Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin ở Thư viện

Một phần của tài liệu Tổ chức & hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Trang 38 - 43)

Nhu cầu tin là những đòi hỏi thiết yếu, khách quan về thông tin của cá nhân hay tập thể nhằm duy trì các hoạt động của con người. Nghiên cứu NCT là nhận dạng về nhu cầu thông tin tài liệu của NDT trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp cụ thể để cung cấp thông tin tài liệu phù hợp với nhu cầu của họ.

Trong giai đoạn hiện nay, với quy chế đào tạo theo hình thức tín chỉ nói riêng và công cuộc đổi mới giáo dục nói chung, đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến NCT của NDT ở Trường ĐHXD HN. Mỗi cán bộ, học viên và sinh viên đều phải nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của mình. Vì vậy đặc điểm NCT của họ tại TV cũng có nhiều biến đổi theo xu hướng ngày càng sâu sắc và phong phú. Hiện nay, TV đang quản lý 14550 bạn đọc. Số NDT dành nhiều thời gian cho việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin hằng ngày tăng lên, điều đó càng chứng tỏ nhu cầu về thông tin tài liệu của NDT ngày càng phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra để tìm hiểu NCT của NDT tại TV Trường ĐHXD HN và đã thu được những kết quả rất khả quan: 200 phiếu điều tra đã được gửi tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng viên, học viên và sinh viên trong Trường. Trong đó, số phiếu gửi đến cán bộ và giảng viên là 60; học viên cao học và sinh viên là 140 phiếu. Công trình nghiên cứu đã nhận được 180 phiếu trả lời, đạt 90% trên tổng số phiếu gửi đi. Trong đó, số phiếu nhận được cán bộ - giảng viên là 48, đạt 80%; của học viên cao học- sinh viên là 132, đạt 94.3%. Qua việc phân tích các phiếu trả lời về việc sử dụng thời gian trong ngày cho việc đọc sách, kết quả thu được cho thấy nhu cầu thông tin của NDT ở đây rất lớn. Cụ thể như sau:

* Thời gian thu thập thông tin của người dùng tin tại Thư viện

Nhóm

Thời gian

Tổng số phiếu Cán bộ lãnh đạo & Giảng viên

Học viên & Sinh viên

Tổng % SL % SL %

Tại Thư viện

Dưới 1h 16 8.9 3 6.3 13 9.8 1-2h 50 27.8 4 8.3 42 31.8 2 - 4h 68 37.8 9 18.7 59 44.7 4 - 6h 22 12.2 5 10.4 17 12.9 Trên 6h 24 13.3 2 4.2 22 16.6 Tại nhà Dưới 1h 11 5.6 2 4.1 8 6.0 1-2h 67 36.7 16 33.3 50 37.9 2- 4h 72 40.0 22 45.8 50 37.9 4 - 6h 18 10.0 6 12.5 12 9.1 Trên 6h 12 6.7 4 8.3 8 6.1

Bảng 4: Thời gian thu thập thông tin của các nhóm NDT

Tại Thư viện có 37.8 % NDT dành từ 2-4h để thu thập thông tin mỗi ngày; 27.8 % người dành 1-2h; có 13.3% người dành trên 6h; 12.2% người dành 4-6h và số NDT dành dưới 1h mỗi ngày để thu thập thông tin tại TV chiếm chỉ 8.9%.

So sánh thời gian dành cho thu thập thông tin của các nhóm NDT cho thấy: do tính chất công việc của các nhóm NDT khác nhau nên thời gian dành cho thu thập thông tin cũng khác nhau. Nhóm CBLĐ&GV thường thích khai thác thông tin tại nhà hơn. Có tới 37.9% CBLĐ&GV và giảng dạy dành nhiều nhất từ 1-2h và từ 2- 4h; 9.1% cán bộ lãnh đạo, giảng viên đều dành 4-6h. Có 45.8% CBLĐ&GV dành 2- 4h khai thác thông tin tại TV. Thông tin không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đối với cán bộ GDNC, những người có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo

