanh nghiệp lớn, tỉ lệ này cũng chỉ dao động quanh con số 1%. Trong khi đó, tại Ấn Độ, tỉ lệ đầu tư cho công nghệ đạt 5%, Hàn Quốc 10% và Trung Quốc tới 12%. Chính sự yếu kém về công nghệ nên công suất lắp ráp trung bình của một doanh nghiệp trong ngành CNĐT Việt Nam chỉ vài ngàn sản phẩm/năm. Công nghệ lạc hậu đã làm cho năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao và chất lượng không phù hợp theo chuẩn mực quốc tế.

+ Các doanh nghiệp quốc doanh phần lớn là các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm quy mô vừa, cơ sở hạ tầng tốt, đất đai, nhà xưởng rộng, song trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình. Trong những năm gần đây, do thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc giảm nhiều theo lộ trình AFTA và sức ép của các doanh nghiệp FDI, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp này đã chững lại, thậm chí có doanh nghiệp còn tăng trưởng âm.

+ Các doanh nghiệp tư nhân đều là các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có số ít quy mô vừa (có đến 80% số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô nhỏ, 80% có vốn kinh doanh dưới 5 tỉ đồng và 87% sử dụng dưới 50 lao động). Trừ một số rất ít doanh nghiệp như TQT (Nha Trang), CMS (Hà Nội), FPT Elead (TP. Hồ Chí Minh) có công nghệ tương đối tiên tiến, công nghệ và trang thiết bị của các doanh nghiệp tư nhân nhìn chung lạc hậu, tiềm lực tài chính hạn chế và cơ sở hạ tầng yếu kém. So với các nước khác, số lượng các doanh nghiệp tư nhân trong ngành CNĐT Việt Nam còn rất ít và các doanh nghiệp tư nhân chưa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của CNĐT.

56

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài định hướng xuất khẩu đều là các doanh nghiệp lớn, được đầu tư bài bản, nhà xưởng khang trang, trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành hàng cũng như xuất khẩu của Việt Nam.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lắp ráp sản phẩm phục vụ thị trường trong nước chỉ được đầu tư vừa phải, công nghệ cũng không thuộc loại tiên tiến, nhưng với tiềm năng của thị trường nội địa và sự trợ giúp của công ty mẹ nên vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trình độ công nghệ trong khâu lắp ráp của các doanh nghiệp lắp ráp điện tử dân dụng phục vụ thị trường nội địa này phổ biến ở mức trung bình trong khu vực. Tại các doanh nghiệp này, trên dây chuyền công nghệ đã có trang bị một số thiết bị cơ khí hóa, bán tự động, nhưng phần lớn vẫn là sử dụng nhân công thao tác. Tỷ lệ thiết bị tự động và lao động trên các dây chuyền thiết bị tự động hóa của các doanh nghiệp này rất thấp. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm lắp ráp trong nước so với hàng ngoại nhập chưa cao và khả năng xuất khẩu rất hạn hẹp.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành CNĐT Việt Nam còn thấp xét về cả quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính, trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đất đai, nhà xưởng đến trình độ lao động, thiết bị và công nghệ, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thiết kế mẫu mã và giá cả trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay chính trên thị trường nội địa và thị trường khu vực.

(2) Các nguồn lực vô hình:

- Nếu như trình độ của đội ngũ lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp được coi là nguồn lực hữu hình, thì động lực bên trong hay tâm huyết, sự nhiệt tình, tính tự chủ, khả năng đổi mới, sáng tạo, nhạy bén của người lãnh đạo, đội ngũ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp lại có thể coi là nguồn lực vô hình, đem lại giá trị lợi ích cho doanh nghiệp. Song nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành CNĐT nói riêng chưa có những chính sách khuyến khích và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp để phát triển thứ tài sản vô giá đó.

Ngoài ra, danh tiếng của một doanh nghiệp hay các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành khác, với hiệp hội ngành hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng, hay với đại lý phân phối, khách hàng trong nước và thị trường xuất khẩu tiềm năng... cũng là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoặc sở hữu Nhà nước thì khả năng phát triển các mối

57

quan hệ hợp tác này tương đối thuận lợi. Song các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số liên doanh với nước ngoài trong ngành CNĐT, với tiềm lực hạn chế nhiều mặt, sẽ rất khó khăn trong việc mở rộng hợp tác, tìm kiếm đối tác trong nước và nước ngoài.

