Giọng suy tư, triết lý

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 116 - 125)

2. Những chặng đường thơ Bằng Việt

3.4.2. Giọng suy tư, triết lý

Cùng với giọng điệu chủ đạo trữ tình sâu lắng, thơ Bằng Việt giàu chất suy tư, triết lí. Có lẽ sự nhạy cảm của trái tim và sự thông minh, tài hoa của trí tuệ Bằng Việt đã kết đọng vào thơ, tạo nên giọng suy tư, triết lí. Giọng thơ chiêm nghiệm, lắng đọng nhiều suy nghĩ của tác giả thường bộc lộ ở những nhận định khái quát mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Người đọc có thể nhận thấy điều đó ngay từ nhan đề bài thơ đến nội dung cụ thể trong mỗi bài: Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc; Những gương mặt, những khoảng trời, Trước cửa ngõ chiến trường, Đích, Thời đại của tốc độ lớn, Ném câu thơ vào gió, Nghệ thuật thu nhỏ, Ngày đã đứng trưa, Sự nhạy cảm không có chỗ, Thơ hay có cần phải chết?,..

cùng hạnh phúc – Khi qua tột cùng gian truân (Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc). Nghĩ suy về con người Việt Nam bình thường mà vĩ đại được đúc

rút khái quát qua những câu thơ dài: Mỗi gương mặt bình thường sau nghìn lần sống chết – Rọi ánh sáng vào tôi cùng những khoảng trời cao (Những gương mặt, những khoảng trời). Mỗi vấn đề được nhìn nhận qua hồn thơ Bằng Việt đều có sức lan tỏa bởi cảm xúc thực và những cách đánh giá thấu đáo. Khi day dứt, suy tư về thơ ca nghệ thuật, Bằng Việt liên tưởng, xâu chuỗi các chi tiết, sự việc hết sức lô-gic: Tinh xảo mọi cảnh quan, làm bé từng hiện

vật – Tinh xảo đến tột cùng, bất quá vẫn trò chơi – Điều tâm niệm xa hơn cho mọi nền nghệ thuật – Là chớ để lùn đi mỗi nhân cách Con Người! (Nghệ thuật thu nhỏ). Ngay cả với tình yêu, Bằng Việt cũng có những suy tư độc đáo

trong Giải thích, Cứ như không, Bài học từ cây, Ngẫu nhiên và tất nhiên, Thơ

tình viết muộn,... Bằng Việt nghĩ về tình yêu sâu sắc và đầy trách nhiệm với

cuộc đời:

Em mãi thao thức trong anh Tình Yêu lớn – Yêu Người

Yêu những thứ bị tàn phá đi đến bây giờ cần dựng lại Yêu một cái cây, tự lúc gây mầm cho đến khi ra trái Yêu mọi nét đẹp của Đời để bồi đắp, sản sinh thêm

(Thơ tình ngày biển động)

Khi đến tuổi giữa chừng, những suy tư, chiêm nghiệm đậm đặc, thường trực hơn trong thơ Bằng Việt. Nhà thơ cảm nhận cuộc đời, thời gian từ những thăng trầm của chính cuộc sống của mình. Các bài thơ trong hai tập: Ném câu

thơ và gió và Nheo mắt nhìn thế giới rất giàu giọng điệu suy tư, triết lý. Trong

bài Tự sự, ông viết: Nhanh quá thế, mà cũng buồn quá thế - Chớp mắt xong là

đã một đời người. Nỗi lòng tác giả khi ngày đã đứng trưa được bộc bạch với

cái nhìn thấu suốt nhỏ nhen và vĩ đại để bình tâm rõi tới đích mình theo. Cảm hứng thế sự được viết bằng giọng thơ triết lý, suy tư. Hồn thơ nhiều trăn trở và gắn bó sâu nặng với cuộc đời, mọi biến đổi của đời sống trong nước và thế

giới đều vang động trong thơ ông. Từ câu chuyện về bánh chưng, bánh dày, ông suy nghĩ về truyền thuyết và cuộc đời thực, từ chuyện cây cầu vượt, tác giả buồn cho sự lãng phí của một công trình nào vượt được ai đâu, chỉ để vượt chính mình, gặp lại chợ Vòm của Mát xcơ va, ông xót xa cho sự đi xuống của một nền kinh tế, ông ngậm ngùi khi những giá trị văn hóa đẹp đang dần bị lãng quên, thành đồ vật cũ, cổ rồi. Nỗi niềm suy tư trĩu xuống mỗi

