Những thành công

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 70)

Thứ nhất, ngành CNĐT đã được xác định là ngành công nghiệp cần được ưu tiên trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nhờ đó tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài để đón đầu dòng thác công nghiệp điện tử ở Đông Á. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cũng đã mang lại cho ngành CNĐT nhiều cơ hội, thu hút được những dự án đầu tư nước ngoài rất lớn như Intel, Foxcom, Compal..., tiếp cận công nghệ hiện đại, phương thức quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến.

Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh qua các năm và đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay, các sản phẩm xuất khẩu của ngành CNĐT đã vươn lên hàng thứ 6 trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhờ việc tận dụng lợi thế so sánh sẵn có về nguồn lực tự nhiên và lao động, hứa hẹn có thể trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ ba, một số mặt hàng điện tử xuất khẩu có giá trị gia tăng cao (máy tính, thiết bị viễn thông, sản phẩm phần mềm) đang được đầu tư phát triển, các lợi thế cạnh tranh động dựa vào công nghệ và chất lượng nhân lực ngày càng được phát huy. Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước. Vì vậy, chất lượng một số sản phẩm, linh

5 Theo điều tra của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2004 về phương hướng lựa chọn môi trường đầu tư của các công ty lớn sản xuất hàng công nghiệp của Nhật Bản, Việt Nam được xếp thứ tư trong những nước được đánh giá cao.

71

kiện điện tử và máy tính đã đạt mức ngang bằng khu vực và một số sản phẩm điện tử do các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài sản xuất đã đạt yêu cầu chất lượng cao, tham gia tích cực vào GEVC của các TNCs/MNCs.

Thứ tư, một số doanh nghiệp đã tham gia hợp tác, liên kết, tăng cường năng lực để trở thành các nhà sản xuất máy tính thiết bị gốc (OEM) của các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia. Đây chính là hướng phát triển phù hợp của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhằm đẩy mạnh tham gia vào GEVC trong tương lai.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)