Tóm lại, một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động kinh doanh hội nhập toàn cầu như hiện nay, ngoài vấn đề tài chính hay công nghệ, là vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trong đó văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trong kinh doanh (thể hiện ở phong cách của người lãnh đạo, tác phong làm việc của nhân viên và các mối quan hệ hợp tác kinh doanh) đóng vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không xây dựng được văn hóa truyền thống, bản sắc riêng khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường, khó phát triển bền vững và khó tồn tại lâu dài, nhất là trong quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

- Các doanh nghiệp ngành CNĐT nhìn chung chưa quan tâm đến việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược marketing cho từng thời kỳ ngắn hạn và dài hạn, hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển thi ̣ trường và sản phẩm mới cũng chưa được đầu tư đúng mức, thiếu định vị sản phẩm (nhắm tới đối tượng khách hàng là ai, tạo sự khác biệt sản phẩm của mình để cạnh tranh). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường xem việc phát triển thương hiệu như là làm quảng cáo, mà không coi phát triển thương hiệu như phát triển một con người, không coi thương hiệu là tài sản vô cùng lớn, là một phần không thể thiếu trong quá trình cạnh tranh, phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chưa đầu tư thích đáng để xây dựng thương hiệu riêng, các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt còn rất hiếm.

Các doanh nghiệp chưa xác định được chiến lược hoạt động sản xuất luôn phục vụ cho chiến lược kinh doanh, chưa thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thực sự theo tiêu chuẩn ISO, một công cụ quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chưa quản lý chi phí chất lượng (quên kiểm soát lãng phí vô hình- thường chiếm 20% chi chí của doanh nghiệp, mà chỉ chú ý chi phí hữu hình), chưa liên tục cải tiến chất lượng, thay đổi mẫu mã và chưa tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm do yếu kém trong khâu nghiên cứu & thiết kế sản phẩm, chưa tạo được môi trường thúc đẩy sản xuất và tính sáng tạo trong doanh nghiệp.

58

- Các thiết chế để bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc bí quyết marketing của các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền, sao chép kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật… còn khá phổ biến. Điều này hạn chế phát huy khả năng sáng tạo sản phẩm mới và sự ra đời của các phát minh, sáng chế KHCN trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như hạn chế đầu tư, hoạt động R&D và chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật từ các TNCs.

2.2.1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên “năng lực” của các doanh nghiệp trong ngành

- Thể chế quản trị và năng lực quản lý của các doanh nghiệp trong ngành: Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực quản trị của toàn bộ các doanh nghiệp trong một ngành là một tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành đó. Quản trị doanh nghiệp được hiểu là việc quản lý, tổ chức và điều khiển mọi bộ phận và hoạt động của doanh nghiệp theo những yêu cầu, nguyên tắc nhất định để đạt những mục tiêu được đặt ra từ trước đối với doanh nghiệp. Nói cách khác, quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị tài chính và quản trị nhân sự. Nhận thấy rằng, năng lực quản trị trong các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua còn nhiều yếu kém, xuất phát từ cả những nhân tố bên trong từng doanh nghiệp và các nhân tố kinh tế vĩ mô chung.

+ Nhân tố bên trong doanh nghiệp:

> Trình độ lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, về cả chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, lẫn các kỹ năng quản trị marketing, quản trị tài chính và kỹ năng điều phối, sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp chưa thực sự năng động, sáng tạo để có thể nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và có những quyết định mang tính chiến lược. Đặc biệt, trình độ quản lý trong các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang bộc lộ nhiều bất cập, lúng túng khi thực hiện quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thực hiện tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

59

> Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp còn nặng nề, nhiều phòng ban, khả năng liên kết hoạt động chưa tốt, mối quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông và Đại hội đồng cổ đông/thành viên góp vốn với hội đồng quản trị và các nhà quản lý công ty đôi khi chưa đồng thuận, việc giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi chưa thấu đáo dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Các hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động chưa thực sự công khai, minh bạch, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có khi

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)