trang thơ của người đàn ông đã đến tuổi buồn nhận thấy sao còn quá nhiều điều bức xúc – quá nhiều điều không nỡ để buông xuôi... Bộc bạch tâm sự với

những dòng thơ suy tư, triết lý, người đọc cảm thông và sẻ chia và hiểu hơn về một nhà thơ sống đa cảm, có trách nhiệm với đời, với thơ ca và con người. Nếu các bài thơ trước đó thường giàu hình ảnh suy tư gửi gắm triết lí thì những bài của hai tập thơ Ném câu thơ vào gió Nheo mắt nhìn thế giới

thường trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm của Bằng Việt về cuộc đời. Lượng thông tin cũng tăng lên, giàu chất sống, gia tăng nhiều hơn ngôn ngữ đời thường trong thơ.

Tóm lại, qua những đặc điểm về thể thơ, ngôn ngữ, biểu tượng và giọng điệu chúng tôi đã nghiên cứu trên đây, có thể khẳng định đóng góp quan trọng của Bằng Việt vào sự hoàn thiện và phát triển của thơ hiện đại Việt Nam. Thế giới nghệ thuật thơ Bằng Việt thống nhất trong đa dạng, có nét riêng biệt, đặc sắc trên từng phương diện. Đó là nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của một nhà thơ luôn yêu thơ, yêu đời và luôn có trách nhiệm với cuộc đời, với thơ ca.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Quá trình nghiên cứu thơ Bằng Việt là quá trình chúng tôi nỗ lực đi

sâu tìm hiểu và khám phá các giá trị của tập thơ Bằng Việt tác phẩm chọn lọc, với hy vọng góp một tiếng nói, một nhận định, đánh giá tổng quát về đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Bằng Việt sau hơn nửa thế kỷ sáng tạo. Việc nghiên cứu thế giới thơ của Bằng Việt góp phần hoàn thiện bức chân dung tinh thần của một tác giả vốn có nhiều đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại Việt Nam ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua việc nghiên cứu và khảo sát, luận văn đã bước đầu chỉ ra những nét đặc sắc, độc đáo của nội dung và nghệ thuật thơ Bằng Việt trên cơ sở xem xét tính hệ thống, chỉnh thể của các phương diện, yếu tố hợp thành. Đồng thời, phần nào thể hiện rõ con đường phát triển của thơ Bằng Việt trong hành trình 50 năm sáng tác và trong tiến trình vận động của cả nền thơ hiện đại Việt Nam.

2. Khi nghiên cứu đặc điểm thơ Bằng Việt trên phương diện nội dung,

luận văn bắt đầu từ những yếu tố có thể coi như nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng thơ Bằng Việt. Tuổi thơ gian khó, ấm áp tình bà cháu và vốn kiến thức sâu rộng tiếp thu ngay tại quê nhà và trên đất nước Liên Xô đã hun đúc cho tâm hồn nhạy cảm của Bằng Việt chất thi sĩ tài hoa, trí tuệ. Với quan niệm nghệ thuật nghiêm túc, đầy trách nhiệm, tác giả đã tích cực tham gia thực tế tại các chiến trường, viết nhiều bài thơ có sức khái quát và gợi cảm. Bởi thế, cảm hứng về đất nước và con người Việt Nam trong chiến tranh của Bằng Việt nóng hổi tính thời sự. Các bài thơ ra đời như những dòng nhật ký ghi lại sâu sắc những cảm nhận của Bằng Việt về thiên nhiên và con người đất nước Việt Nam tươi đẹp, bền bỉ và mạnh mẽ vượt lên mọi thử thách, ác liệt của chiến tranh. Không đi sâu vào những mất mát hi sinh, không khắc họa một chân dung cụ thể của người lính anh hùng, nhà thơ lặng lẽ đem đến một góc nhìn khác, cụ thể và chân thực về cuộc chiến. Đó là hình ảnh bình dị khiêm nhường của những người lính Trường Sơn, người mẹ, người em gái

dân quân, cô giao liên, những em nhỏ Việt Nam… tất cả đều mang trong mình ý thức và trách nhiệm công dân với Tổ quốc – những gương mặt tạo nên

