Quan niệm về nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 34 - 39)

2. Những chặng đường thơ Bằng Việt

2.2. Quan niệm về nghệ thuật

Con đường đến với văn chương của Bằng Việt có ảnh hưởng trực tiếp từ bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam những năm 60. Như những nhà thơ trẻ cùng thời, Bằng Việt có ý thức sâu sắc về vai trò, vị trí, sứ mệnh lịch sử của

thế hệ mình – Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai – để từ đó, ông xác định rõ tư tưởng nhận thức cho con đường sáng tạo thơ ca của mình.

Trong giai đoạn đầu, Bằng Việt sáng tác bằng sự thể nghiệm của bản thân, ghi lại những trạng thái phong phú của một tâm hồn trẻ trung yêu mến cảnh vật, con người và đất nước, đồng thời lắng nghe sự lớn lên trong tâm hồn mình và mọi người. Ở giai đoạn đầu này, thơ ca Bằng Việt có nét chín chắn của lớp người mới nhưng mới chỉ đơn thuần là những cảm nhận chủ quan, quan niệm về nghệ thuật chưa biểu hiện rõ nét trong thơ ca.

Đến giai đoạn sau, với sự trải nghiệm thực tế nhiều hơn, tiếp xúc gần gũi với hiện thực hơn, Bằng Việt đã có một cái nhìn toàn diện và sinh động hơn về cuộc sống. Vì thế, quan niệm về thơ ca, nghệ thuật cũng đậm nét và sâu sắc hơn trong sáng tác của ông.

Với Bằng Việt, “thơ là phần tinh túy nhất của phương tiện thể hiện và trình diễn bằng lời”, “càng thể hiện súc tích và sâu xa nhất bản chất và nội tâm mỗi con người càng đặc sắc”. Từ kinh nghiệm của một nhà quản lý nghệ thuật, Bằng Việt rất coi trọng “tính cá biệt và tính đặc thù”, “tính độc đáo trong mỗi khám phá nội tâm của mỗi chủ thể trong thơ”. Theo ông, “mỗi con người khi thành một nhân vật trong thơ là một nhân cách cá biệt không lặp lại, nên tâm hồn người đó cũng phải là một giá trị độc đắc”. Có lẽ trong mỗi chặng đường sáng tạo thơ ca của mình, Bằng Việt đã cố gắng tạo nên một tiếng thơ riêng không giống ai, không lặp lại để lại một cá tính sáng tạo riêng, để có một giọng điệu riêng trong “dàn đồng ca cùng thế hệ”. Khát khao khẳng định cái Tôi độc đáo ấy luôn hòa quyện với những lý tưởng nhân văn cao đẹp của cái Ta. Bằng Việt ký thác nỗi lòng buồn vui, ao ước “sẽ được cởi mở tấm lòng trọn vẹn với bạn đọc cũng như thơ mình luôn luôn là nơi giãi bày, chia sẻ”, nhưng đồng thời cũng mong muốn mỗi nhà thơ cần “luôn phấn đấu làm sao để con người luôn được quyền đứng thẳng, được hít thở hết mình, vươn cao đến hết tầm vóc thực sự của mình để sánh bước đồng hành cùng nhân

loại”. Khát vọng cao đẹp của người nghệ sỹ chân chính đã được Bằng Việt bộc bạch theo cách riêng khi ném câu thơ vào gió:

Ném một câu thơ vào gió thổi Lời bay đi tôi nhớ lại đời mình Có lắm buồn vui có nhiều lầm lỗi Nhưng không có gì xảo trá, gian manh

hay khi ngắm nhìn những công trình “nghệ thuật thu nhỏ”: Từng ép kiệt ước

mơ, từng kìm chặt nỗi buồn - Từng gọt bớt cảm quan, từng xén mòn suy tưởng - Nhân loại đã trải qua mọi luân hồi, nghiệp chướng - Để trở lại chính mình, đừng chịu bé đi hơn (Nghệ thuật thu nhỏ)

Khi tung câu thơ đi bốn hướng gió trời như người gieo hạt, Bằng Việt đã

giác ngộ hết tầm chống trả lớn lao vô giá – của nghệ thuật trước thời gian (Plixetxcaia), hiểu thêm về đời, về thơ để đồng cảm với Evtushenko: Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời - Mỗi số phận chứa một phần lịch sử - Mỗi số phận rất riêng, dù là rất nhỏ - Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu.

