“Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu”

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 84 - 89)

2. Những chặng đường thơ Bằng Việt

2.3.2. “Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu”

Năm tháng đi qua, những vần thơ tình yêu thời chiến tranh mang vẻ đẹp của những đám mây ngũ sắc, suối nhạc nhiệm màu, cánh đồng vĩnh viễn ướp

hương hoa thanh khiết và cao cả. Vẻ đẹp ấy nuôi dưỡng trái tim thơ Bằng Việt trong những âm sắc mới của thời hòa bình. Tình yêu thời quá khứ lắng lại trong hồn thơ tác giả và trở thành những vệt sáng của kỷ niệm. Những vệt sáng của kí ức tình yêu đã chắp cánh cho tâm hồn Bằng Việt thăng hoa thành những bài thơ đặc sắc với những câu thơ trong sáng mà vẫn nồng nàn, da diết, có sức rung cảm lớn:

Anh không biết dãy phố ta đi hôm ấy gọi là gì

Không biết lá cây trên đầu sao buổi chiều phát sáng? Giọt nước mắt khác xưa giữa tình yêu, tình bạn

Những kỷ niệm nơi này xáo trộn với nơi kia

(Thơ tình ngày biển động)

Những rung động đầu đời của tuổi hoa niên thường được gợi về trong kí ức, làm nên sức lôi cuốn cho thơ ông. Đó là thuở màu phượng dễ làm say, cánh bướm dễ làm duyên, sau hai mươi năm vẫn nhìn nhà thơ bằng ánh mắt

thường gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu trong thơ Bằng Việt. Những xao động của tiếng yêu đầu được nhà thơ diễn tả thật chính xác, dung dị và đằm sâu: những thoáng say mê – trong giấc mơ hoa niên, chỉ bay mà chẳng đứng

– Cơn gió nhỏ giữa chiều thu lơ lửng – Búp lá bên đường cũng thức dậy tình yêu – Và mùa hè đầy ắp tiếng ve kêu – Hoa sen thắm đưa hương mười sáu tuổi – Và những cái nhìn rất vội – Suốt cả mùa trăng, mùa trăng, mùa trăng...Có khi đó là những yêu thương bất ngờ từ một buổi chiều, khi cơn

mưa ập xuống thành nỗi nhớ: Em! Đôi mắt dịu dàng có ánh gì lạ lắm – Khi

rụt rè thức dậy một tình yêu (Nói với em).

Kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh cũng thường được gợi lại

trong thơ tình Bằng Việt. Đó có thể là một buổi chiều mùa đông – bom chưa

rơi xuống phố - chỉ thấy hạt cơm nguội rơi đầy – Em mặc áo bông chần chưa

nhuộm màu cỏ úa – Mắt rạng nguyên màu trăng mới thơ ngây. Đó cũng là

hình ảnh em trong những tháng ngày vất vả của chiến tranh với tình yêu thủy chung, thầm lặng và sâu sắc:

Khi chia tay, em chỉ biết lặng nhìn Chân trời đỏ, ánh đèn pha dữ dội... Đôi mắt thẳm sâu, không còn có tuổi

Vừa gan góc lạ lùng, vừa yếu đuối, ngây thơ... (Em đừng ghen với quá khứ ...)

Những dấu ấn tình yêu thời không bình yên của đất nước còn trở về ngay trong những lời tâm sự rất riêng tư trong hiện tại của nhà thơ: Em đừng ghen

với quá khứ trong anh – Những khuôn mặt đi qua, nụ cười và nước mắt – Tuổi trẻ rì rầm những đêm không tắt – Thủa tình yêu như cánh gió không bờ (Em đừng ghen với quá khứ ...); Cuộc sống bộn bề thay đổi nhường kia – Xa xôi quá là mối tình ngày trước (Hoa vông vang)...

Những mối tình thời trai trẻ có sức sống lâu bền trong tâm trí và trái tim nhạy cảm của thi sĩ. Bởi vậy, những bài thơ hoài niệm về tình yêu trong quá

khứ của Bằng Việt có một sức cuốn hút lớn nơi tâm hồn bạn đọc. Ta bắt gặp trong đó những phút giây xao động lãng mạn của hạnh phúc đầu đời bối rối, ngây thơ; những kỷ niệm đằm sâu của một tình yêu được thử thách và trân trọng trong mưa bom bão đạn, chút tiếc nuối, bâng khuâng và cả những trăn trở, day dứt ám ảnh về một cuộc tình không thành:; Em đã đến và đi như một

giấc chiêm bao - ...Đưa em đi, tất cả thế xong rồi – Ta đã lớn và Pau tốp xki đã chết – Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện “Tuyết” – Dù chẳng bao giờ hi vọng nữa đâu em! (Nghĩ lại về Pau tốp xki); Giá như ta đã yêu nhau – hẳn mộng ước vuông tròn hơn có phải... - Hoa tím ngát thở dồn trong ngọn gió – Ta mất gì suốt tuổi nhỏ trong nhau (Không đề). Có thể thấy viết về tình yêu trong hoài niệm bên cạnh sự xốn xang, rạo rực si mê thì âm điệu chủ yếu của những bài thơ này là nỗi buồn sâu lắng, da diết.