những khoảng trời bình yên và tự do cho đất nước. Tầm vóc văn hóa của một

dân tộc qua truyền thống và tư thế của thủ đô Hà Nội linh thiêng, hào hoa là một nét đặc sắc của cảm hứng về đất nước con người trong thơ Bằng Việt thời chiến tranh. Khi đất nước hòa bình, thiên nhiên và con người Việt Nam bình dị, anh dũng lại lạc quan bước vào công cuộc dựng xây mới. Bằng Việt say mê đi và viết về những vẻ đẹp, sự hồi sinh của mọi miền quê hương trên đất nước sau chiến tranh. Cuộc sống lao động đời thường và những người dân bình thường đi vào thơ ca Bằng Việt thì thầm, xôn xao, mang niềm tự hào và cảm phục. Bên cạnh đó, các tập thơ thời bình của tác giả còn khắc họa con người thời hiện đại với muôn mặt buồn vui thế sự, những lo toan thường trực, các giá trị đang biến động lung lay,… Nỗi buồn nghiêng xuống trang thơ Bằng Việt, gợi trong người đọc nhiều suy tư, trăn trở về giá trị chân chính đích thực của cuộc đời: về thế sự, nghệ thuật, tình yêu… Những ký ức tuổi thơ sáng trong, những hoài niệm tình yêu ngọt ngào trở thành điểm tựa vững chắc cho hồn thơ Bằng Việt. Cách suy cảm về thế giới của Bằng Việt đầy tinh thần trách nhiệm, thức tỉnh trong mỗi con người nhiều giá trị nhân văn tốt lành, cao đẹp. Tất cả những cảm hứng sâu sắc về đất nước, con người, thế sự, tình yêu đó đã cho ta hình dung một cái tôi trữ tình Bằng Việt tài hoa, nhạy cảm, giàu tình yêu thương và có trách nhiệm với cuộc sống, với thơ ca.

3. Từ phương diện nghệ thuật, Bằng Việt có những sáng tạo đáng kể

trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại bình dị, giàu chất tự sự văn xuôi, gần gũi với người đọc. Bên cạnh thể thơ lục bát dân tộc và thể 8 chữ, thơ tự do chiếm số lượng lớn trong các sáng tác của Bằng Việt. Các suy ngẫm, liên tưởng được thể hiện khá phóng túng và độc đáo trong thể thơ giàu sức chứa hiện thực này. Ngôn ngữ thơ Bằng Việt không

léo trong các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh. Các liên tưởng, so sánh trong thơ Bằng Việt thường thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây. Ở mảng cảm hứng nào, ta cũng có thể bắt gặp những câu thơ đặc sắc như vậy.

Cùng với đó là giọng thơ sâu lắng trữ tình, giàu suy tư triết lý và hệ thống biểu tượng thơ phong phú, giàu ý nghĩa như: Đất và mẹ, ngọn gió, ngọn lửa, hoa,…Những tín hiệu thẩm mĩ độc đáo ấy biểu hiện một tâm hồn nhạy cảm, sống gắn bó tha thiết với đất nước, nhân dân, đa cảm và nặng lòng thủy chung cùng những giá trị tốt đẹp của quá khứ.

4. Hơn nửa thế kỷ làm thơ, ngọn lửa đam mê được khơi gợi từ Bếp lửa

vẫn cháy sáng trong trái tim Bằng Việt, tỏa nguồn nhiệt năng ấm áp, tin yêu cuộc đời. Sáng tạo nghệ thuật là một hành trình không ngừng nghỉ, con đường thơ của Bằng Việt sẽ còn tiếp tục những chặng mới. Luận văn của chúng tôi chỉ là công trình gợi mở một trong nhiều hướng tiếp cận, nghiên cứu thơ của tác giả có nhiều đóng góp quan trọng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam này. Hy vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có dịp quay trở lại đề tài này ở cấp độ chuyên sâu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 -1995, NXB Khoa học xã hội, 1987.

2. Đỗ Thuận An, Thế giới nghệ thuật thơ Bằng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn 2001, ĐH Sư phạm Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2003.

4. Anh Chi, Đọc thơ Bằng Việt, Tạp chí nhà văn, số 9/2001, tr.

5. Nguyễn Thị Cúc, Đặc sắc thơ Bằng Việt, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư

phạm Hà Nội, 2003.

6. Phan Cự Đệ, Văn học Việt Nam thế kỷ XX:những vấn đề lịch sử và lí

luận, NXB Giáo dục, 2004.

7. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, 1998.

8. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên, Thơ ca Việt Nam hiện đại – Hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, 1997.

9. Hà Minh Đức, Nghĩ về sức sáng tạo của một nền thơ, tạp chí Văn học, số 3/1979.

10.Trần Đương, Một giọng thơ, một gương mặt, một tấm lòng, báo Nhân dân cuối tuần, Số 26, ngày 29/6/2003.

11.Trần Đương, Sức lan tỏa của một tâm hồn nhạy cảm, tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 10/2003.

