Đánh giá năng lực cạnh tranh theo các tiêu chí khác

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 69)

Theo cách tính RCA1, ta có bảng chỉ số lợi thế so sánh hiển thị RCA đối với các sản phẩm ngành CNĐT qua các năm như sau:

Bảng 2.7. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới và chỉ số RCA đối với các sản phẩm ngành CNĐT Việt Nam Đơn vị: Nghìn USD Năm Tổng KNXK của Việt Nam (Xi) KNXK hàng điện tử Việt Nam (Xij) Tỷ trọng trong XK Việt Nam (Xij/Xi %) Tổng KNXK thế giới (Xw) Tỷ trọng trong XK thế giới Xi /Xw% KNXK hàng điện tử thế giới (Xwj) Tỷ trọng Xwj/Xw (%) RCAij = Xij/Xi Xwj/Xw 2003 20.149.324 941.602 0,0467 7.453.649.408 0,2703 1.020.424.384 0,1369 0,3413 2004 26.485.036 1.307.298 0,0493 9.121.777.664 0,2903 1.252.998.912 0,1373 0,3593 2005 32.447.128 1.543.365 0,0475 10.366.866.432 0,3129 1.401.766.656 0,1352 0,3517 2006 39.826.224 2.070.922 0,0519 12.044.658.688 0,3306 1.633.040.640 0,1355 0,3835 2007 48.561.344 3.277.294 0,0674 13.829.719.040 0,3511 1.806.097.280 0,1305 0,5167 2008 62.685.128 3.667.328 0,0585 15.961.404.416 0,3927 1.916.060.672 0,120 0,4873 2009 60.108.668 5.295.269 0,0880 12.367.690.752 0,4860 1.603.425.792 0,1296 0,6795

Nguồn: Thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) - 20104 và tính toán của tác giả

Như vậy, chỉ số lợi thế so sánh hiển thị RCA đối với các sản phẩm ngành CNĐT của Việt Nam tuy có tăng dần qua từng năm từ 2003 đến 2009, nhưng tốc độ tăng không đáng kể và với chỉ số RCA luôn < 1, có thể nói Việt Nam có lợi thế so sánh rất thấp khi sản xuất các sản phẩm của ngành công nghiệp này.

Cũng theo cách tính này, các mặt hàng điện tử và linh kiện xuất khẩu của Việt Nam tuy có cải thiện được vị thế cạnh tranh, song vẫn kém cạnh tranh hơn so với hàng xuất khẩu của Trung Quốc và các nước ASEAN-4, đặc biệt là Philippin và Malaysia, vì đây là các mặt hàng Trung Quốc và các nước này có lợi thế xuất khẩu và cũng là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của họ. Cả Trung Quốc và ASEAN-4 đang tiến lên khá cao ở thượng nguồn của GEVC.

3

Theo Phan Đăng Tuất, "Cơ hội tái cơ cấu công nghiệp”, Thời báo kinh tế - 11/05/2009

4 Thực trạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong Báo cáo này sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) và Tổng cục Hải quan Việt Nam, có sự chênh lệnh nhất định (thấp hơn khoảng 5 - 10%) với các số liệu xuất nhập khẩu của các đối tác nước ngoài cung cấp bởi Thống kê tiêu chuẩn của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), do khác biệt trong việc tính toán chi phí giá thành, bảo hiểm và cước phí vận tải, song vẫn phản ánh cùng một xu hướng lưu chuyển thương mại.

67

Bảng 2.8. Chỉ số RCA đối với các sản phẩm ngành CNĐT của Việt Nam so với một số nước giai đoạn 2005-2009

Năm Việt Nam Trung Quốc Indonesia Thái Lan Philippin Malaysia 2005 0,4 1,7 0,6 1,4 3,6 2,5 2006 0,4 1,8 0,5 1,3 3,5 2,3 2007 0,5 1,8 0,5 1,3 3,4 2,3 2008 0,5 1,9 0,5 1,2 3,6 1,3 2009 0,7 1,9 0,5 1,1 3,1 2,2

Nguồn: Thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

Đánh giá về năng lực cạnh tranh theo các nhóm mặt hàng ngành CNĐT của Việt Nam so với các nước trong khu vực dựa trên chỉ số RCA, nhận thấy Philippin có chỉ số RCA cao nhất ở mặt hàng linh kiện điện tử và thiết bị văn phòng, tiếp đến là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Chỉ số RCA của Việt Nam đối với các mặt hàng này thấp nhất.

