“Người của một thời – Thơ của một thời”

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 25 - 34)

2. Những chặng đường thơ Bằng Việt

2.1. “Người của một thời – Thơ của một thời”

Bằng Việt là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Thuộc vào thế hệ Trường Sơn, thế hệ sáu mươi, nhà thơ Bằng Việt là người của một thời lịch sử đầy biến động.

Bằng Việt sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhưng ông sinh tại phường Phú Cát, thành phố Huế. Tri thức, kiến văn và tâm hồn thơ trữ tình giàu tưởng tượng, vốn được cộng hưởng sự truyền cảm của tâm hồn người mẹ, suốt từ những năm ấu thơ, thời gian ông cùng bà nội và ba mẹ còn ở Huế (Gia đình ông ở Huế 18 năm, khi cụ thân sinh ra ông là luật gia, còn làm ở Văn phòng giúp việc cho cụ Bùi Bằng Đoàn, Thượng thư Bộ Lễ triều Nguyễn) cho đến Cách mạng tháng Tám, gia đình ông về lại Hà Nội, theo kháng chiến, bố ông từ đây lên chiến khu Việt Bắc. Truyền thống gia đình đã góp phần làm nên tư chất và phẩm cách thơ Bằng Việt.

Đấy là những tháng năm mà thân mẫu đã dạy toán, dạy tiếng Pháp cho ông. Những năm cụ bà gần gũi với nữ sĩ Anh Thơ, thuộc làu Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Vân Đài, Ngân Giang, Tương Phố... Và Bằng Việt, từ cái nôi văn hóa ấy, cho đến sau này, dù làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau, làm nghiên cứu, làm biên tập xuất bản, bươn trải qua nhiều vùng đất, đi viết ở chiến trường trong quân số của Bộ Tư lệnh Trường Sơn cùng Lê Lựu, Phạm Tiến Duật, đến khi về làm quản lý ở Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội,

Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, thì trong nhiều tập thơ của ông, niềm thơ đau đáu, chủ đạo, theo suốt cuộc đời ông vẫn là Hà Nội.

Tuổi thơ Bằng Việt tắm mình trong các biến cố lớn của lịch sử dân tộc. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, được mẹ ẵm trên tay, Bằng Việt rời thành Huế trở về quê nội ở miền Bắc “xứ Đoài mây trắng”. Chẳng bao lâu sau, khi

thành phố cháy sau lưng hừng hực, bà nội đã quảy cậu bé Bằng Việt đi tản cư

dọc những chặng đường sống trâu ven chân núi Ba Vì. Những năm tháng ấy từng được nhà thơ tái hiện chân thực trong lời anh kể lại cho con mình trong bài thơ Từ chiến trường lại viết cho con. Giã từ chiếc khăn quàng đỏ thời niên thiếu, cậu thanh niên Bằng Việt học xong trung học tại Hà Nội và được cử đi học Đại học Luật ở Liên Xô. Những năm tháng nơi xứ sở tuyết bay trắng trời, miệt mài với trang khảo cứu các chế độ nhà nước Hi Lạp, La Mã với lời văn giản khiết vẫn không làm anh sinh viên Việt Nam nguôi quên ánh sáng, hơi ấm bếp lửa và những hình ảnh như những đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu đã từng tỏa rợp tâm hồn anh dưới mái trường tản cư nơi quê nhà. Anh sinh viên khoa luật vẫn học tập và làm thơ. Chính trong thời gian này, việc tiếp xúc với một nền văn hóa lớn cùng nhiều tên tuổi văn học của thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách sáng tác và dịch thuật của Bằng Việt. Qua Trường

Sa và Bếp lửa ra đời trong thời gian này đã ghi một dấu mốc quan trọng trong

đời thơ Bằng Việt.

Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ba năm sau, 1968, tập thơ đầu tay in chung cùng Lưu Quang Vũ Hương cây – Bếp lửa ra đời. “Bếp lửa” là điểm sáng của tập thơ và nguồn nhiệt năng của thơ ca Bằng Việt cũng lan tỏa từ những ngọn lửa “chờn vờn sương sớm”, “ấp iu nồng đượm” ấy. Các nhà phê bình nghiên cứu đã dành cho tập thơ nhiều lời ngợi khen, nhận định về một hồn thơ tươi trẻ nhiều