12. Lê Quốc Hán, Thơ trong ký ức, NXB Văn học, 2002.

13. Nguyễn Văn Hạnh, Đọc thơ Bằng Việt, tạp chí Tác phẩm mới, số 2/1975.

14. Nguyễn Trọng Hoàn, Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, NXB Giáo dục, 1999.

15. Nguyễn Trọng Hoàn, Nhà văn trong mắt nhà văn, NXB Giáo dục, 2002. 16. M.B. Khrapchenkô, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn

học, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1978.

17. Lê Đình Kỵ, Hương cây – Bếp lửa – Đất nước và đời ta, Báo Văn nghệ, Số 25 - 5 - 1969.

18. Nguyễn Thanh Kim, tạp chí Giáo dục và thời đại chủ nhật, số 48, ngày 01 -12 - 2002.

19. Phạm Khải, Thành phố đời mình, NXB Hội văn nghệ hà Nội, 1993. 20. Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1998. 21. Mã Giang Lân, Văn học hiện đại Việt Nam: vấn đề tác giả, NXB Giáo dục, 2005.

22. Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001 23. Mã Giang Lân, Tìm hiểu thơ, NXB Văn hóa thông tin, 2000.

24. Mã Giang Lân, Thơ, hình thành và tiếp cận, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2004.

25. Nguyễn Bạch Linh, Phong cách nghệ thuật thơ Bằng Việt, Khóa luận

tốt nghiệp, ĐH Sư phạm Hà Nội, 2006.

26. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động, 2002.

27. Nguyễn Long, Đào Thủy Nguyên, Suy nghĩ từ những trangg văn, NXB Giáo dục, 2002.

28. Phương Lựu, Lí luận văn học,NXB Giáo dục, 2002.

29. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, 1994.

30. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

31. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Một thời đại mới trong văn học, NXB Văn học, 1995.

32. Thiếu Mai, Thơ, những gương mặt, NXB Tác phẩm mới, 1993.

33. Nguyễn Xuân Nam, Nhà văn hiện đại Việt Nam, NXB Khoa học xã

hội, 1986.

34. Anh Ngọc, Hồn thơ thế kỷ, NXB Thanh niên, 2001.

35. Vũ Quần Phương, Về một chặng thơ Bằng Việt, báo Văn nghệ, số 21 - 6 – 1974.

36. Trịnh Thanh Sơn, Dọc cánh đồng thơ, NXB Lao động, 2002.

37.Trịnh Thanh Sơn, Say đắm vẫn còn khi Ném câu thơ vào gió, báo VĂn nghệsố 52, 29-12-2001

38.Trần Đình Sử, Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, 2000.

39. Trần Đình Sử, Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Tạp chí Văn học, Số

1/1998.

40. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, 1995. 41. Văn Tâm, Thơ trong gió của Bằng Việt, tạp chí Kiến thức ngày nay, số 421, ngày 20 - 1 – 2002.

42. Nguyễn Bá Thành, Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam,NXB

Văn học, 1996.

43. Hữu Thỉnh, Sự chuẩn bị của người viết trẻ, báo Văn nghệ số 50, 12- 12-1981

44. Hồng Thọ, Bằng Việt với bếp lửa, tạp chí Văn học, số 11/1969.

45. Lưu Khánh Thơ, Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại,

NXB Khoa học xã hội, 2005.

46. Lê Lâm Ứng, Bắt câu thơ trong gió, tạp chí Văn hóa nghệ thuật công

an, số 12/2001.

47. Bằng Việt, Hương cây – Bếp lửa, NXB Văn học, 1968.

48. Bằng Việt, Những gương mặt, những khoảng trời, NXB Văn học, 1973. 49. Bằng Việt, Đất sau mưa, NXB Tác phẩm mới, 1977.

51. Bằng Việt, Cát sáng, NXB Hà Nội, 1985.

52. Bằng Việt, Phía nửa mặt trăng chìm, NXB Hội Nhà văn, 1995. 53. Bằng Việt, Thơ Bằng Việt (tuyển), NXB Văn học, 2001.

53. Bằng Việt, Hương cây – Bếp lửa, NXB Văn học, 2004.

54. Bằng Việt, Ném câu thơ vào gió, NXB Hội nhà văn Trưng tâm Văn

hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

55. Bằng Việt, Thơ Bằng Việt (1961 - 2001), NXB Văn học, 2003. 56. Bằng Việt, Nheo mắt nhìn thế giới, NXB Văn học, 2008. 57. Bằng Việt, Tác phẩm chọn lọc, NXB Văn học, 2010.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 116 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)