dục thì việc cập nhật thông tin là điều cần thiết. Chỉ bằng cách này cán bộ giảng dạy mới đáp ứng được yêu cầu là người gợi mở, người nêu vấn đề, kích thích người học tìm tòi; nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu được những vấn đề liên quan đến bài học, có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Tại Thư viện có 18.7% NDT thuộc nhóm CBLĐ&GV dành 2-4h mỗi ngày để thu thập thông tin; 10.4% cán bộ GDNC đều dành 4-6h; 8.3% CBLĐ&GV dành từ 1-2h; 6.3% CBLĐ&GV dành dưới 1h mỗi ngày để khai thác thông tin. Tại nhà, CBLĐ&GV dành nhiều nhất 2-4h chiếm 45.8%; 1-2h chiếm 33.3%; 4-6h chiếm 12.5%.

Nhóm HV&SV dành thời gian khai thác thông tin tại TV mỗi ngày khá nhiều từ 2-4h là 44.7%; 31.8 % dành thời gian từ 1-2h; 12.9% dành thời gian từ 4-6h. Trên 6h là 16.6%. Thời gian thu thập thông tin ở nhà khác với tại TV. 50% đều dành thời gian từ 2-4h và 1-2h; 9.1% dành thời gian từ 4-6h; 6.1% trên 6h để thu thập thông tin tại nhà. Ngoài giờ lên lớp họ còn tham gia nhiều hoạt động khác nữa chính vì vậy họ phải bố trí thời gian hợp lý để thu thập thông tin. Nắm bắt được NCT, cũng như khoảng thời gian các nhóm NDT sử dụng để thu thập thông tin, thiết nghĩ, TV cần có kế hoạch tăng cường về thời gian phục vụ để đáp ứng tốt nhu cầu của từng nhóm NDT trong Trường.

Lĩnh vực chuyên môn mà người dùng tin quan tâm

Là trường đại học chuyên ngành xây dựng, các lĩnh vực thuộc về thế mạnh của Trường như: xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng công trình biển-dầu khí, cơ khí xây dựng, máy xây dựng, cơ sở kỹ thuật cơ khí, điện kỹ thuật, vật lý, kinh tế và quản lý xây dựng…có số lượng NDT tham gia học tập và nghiên cứu tương đối đồng đều, mức quan tâm và nhu cầu tin của họ phụ thuộc vào tính chất của việc học tập, nghiên cứu trong từng giai đoạn (đối với NDT là sinh viên).

ST

T Nội dung tài liệu Rất cần % Cần %

Chưa cần % CB GV HV SV CB GV HV SV CB GV HV SV 1 Xây dựng Thuỷ lợi - Thuỷ điện 4.1 7 6.1 15.0 17 50.8 2 Xây dựng công trình biển- Dầu khí 7 6.3 11 12.3 50.3 13.0

3

Cơ khí xây dựng, Máy xây dựng, Cơ sở kỹ thuật cơ khí; Điện kỹ thuật; Vật lý.

3.1 7.0 11 30.0 16.2 21.6

4 Kinh tế và Quản lý Xây dựng 9.3 16.3 12.1 29 21.2 22.1

5 Cầu Đường. 3.2 9.0 18.6 19.2 12.3 16.7

6 Kiến trúc và Quy hoạch 4.2 9.1 21.2 24.4 11 20.1 7 Triết học Mác Lênin và CNXH

Khoa học

3.3 11.1 11 30.1 10.3 23

8 Vật liệu xây dựng 4.2 12.5 12 38 6.1 27.2

9 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 8.5 20.4 13 30.3 4.4 20.4 10 Cấp thoát nước 9.1 10.9 5.0 38.3 9.2 15.6 11 Công nghệ môi trường 7.6 11.3 11 35.7 14 20.4 12 Toán; toán ứng dụng 3.0 17.0 20.6 60.2 11 20.1 13 Tin học & Công nghệ thông tin 5.3 21.0 17 50.8 4.3 10.1 14 Nội dung khác 5.5 20.1 13.1 31.3 15.0 20

Bảng 5: Lĩnh vực chuyên môn mà NDT quan tâm

Kết quả khảo sát trên cho thấy: để thoả mãn được NCT của NDT ở Trường, TV nhất thiết phải nắm được những yếu tố tác động đến môi trường học tập, những thói quen, tập quán tạo ra NCT của từng nhóm đối tượng khác nhau như: văn hoá xã hội kinh tế chính trị. Những thông tin này góp phần làm phong phú thêm kiến thức của NDT và tạo nên sự đa dạng trong NCT của họ.