đậm đà duyên dáng, khi âm vang sâu thẳm”. [17, tr.36] Bằng Việt đem đến cho người đọc những kỷ niệm sâu sắc thời thơ ấu, nồng ấm tình bà cháu và tình cảm gia đình gắn bó bền vững với tình yêu quê hương, đất nước. Đặc biệt, tác giả có một cách nhìn nhận riêng độc đáo về cuộc chiến tranh chống Mỹ, về sức mạnh kiên cường của dân tộc từ điểm nhìn văn hóa. Thủ đô Hà Nội hiện lên qua những tranh viết của nhà thơ trẻ vừa hào hoa, thanh lịch vừa anh dũng, kiên cường, mang sức mạnh ngàn năm của một xứ sở kết tinh nhiều giá trị, trầm tích văn hóa linh thiêng, cao đẹp (Trở lại trái tim mình, Tình yêu

và báo động, Thư gửi người bạn xa đất nước,… ). Từ đó, nhà thơ nhìn nhận thấy vẻ đẹp, sức mạnh của tâm hồn và khí phách Việt Nam trong những con người bình dị, nhất là trong tâm hồn thơ trẻ của lớp măng non Việt Nam (Từ

giã tuổi thơ, Mừng em tròn 16 tuổi, Về Nghệ An thăm con, Học trò Hà Tĩnh).

Những vấn đề của thế giới cũng được tác giả nhìn nhận từ góc độ văn hóa bằng ánh nhìn “tươi non xanh ngăn ngắt” của chàng thanh niên tài hoa và tinh tế (Bết – thô –ven và âm vang hai thế kỷ, Kỷ niệm về Chê Ghê - va - ra). Tập thơ đầu tay của Bằng Việt đã giành được một vị trí xứng đáng trong nền thơ chống Mỹ và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học. Bắt đầu từ đấy, Bằng Việt đã trở thành một trong số các nhà thơ trẻ được bạn đọc tin yêu, đón đợi.

Tháng 12 năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam với nhiều hoài bão, ước mơ và một hồn thơ trẻ trung, sung sức.

Năm 1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang một giai đoạn mới vô cùng ác liệt. Để mở rộng nhãn quan thơ, như nhiều nhà thơ trẻ cùng thời, Bằng Việt xin đi vào chiến trường hai lần. Lần đầu, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên. Lần hai, khi bắt đầu chiến dịch Khe Sanh, Đường Chín, Nam Lào, Bằng Việt đi với tư cách là một phóng viên biệt phái vào quân đội, được tiếp nhận về Bộ Tư lệnh đường dây 559 (Bộ đội Trường Sơn) đồng thời kết hợp với việc đi ghi chép thực địa trong công tác xây dựng Bảo tàng

truyền thống cho đoàn Trường Sơn. Chuyến đi này đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ - một trí thức trẻ từ hậu phương đến với chiến trường lớn. Tập thơ thứ hai ra đời: Những gương mặt – Những khoảng trời (1973). Nếu chất trữ tình, chính luận là nét nổi bật trong tập thơ đầu tay “Hương cây – Bếp lửa” thì chất ký sự là tâm điểm của các bài thơ trong tập này. Gần gũi với thực tế chiến trường ác liệt, nhà thơ đã ghi lại chân thực và sống động hình ảnh chiến tranh, chân dung người lính và những suy ngẫm sâu hơn về Tổ quốc trong lửa đạn (Đứng trước thế kỷ XX, Trước cửa Tùng, Truông nhà Hồ, Bên địa đạo Vĩnh

Quang, Trước cửa ngõ chiến trường, Những gương mặt, những khoảng trời …).

Cùng với những nét gân guốc và mạnh mẽ về chiến trường, tập thơ còn tiếp tục mạch thơ tươi non với cái nhìn xanh mát của tác giả qua những nét vẽ mềm mại giàu suy cảm về tình yêu, hạnh phúc, sức sống của con người Việt Nam bình dị mà vô cùng lớn lao (Mẹ, Phút sinh ra những Thần Phù Đổng, Viết cho con mùa

xuân thứ nhất, Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại, Đất này Thăng Long – Hà Nội, Trở lại Thái Bình).

Có thể nhận thấy cả hai tập thơ viết trong thời chiến tranh của Bằng Việt đều là tiếng lòng của một người con, một nhà thơ luôn hướng về đất nước với những con người Việt Nam thuần hậu, anh hùng, tình nghĩa. Cuộc chiến tranh đi vào thơ Bằng Việt qua những hình ảnh đơn sơ bình dị của chiến trường và những gương mặt, những khoảng trời, những miền đất thân thuộc của Tổ quốc, mang sức khái quát và chính luận sâu xa.