Nhà thơ viết về nghệ thuật, thơ ca để bày tỏ quan điểm về thơ ca, nghệ thuật đích thực chân chính. Ta thấy tác giả trải lòng với nhiều cung bậc: tự hào, đau xót, chế giễu, nghi ngờ, tin yêu. Rất nhiều tác phẩm thể hiện nỗi đau đáu về nhiệm vụ, sứ mệnh của thơ ca, nghệ thuật và tâm huyết của người nghệ sỹ trong thời đại mới đang có nhiều giá trị lung lay, thay đổi: Hoa tường

vi, Plixétcaia, Ngôn ngữ và chính trị, Ném câu thơ vào gió, Sự nhạy cảm không có chỗ, Tạm bợ, Ngôi nhà, Nghệ thuật thu nhỏ, Thơ hay có cần phải chết?, Thơ còn gì hôm nay, Thực ra,…

Những sáng tác của Bằng Việt khi đã đến tuổi “nheo mắt nhìn thế giới”, day dứt hơn, trăn trở hơn với thơ và giá trị đích thực của thơ:

Còn gì to tát để tuyên ngôn Thơ lặng lẽ lui dần vào giải trí

Nhiều sexy, ít nghĩ về hạnh phúc, Nhiều đòi hỏi, mà chả cần trách nhiệm Dễ buông tuồng nhưng rất ghét tuyên ngôn

(Thơ còn gì hôm nay?)

Thế kỷ XX đang bước xa dần

Còn day dứt phần đời cam go, nghèo khó Trời ơi! Những câu thơ từng say mê đến thế Chẳng lẽ cũng là đồ vật cũ mà thôi!?!

(Đồ vật cũ)

Khi thời cuộc có nhiều biến động, bên cạnh sự phát triển hiện đại còn quá nhiều những điều “tạm bợ” và “sự nhạy cảm không có chỗ”, mặc dù có nhiều băn khoăn: Thơ có còn chăng?... Cho ta lại đến – (Ngôi nhà tranh giữa

ngã ba đường), Thơ hay có cần phải chết?, thơ còn gì hôm nay? nhưng sau

hết trong tâm tư Bằng Việt là lời tri âm với thơ, niềm tin vào thơ ca chân chính sẽ nâng đỡ tâm hồn và lương tri con người: Thơ càng sắc, càng kiêu, càng chớ màng bất tử - Miễn đừng để loài người hèn hạ, tối tăm đi (Thơ hay có cần phải chết?); Điều tâm niệm xa hơn cho mọi nền nghệ thuật - Là chớ để lùn đi mỗi nhân cách con người (Nghệ thuật thu nhỏ)

Tóm lại, qua các trang viết, có thể nhận thấy một cái Tôi nghệ sĩ rất nhạy cảm trong suy nghĩ về thơ ca, nghệ thuật của Bằng Việt. Dẫu có lúc không tránh khỏi tâm trạng “bùi ngùi”, “xót xa”, “hoài nghi”, “lo lắng cả sự xuống cấp của văn hóa đọc, có thể thơ sẽ bị ghẻ lạnh trong tâm lý con người đang đổ xô vào lối sống thực dụng của kinh tế thị trường”, song nhà thơ vẫn không nguôi quên sứ mệnh của người nghệ sĩ là chăm chút cho những câu thơ quá chừng bé bỏng vừa lấp lánh ánh sáng trí tuệ vừa thân tình, đậm đà chia sẻ,

giãi bày, ký thác mọi buồn vui và vươn tới vẻ đẹp của lý tưởng nhân văn đích thực muôn đời.

* *

Như vậy, trưởng thành cùng thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, chặng đường sáng tạo của Bằng Việt là một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của thơ ca dân tộc trong thời đại mới. Thơ Bằng Việt in đậm nét riêng hòa quyện với những đặc điểm chung của văn học thời đại. Trong suốt 50 năm qua, tác giả đã không ngừng tự mình hoàn thiện, trưởng thành theo thời gian và tạo nên một gia tài thơ phong phú. Đồng hành cùng với tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, nhìn một cách khái quát có thể chia thơ Bằng Việt thành hai chặng lớn. Chặng thứ nhất là những vần thơ thời chiến

tranh (trước 1975) gồm hai tập: Hương cây – Bếp lửa (1968, in chung với

Lưu Quang Vũ) và Những gương mặt, những khoảng trời (1973). Chặng thứ hai là những vần thơ thời hòa bình (sau 1975) gồm các tập: Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời (1984), Cát sáng (1985) - in chung với Vũ

Quần Phương, Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió (2001),

Thơ trữ tình (2002), Thơ Bằng Việt 1961 – 2001 (2003), Nheo mắt nhìn thế giới (2008), Bằng Việt – Tác phẩm chọn lọc (2010).

Qua mỗi chặng đường thơ ấy, ta có thể thấy những biến đổi, phát triển về nội dung và nghệ thuật trong hành trình sáng tạo nghệ thuật suốt nửa thế kỷ của Bằng Việt.

Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)