Mức độ thoả mãn NCT của NDT đối với từng loại hình tài liệu

STT Loại hình tài liệu Rất thoả mãn % Thoả mãn% Chưa thoả mãn%

1 Sách tham khảo 6.7 57.8 35.6

2 Giáo trình 12.2 54.4 33.3

3 Bài giảng 10 46.7 43.3

4 Đề tài nghiên cứu 13.3 41.1 45.5

5 Luận văn, Luận án 4.4 51.1 44.4

6 Khoá luận 4.4 48.9 46.7

7 Tạp chí 7.4 52.2 40.0

8 Báo 11.1 46.7 42.2

Bảng 6: Mức độ thoả mãn NCT của NDT đối với từng loại hình tài liệu

Sách tham khảo (chủ yếu là tiếng Việt) được đông đảo bạn đọc sử dụng, với mức độ thoả mãn chiếm 57.8% và chưa thoả mãn chiếm 35.6%, thiết nghĩ đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý cũng như cán bộ TV làm sao để nâng cao được mức độ thoả mãn NCT cho NDT trong thời gian gần đây nhất.

Báo - tạp chí: là thể loại cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong nhu cầu sử dụng, mức độ thoả mãn chiếm tới 98,9%. Đây vốn là thể loại mang tính xã hội cao, là sự giải thoát tốt nhất của mọi căng thẳng của chương trình học tập, hơn nữa đây cũng là phòng được tổ chức phục vụ theo hình thức mở nên rất thuận lợi cho người sử dụng tìm đọc tài liệu. Bạn đọc thường xuyên đến sử dụng phòng đọc này như một sự thư giãn về tinh thần cũng như cập nhập những thông tin mới nhất về đời sống xã hội, kinh tế, chính trị…Tiếp đến là nhu cầu sử dụng luận văn, luận án của NDT. Những tài liệu này có tính chất chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng, vì vậy mức độ quan tâm và nhu cầu sử dụng của NDT chiếm tỉ lên cao. Qua khảo sát, mức độ thoả mãn khi NDT sử dụng loại hình tài liệu này chiếm 51.1%, tuy nhiên mức độ chưa thoả mãn cũng chiếm tỉ lệ cao tới 44.4%.

Nhu cầu tin của NDT càng được thoả mãn thì càng phát sinh, phát triển ở mức cao hơn. Vì thế, nhu cầu đó đòi hỏi chất lượng phục vụ ở mỗi cơ quan TT-TV cũng khắt khe hơn. Đối với NDT ở TV Trường ĐHXD HN, NCT của họ không chỉ cao mà còn đa dạng và phong phú. Họ chú trọng, quan tâm để nghiên cứu những tài liệu chuyên ngành mà trường đào tạo nhưng đồng thời họ cũng không loại bỏ các tài liệu thiên về lĩnh vực khác. Nghiên cứu NDT và NCT của họ, từ đó đề ra những phương hướng, biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng một cách tốt nhất. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động TV nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc trong thời gian tới.

Nhận xét về nhu cầu tin của NDT tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội:

Nhìn chung, NDT tại trường ĐHXD HN có trình độ học vấn cao và tương đối đồng đều, do vậy yêu cầu sử dụng thông tin của họ cũng khá cao.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu của NDT đối với các dạng tài liệu hiện đại như: Khai thác thông tin qua mạng Internet, nhu cầu đọc tài liệu điện tử, nhu cầu tra cứu tin là rất lớn. Các nhu cầu này đòi hỏi TV phải đáp ứng bằng các hình thức đặc thù, đưa ra các dịch vụ hướng dẫn và đào tạo NDT về việc khai thác thông tin sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là một trong những thách thức không nhỏ và không dễ gì đạt được khi mà nguồn kinh phí cũng như vốn đầu tư còn quá hạn chế như hiện nay. Để cải thiện tình hình trên, trước mắt, TV đang cố gắng tự đổi mới mình bằng hình thức phục vụ ngày một tốt hơn nữa

Một phần của tài liệu Tổ chức & hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)