Bằng Việt từ chiến trường ra Hà Nội sau khi hiệp định Paris được ký kết và tiếp tục công tác ở Hội nhà văn. Năm 1975, ông làm việc tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước toàn thắng, khí thế công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được nhà thơ phản ánh sinh động, say mê trong tập thơ thứ ba: Đất sau mưa (1977). Dư âm hào hùng của cuộc chiến tranh toàn thắng vẫn còn vang vọng đầy phấn chấn, náo

về một giải chiến trường, Cảm giác người đi liền mạch đất, Đất nước… mang

âm hưởng ấy. Nhưng đúng như tên gọi của tập thơ, tác giả “Đất sau mưa” dành một phần lớn tác phẩm cho việc phản ánh trực tiếp cuộc sống thời hậu chiến, cảm hứng hồi sinh đậm đà, tươi rói trong mỗi bài thơ: Thị xã và con người, Bạn bè một vùng đồi, Đêm trên vùng cá, Hương mùa thu phố biển, Một chút thì thầm trong tình yêu Hà Nội, Nghe trong trưa Bát Tràng, Đất trẻ, Hòn Khoai… Ta bắt gặp nhà thơ Bằng Việt say mê đón nhận và trải rộng tình

yêu với cuộc sống mới và hồn thơ đã cất lên từ “”những điều giản dị”: Có gì

vui đến ngẩn ngơ - Ngày thường đã hóa ngày Thơ lúc nào?(Sau mưa)

Giọng thơ ấm áp tin yêu, chân thật của Bằng Việt được phát huy trên mảng hiện thực rộng lớn của cuộc sống.

Từ năm 1983 đến 1990, Bằng Việt đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký Hội Văn nghệ Hà Nội, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa III). Trong vòng ba năm, Bằng Việt cho ra đời hai tập thơ và một tập tuyển nhân kỷ niệm 25 năm cầm bút của mình: Khoảng cách giữa lời (1977), Cát sáng (in

chung cùng Vũ Quần Phương - 1985) và Bếp lửa – Khoảng trời (Tuyển, 1986).

Khoảng cách giữa lời gồm 15 bài thơ và một ký sự thơ “Đường Trường Sơn – cảnh và người”. Nhìn chung, các bài thơ đều phản ánh đặc điểm chung

của thơ ca trữ tình những năm 80: đó là hành trình trở về với cái tôi cá nhân, mở ra một thế giới nội tâm với muôn vàn sắc thái, những vấn đề nhân sinh, thế sự,… Thơ Bằng Việt trong tập này như trầm tĩnh hơn trước cuộc sống, chất triết lý sâu đậm hơn. Các bài thơ mở ra nhiều khoảng lặng, mang những suy nghĩ băn khoăn về thực tế đời thường, số phận con người, tình yêu và nghệ thuật: Đích, Khoảng cách giữa lời, Thời đại của tốc độ lớn, Thời lá đỏ,

Trò chuyện với thành phố của đời mình, Giao hưởng số chín, Đỉnh Prômêtê, Plixétxcaia,… Lời thơ giản dị, hàm súc hơn so với các tập thơ trước. Có lẽ bởi

Bằng Việt trăn trở nhiều về “Khoảng cách giữa lời”:

Ngay ở chỗ lẽ ra cần nói ngắn Bao lần em lẳng lặng

Đủ khiến tôi bàng hoàng”

Với những cảm xúc tươi trẻ và nồng nàn về tình yêu, Cát sáng (1985) – tập thơ in chung với Vũ Quần Phương, tập hợp nhiều bài thơ tình được sáng tác từ trước, đã và chưa công bố. Bên cạnh những câu thơ say đắm thủa yêu đầu còn có những vần thơ sâu lắng, đầy trân trọng của một hồn thơ tình yêu đã chín: Những điều giản dị, Nghĩ lại về Pauxtốpxki, Viết cho em dọc đường

Trường Sơn, Thơ tình ngày biển động,…

Từ năm 1991 đến năm 2000, Bằng Việt tham gia công tác trong tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội với cương vị là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân. Mặc dù rất bận rộn khi “dấn thân trong hoạt động xã hội” nhưng Bằng Việt vẫn viết thơ như một niềm đam mê không thể thiếu. Hà Nội – nơi Bằng Việt coi như thành phố của đời mình, trái tim mình đã tiếp sức cho mạch sáng tác thơ của tác giả Bếp lửa – Khoảng trời. Ông cho ra mắt bạn đọc tập thơ thứ bảy: Phía nửa mặt trăng chìm (1995). Tiếp nối cảm xúc về tình yêu của Cát sáng, Phía nửa mặt trăng chìm ra mắt bạn đọc khi Bằng Việt đã có 30 năm cầm bút. Tập thơ được chia thành 3 phần theo từng chặng cuộc đời sáng tác của tác giả: Những rung động đầu đời (1959 - 1964), Tột cùng gian truân, tột

cùng hạnh phúc (1964 - 1973) và Thơ tình viết muộn (1973 - 1991). Tập thơ tuyển này là bức chân dung tự họa của Bằng Việt, rất chân thành, hồn hậu. Sự trưởng thành của hồn thơ bắt nguồn từ những mê say, nồng nhiệt của những rung động đầu đời: Em có còn lại nhớ nữa không em - Ngày nắng ngày mưa bụi lầm gót đỏ - Hoa tím ngát thở dồn trong ngọn gió - Ta đã mất gì suốt tuổi nhỏ trong nhau?... (Không đề)