Bằng Việt đa sầu và đa ưu trong cuộc sống hiện tại và ngay cả trong tình yêu. Cùng với một vùng ký ức thẳm sâu về tình yêu quá khứ nghiêng nhiều về nỗi nhớ buồn thương tha thiết, tác giả còn có nhiều khám phá tài hoa và trí tuệ về tình yêu và hạnh phúc hiện tại trong đời thường. Tình yêu trong những bài thơ đó đậm chất liên tưởng và thấm ý vị triết lí sâu sắc. Nhà thơ có cách biểu hiện cụ thể và chính xác diễn biến tâm lí của con người khi yêu: Có chút gì thích thú rất thơ ngây – Là dự đoán về nhau mà không cho nhau biết – Là nghĩ ngợi nhiều điều nhưng nghĩ chưa tới hết – Hạnh phúc gieo từng chuỗi ú tim dài (Ú tim một chút, chùa Hương). Những trải nghiệm của cảm xúc của

Bằng Việt thường được viết bằng sự tổng hòa của trái tim yêu và trí tuệ thông minh, nhiều suy tư: Anh ngỡ màu xanh sông rất yên – Đôi nét mi em chớp thật hiền – Đâu biết lòng sông trầm lặng thế - Mà em thổi được thủy triều lên (Sông).

Cách viết về tình yêu của Bằng Việt đặc biệt phát huy sáng tạo khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và lí trí. Tâm hồn đậm chất triết học của

gũi. Từ đó, nhà thơ xây dựng được nhiều tứ thơ độc đáo. Ngẫu nhiên và tất

nhiên là một bài thơ có cách xây dựng cấu tứ bất ngờ từ các hình ảnh thiên

nhiên, sự vật quen thuộc mà mắt thần nhà thơ đã nhìn ra mối liên hệ giữa

chúng. Bài học từ cây là một cách nhìn nhận sâu sắc của Bằng Việt về tình

yêu, về cuộc đời sau những thăng trầm của thời gian. Sự liên tưởng bất ngờ đã tạo nên tứ thơ đặc sắc giữa hàng cây và tình yêu chúng ta đặt trong trục vận

động xưa và nay của thời gian. Qua đó, nhà thơ khẳng định quy luật vĩnh hằng của thời gian, tình yêu đời người. Ở những bài thơ như thế, chất trí tuệ tài hoa đạt đến độ súc tích cao, đem lại cho người đọc những trải nghiệm tình yêu thú vị.

Qua những bài thơ tình viết muộn, độc giả có thể nhận thấy một Bằng Việt trầm tĩnh và vẫn rất tha thiết với tình yêu, chất men say lắng lại, kết tinh trong giọng thơ có học sang trọng và ẩn sau hình ảnh thơ mang ý nghĩa ẩn dụ, hàm súc. Và hơn hết, người yêu – em vẫn được thi sĩ dành cho nhiều say mê, trân trọng với những khát khao hạnh phúc không bao giờ vơi cạn. Hình ảnh em trở thành một biểu tượng bến bờ hạnh phúc bình yên giữa cuộc đời đầy biến động Em là chân lý của đời thường mạnh mẽ - Em là vẻ đẹp của đời thường vĩnh cửu - Là những gì quên mất ở trong tôi!... (Thơ tình viết muộn).

Khi viết về tình yêu, nhà thơ thường hướng tới một tình yêu hòa hợp giữa hai tâm hồn hòa hợp, đồng điệu trong đời: Tôi chớp mắt... chờ phút giây huyễn hoặc!?! - Em vẫn vô tâm lặng lẽ như thiền... - Nếu hóa nước, hẳn hóa nguồn trong suốt - Chỉ có mình tôi biết - đó là em (Em và tôi).

Với những vần thơ tình luôn lấp lánh như những vệt sáng, Bằng Việt đã

cho ta thấy một chân lý vĩnh hằng: tình yêu không có tuổi và luôn trẻ mãi bởi những đam mê, khao khát hạnh phúc đích thực của con người: Cầu may tới cõi giao hòa - Cầu may có được ngôi nhà biết yêu!(Lục bát cầu may).Và

trưa mang tâm hồn và trái tim thanh xuân tha thiết yêu vẫn đang hát mãi

những bản tình ca làm đẹp cho cuộc sống còn nhiều buồn vui của cõi người.

* * *

Trên những phương diện cơ bản của cảm hứng thơ Bằng Việt, chúng tôi đã cố gắng đi sâu, tìm hiểu những nét nổi bật của đặc điểm thơ Bằng Việt về nội dung. Qua những trang thơ viết về đất nước, con người trong chiến tranh và hòa bình, những vần thơ mang cảm hứng thế sự đầy trải nghiệm ưu tư hay những bài thơ tình đầy kỷ niệm, mang bao khao khát tinh tế trong tình yêu, Bằng Việt đã thể hiện một cái tôi trữ tình độc đáo, giàu sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt bộc lộ một phong cách riêng trong dàn đồng ca cùng thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bằng Việt là một nhà thơ tinh tế, tài hoa có trái tim yêu nước chân thành, luôn tự hào về các giá trị văn hóa của dân tộc. Bằng Việt yêu thiên nhiên và con người bằng một tình cảm đắm say và lí trí - một tình yêu mãi mãi thủa ban đầu. Thông qua các cảm hứng chủ đạo trong sáng tác trên đây, chúng ta có thêm một cơ sở để lần nữa khẳng định tài năng, vai trò và vị trí quan trọng của tác giả Bằng Việt trong thơ chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung.

Chương ba: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ đều những có nét đặc trưng được tạo nên bởi nhiều yếu tố. Khám phá nghệ thuật thơ Bằng Việt trong cái nhìn chỉnh thể với nội dung, chúng tôi đi sâu nghiên cứu các phương diện cụ thể gồm: thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu và biểu tượng. Ở từng phương diện nghệ thuật, chúng tôi lại nhận thấy những nét độc đáo của thơ Bằng Việt trên cơ sở các đặc điểm khái quát của nghệ thuật thơ ca Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)