Bảng 2.9. Chỉ số RCA của Việt Nam với một số nước châu Á về các mặt hàng điện tử, viễn thông năm 2009

Mặt hàng Việt Nam Trung Quốc

Indonesia Thái Lan

Philippin Malaysia

Thiết bị văn phòng 0,41 2,28 0,78 2,20 3,86 3,62

Thiết bị viễn thông 0,14 2,11 0,18 1,27 0,69 2,53

Linh kiện điện tử 0,27 1,11 0,50 1,62 4,77 2,86

Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) - 2009

Với chỉ số RCA < 1 đối với tất cả các mặt hàng điện tử và linh kiện, Việt Nam bị coi là nước không có lợi thế so sánh khi sản xuất các sản phẩm của ngành CNĐT. Trong khi đó, Philippin là nước có lợi thế so sánh cao nhất khi sản xuất các mặt hàng thiết bị văn phòng và linh kiện điện tử; Malaysia là nước có lợi thế so sánh cao khi sản xuất tất cả các chủng loại mặt hàng điện tử và linh kiện với chỉ số RCA > 2,5. Tiếp đến, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước tương đối có lợi thế so sánh khi sản xuất các sản phẩm của ngành CNĐT với 1 < RCA1 < 2,5.

Vậy xét theo tiêu chí này, nhận thấy tương quan so sánh thị phần của các sản phẩm công nghiệp điện tử Việt Nam trong tổng thị phần bình quân loại hàng hóa đó của thế giới là nhỏ bé và Việt Nam không có lợi thế so sánh trong ngành CNĐT so với các quốc gia ngay trong khu vực.

Theo cách tính RCA2 dựa trên tỷ số giữa mức chênh lệch xuất, nhập khẩu với tổng xuất, nhập khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện, ta có kết quả tính toán như sau:

68

Bảng 2.10. Chỉ số RCA xác định bằng tỷ số giữa mức chênh lệch xuất, nhập khẩu với tổng xuất, nhập khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện của Việt Nam

Năm KNXK (Triệu USD) KNNK (Triệu USD) H = (X-M)/(X+M) 2003 672,3 1.014,1 -0,203 2004 1.075,4 1.349,5 -0,113 2005 1.427,4 1.638,6 -0,068 2006 1.708,2 1.869,7 -0,045 2007 2.154,4 2.958,4 -0,157 2008 2.638,3 3.722,1 -0,170 2009 2.763,0 3.953,9 -0,177

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam - HS 2010 và tính toán của tác giả

Như vậy, dựa trên các tính toán về hệ số RCA trên đây, nhận thấy với những mặt hàng sử dụng công nghệ cao như ngành CNĐT, tuy có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng Việt Nam lại là nước nhập siêu về các sản phẩm này, nên hệ số RCA luôn có giá trị âm. Theo lý thuyết, điều này nói lên Việt Nam không có lợi thế so sánh hay bất lợi khi sản xuất các sản phẩm của ngành CNĐT.

Theo cách tính thứ ba (RCA3) với việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của một ngành có tính tới mức độ chuyên môn hóa sản xuất, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) đưa ra chỉ số chuyên môn hóa Lafay Index đối với các mặt hàng điện tử, viễn thông và linh kiện của Việt Nam và một số nước giai đoạn 2005-2009 như sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.11. Chỉ số chuyên môn hóa Lafay Index đối với các sản phẩm ngành CNĐT của Việt Nam so với một số nước giai đoạn 2005-2009

Năm Việt Nam Trung Quốc Indonesia Thái Lan Philippin Malaysia 2005 -2 -2 1 -1 4 -1

2006 -1 -2 1 -1 3 -2

2007 -1 -2 0 -1 4 -2

2008 -2 0 -2 -1 7 -4

2009 -1 0 -2 -2 6 -1

Nguồn: Thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

Chỉ số lợi thế so sánh Lafay trên cho thấy, mức độ chuyên môn hóa của ngành CNĐT trong nền kinh tế Việt Nam so với mức độ chuyên môn hóa của thế giới là rất thấp, nói cách khác lợi thế so sánh trong ngành này của Việt Nam kém hơn nhiều so với các nước khác, đặc biệt là Philippin. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, Việt Nam tập trung chuyên môn hóa vào một số mặt hàng là đặc điểm của một nước có thu nhập thấp và giàu tài nguyên như dầu thô, hàng may mặc, giày dép, thủy hải