Đến những suy nghĩ đầy trách nhiệm của một công dân, một nhà thơ trẻ khi bước vào cuộc kháng chiến ái quốc vĩ đại của dân tộc: Anh muốn kêu lên -

hạnh phúc); và cả nỗi băn khoăn, đau đáu của người nghệ sĩ giữa đời thường

về trách nhiệm, lương tâm của mình: Thơ có giống như em giữa cuộc đời quá

tỉnh - Thơ có gì đích thực với tôi không? (Hoa tường vi)

Từ năm 2000 đến nay, Bằng Việt là Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau nhiều biến cố thăng trầm của cuộc đời, vào độ tuổi ngày đã

đứng trưa, tác giả Bếp lửa vẫn dồi dào sức sáng tạo khi xuất bản tập thơ thứ

tám “Ném câu thơ vào gió”(2001) và một tập thơ tuyển Thơ Bằng Việt

(2001). Điều đó chứng tỏ ông vô cùng gắn bó với thơ và hơn nữa, hồn thơ Bằng Việt cũng chín dần với thời gian, đúng như nhà phê bình Trịnh Thanh Sơn nhận xét trong “Dọc cánh đồng thơ”: “Trở lại với thơ, Bằng Việt vẫn là Bằng Việt của ngày xưa, đằm thắm, dịu dàng, tài hoa, sâu lắng. Nhưng bây giờ, khi đã hóa thủy tinh, dường như anh càng trong sáng hơn.” [36, tr.174].

Tập Ném câu thơ vào gió gồm 45 bài thơ. Cuộc đời trải rộng trong thơ Bằng

Việt với nhiều cung bậc hơn. Tác giả có một độ chín về tuổi đời, tuổi nghề, mang trong lòng nhiều hơn những trải nghiệm. “Ta bắt gặp lại một thi sĩ Bằng Việt của ngày xưa, của hôm nào, nhưng là Bằng Việt của hôm nay, thâm trầm hơn rất nhiều chiêm nghiệm và từng trải” [37, tr.7]

Ta nhận thấy Bằng Việt ở tuổi giữa chừng, ngày đã đứng trưa rất yên tĩnh và thức tỉnh, nhìn thấu và bình tâm:

Yên tĩnh thế, khiến lòng run rẩy mãi Phút giây thiêng thức tỉnh lại bao điều, Nhìn thấu suốt nhỏ nhen và vĩ đại Càng bình tâm rõi tới đích mình theo!

(Ngày đã đứng trưa)

Tập thơ cũng mang những hoài niệm, buồn thương, sự xót xa và cả cách đánh giá có tầm nhìn văn hóa sâu sắc về các giá trị đang có nhiều biến động của thời đại. Giọng thơ suy tưởng đậm chất triết lý pha chút tự trào là điểm nổi bật trong tập thơ này. Các bài tiêu biểu gồm có: Rồi sẽ tới, Em và tôi,

Muộn, Lặng lẽ, Nghìn trùng quay lại, Tự sự, Casablanca, Nghệ thuật thu nhỏ, Vườn Nhật Bản,…

Thơ trữ tình (2002) là một tập thơ tình yêu của Bằng Việt. Tình yêu

được Bằng Việt cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, giàu chất trí tuệ tài hoa. Lời thơ hàm súc, kết tinh nhiều triết lý bất ngờ, sâu sắc. Nhớ, Cứ như không, Bài

học từ cây, Ngẫu nhiên và tất nhiên,…là những bài thật sự có sức lay động

nơi trái tim người đọc. Ta nhận thấy Bằng Việt của “tuổi giữa chừng” vẫn rất say đắm, duyên dáng và tình tứ trong tình yêu.

Tháng 6 năm 2003, sau hành trình 40 năm làm thơ cùng song hành với lịch sử dân tộc qua hai cuộc chiến tranh và những năm tháng hòa bình, Bằng Việt ra mắt độc giả tập thơ tuyển: Thơ Bằng Việt 1961 -2001 (2003) gồm 135 bài. Sau 40 năm làm thơ, năm 2003, tuyển tập Thơ Bằng Việt (1961 - 2001)

ra đời như một dấu mốc kỷ niệm được tác giả chọn lọc rất tỉ mỉ, công phu và tâm huyết. Tuyển tập được chia thành ba phần với ba chủ đề: Chứng tích một

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)