69

sản..., trong khi mức độ chuyên môn hóa thấp hay không có lợi thế so sánh đối với đa số các mặt hàng công nghiệp như máy móc thiết bị, điện tử, nhựa và sản phẩm sắt thép…

Theo các cách tính chỉ số cạnh tranh khác, Trung tâm Thương mại quốc tế đã đưa ra bảng số liệu so sánh chỉ số cạnh tranh trong ngành CNĐT của Việt Nam với một số nước, trong đó Việt Nam luôn đứng ở những thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng, cụ thể như sau:

Bảng 2.12. Chỉ số cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử một số nƣớc năm 2009

Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Trung Quốc Việt Nam Giá trị Thứ hạng Giá trị Thứ hạng Giá trị Thứ hạng Giá trị Thứ hạng Giá trị Thứ hạng Các chỉ số chung năm 2009 G1 44524 32185 27583 34655 2.763,02 G2 7% 18% 6% 40% 25,2% G3 6% 9% 15% 3% 4,84% G4 4% 8% 21% 15% 5,65% G5 30% 6% -8% -61% -77% G6 2,2 4,2 0,7 1,1 1,6 Vị thế cạnh tranh năm 2009 P1 20359 2 3715 5 -4730 105 -106582 107 -1.190,8 90 P2 349 8 663 6 1039 5 26 34 1 59 P3 11,2% 4 8,1% 6 6,9% 7 8,7% 5 0,02% 46 P4a 4 31 2 78 5 9 4 36 4 34 P4b 27 54 6 30 12 P5a 9 22 7 32 8 25 6 37 4 58 P5b 19 20 26 10 51

Thay đổi trong giai đoạn 2003-2009

C1 -0,04% 0,05% -0,04% 0,3% -0,04%

C2 -0,08% 93 -0,03% 78 0,09% 53 0,21% 40 0,06% 56

C3 0,02% 29 0% 52 0% 47 0% 48 0,02% 32

C4 0% 46 0% 48 0% 47 0% 50 0,13% 20

G1: Kim ngạch xuất khẩu hàng CNĐT (triệu USD) G2: Tăng trưởng KNXK (%/năm) giai đoạn 2003-2009 G3: Tỷ trọng trong xuất khẩu quốc gia (%)

G4: Tỷ trọng trong nhập khẩu quốc gia (%)

G5: Thay đổi bình quân năm trong xuất khẩu bình quân đầu người (%) G6: Đơn giá xuất khẩu so sánh (mức bình quân của thế giới = 1) P1: Xuất khẩu ròng (triệu USD)

P2: Xuất khẩu bình quân đầu người (USD/người)

P3: Tỷ trọng trên thị trường thế giới (%, KNXK quốc gia/tổng KNNK thế giới) P4a: Chỉ số đa dạng sản phẩm (số các sản phẩm tương tự)

P4b: Chỉ số tập trung xuất khẩu P5a: Chỉ số đa dạng thị trường P5b: Chỉ số tập trung thị trường

70 C2: Chỉ số lợi thế địa lý (% thay đổi theo năm)

C3: Chỉ số chuyên môn hóa sản phẩm (% thay đổi theo năm) C4: Khả năng đáp ứng nhu cầu thế giới (% thay đổi theo năm)

Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) - 2009

Tóm lại, Việt Nam hiện chưa có năng lực cạnh tranh trong ngành CNĐT so với các nước trong khu vực. Nhưng trong tương lai, hy vọng Việt Nam vẫn có thể phát triển mạnh ngành này nếu biết tận dụng tốt lợi thế so sánh sẵn có của mình và phát huy lợi thế so sánh động dựa trên tri thức và công nghệ, trên cơ sở tạo môi trường đầu tư thuận lợi5 và có định hướng chính sách hợp lý để đón đầu dòng thác công nghiệp ở Đông Á, tạo ra một sự chuyển dịch mạnh mẽ cho cơ cấu công nghiệp điện tử Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 69)